Trở thành cha thành mẹ thì dễ, làm cha mẹ tốt thì không dễ chút nào. Nuôi con đã khó, dạy con còn khó hơn. Nếu một ngày nào đó cha mẹ bỗng nhận ra con cái mình trở nên khó bảo, xa cách thì có nghĩa là cha mẹ đã không đủ gần gũi con để thấu hiểu.

Sau đây là những bí quyết có thể giúp chúng ta trở thành những người cha người mẹ tốt hơn:

1. Học cách lắng nghe

아이의 말을 중간에 끊지 마세요
Đừng ngắt lời con giữa chừng

Thông thường cha mẹ nghĩ rằng mình chỉ cần nói, còn nghe lời là việc của con. Những mong muốn, những quy tắc, những yêu cầu luôn luôn được đưa ra một cách cứng nhắc mà không cần để ý con mình thực sự muốn gì, có đủ khả năng để thực hiện nó hay không.

Hãy lắng nghe con cái, nghe để hiểu, để đồng cảm và để làm một người bạn tâm tình, đồng hành cùng con.

2. Ánh nhìn nói lên tất cả

따뜻한 눈길로 바라봐주세요
Hãy nhìn con bằng ánh mắt ấm áp

Đôi mắt được gọi là cửa sổ tâm hồn, trong ảnh nhìn như chứa đựng cảm xúc.

Trẻ thường chăm chú nhìn vào mắt cha mẹ để cố gắng đồng cảm với những cảm xúc từ ánh mắt đó. Dù cho cha mẹ có tỏ ra điềm tĩnh, nhưng nếu trong tâm họ có sự bất an, điều đó sẽ hiện lên trong ánh mắt, khiến cho con cũng thấy bất an theo.

Tương tự như vậy, mối quan hệ trong gia đình đang bất hòa, cảm xúc lo lắng của cha mẹ sẽ truyền đến con thông qua ánh nhìn, sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách của con.

Cha mẹ cũng cần học cách đồng cảm với con qua ánh nhìn. Dù trông con có vẻ vui đi nữa nhưng cũng có những lúc trong ánh mắt con có sự bất an. Những lúc như vậy, bạn hãy đến gần con, ôm chặt lấy con và dùng hơi ấm cơ thể của mình để xóa bỏ nỗi lo của con.

3. Giữ thể diện cho con

여러 사람 앞에서 나무라지 마세요
Đừng mắng con trước mặt nhiều người

Nếu con bạn không nghe lời hoặc mắc lỗi, bạn có quyền dạy dỗ nhắc nhở con nhưng đừng mắng con ở chỗ đông người, nhất là trước mặt họ hàng hoặc bạn bè của con.

Hãy cố gắng nín nhịn, về nhà nhắc lại và chỉ rõ nguyên nhân con không nên làm thế một cách nghiêm khắc. Trẻ nhỏ cũng biết xấu hổ, và nếu bạn cố tình “bôi xấu” con trước mặt người khác, thứ bạn nhận lại sau đó có thể là sự chống đối vì tính hiếu thắng và lì lợm của trẻ.

4. Không dùng vũ lực

때리지 마세요
Đừng đánh con

Trong hàng trăm ý kiến tranh luận về đòn roi, rất nhiều sự đồng tình nên phạt đòn khi con quá vô kỷ luật. Nhưng cũng nhiều phân tích rằng dạy con không có công thức chung, hãy chọn cách riêng. Nếu đánh con, đừng đánh chỉ để hả “cục tức”.

Có nhiều cha mẹ hiện nay không muốn dạy con bằng đòn roi, nhưng điều đáng bàn là thấy con hư, không răn đe bằng roi vọt và cũng không biết dạy bằng kiểu gì.

Cha mẹ cần hiểu rằng, ngoài đòn roi để răn đe con, chúng ta vẫn có nhiều biện pháp khác. Chẳng hạn như bắt trẻ dọn phòng, lau nhà, úp mặt vào tường, bắt ngồi một chỗ theo thời gian phạt, cắt phần tiền quà vặt…

5. Rèn cho con tính tự lập

아이의 일을 대신 해주지 마세요
Đừng làm thay cho con những việc con phải làm

Rèn luyện tính tự lập cho con ngay từ khi còn nhỏ là một bí quyết quan trọng trong quá trình dạy con ngoan của những ai làm cha, làm mẹ. Bởi tự lập là nền tảng của nhiều phẩm chất tốt sau này, kích thích lòng ham học hỏi, ưa khám phá, tính kỷ luật, tinh thần không ngại khó khăn, khả năng sáng tạo và tư duy logic cho trẻ

Từ khi bé còn nhỏ, việc đầu tiên của bé là chơi và ăn. Trong hai việc đó cha mẹ có thể dạy con vô vàn những kỹ năng tự lập. Chính từ những việc nhỏ đó thôi, khi lớn lên trẻ sẽ biết tự tìm và làm khi chúng có nhu cầu.

Hãy cho bé tự xúc ăn từ khi bé có thể cầm thìa, bé tự ăn hoa quả mà bé thích, tự ăn những món ăn bé thích (chấp nhận việc bé dây bẩn ra quần áo). Cha mẹ có thể ngồi cạnh, động viên và hướng dẫn trẻ cách ăn, cách sử dụng đồ ăn một cách đúng đắn.

Khi bé lớn thêm chút nữa, cha mẹ có thể khuyến khích và cho trẻ thử làm những việc vừa sức. Chẳng hạn tự đi lấy nước, tự dọn dẹp đồ chơi,tự lau mặt… Đừng làm thay con tất cả mọi việc.

Nếu có thể hãy sắp xếp một “công việc” cụ thể cho bé. Ví dụ khi chuẩn bị ăn, bé sẽ phải tự lấy muỗng, khi đi tắm, bé phải tự chọn và lấy quần áo…, dần dần trẻ nhận ra mình có thể tự làm nhiều việc và sẽ rất hào hứng với điều đó.

6. Dạy con về sự lễ phép

버릇없이 키우지 마세요
Đừng để con trở thành đứa trẻ vô lễ

Đến cả người lớn, nhiều người còn không biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. Có thể là do họ không quen nhận lỗi về mình và không hiểu như thế nào là đúng sai. Ngay từ bé, trong mỗi tình huống cha mẹ hãy chỉ cho con ở trường hợp nào cần nói cảm ơn và lúc nào nên nói xin lỗi. Khi con ý thức được điều đó, tự khắc con sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan và biết điều.

Ngoài ra, việc chào hỏi không phải là một công thức. Cha mẹ khi dạy con lễ phép với người lớn phải dạy cả việc tại sao mình phải tôn trọng họ, họ đáng được con tôn trọng ra sao… Như thế, việc chào hỏi của con sẽ không là bắt buộc mà là sự kính trọng và từ những chân thành. Hãy nói với con rằng: “Một lời chào hỏi kèm nụ cười của con sẽ khiến mọi người thấy vui vẻ, thoải mái hơn đó!”

7. Chỉ nói những điều thực hiện được

지키지 못할 약속은 절대 하지 마세요
Đừng hứa suông với con

Lời hứa của người lớn, đặc biệt là cha mẹ với con cái là những lời hứa thể hiện tình cảm chân thực, lòng tin và hướng tới một điều gì đó cụ thể có thể thực hiện được. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ hay hứa suông và xem việc này rất bình thường, điều đó càng nguy hiểm khi kỳ vọng ở trẻ thành thất vọng. Chính vì vậy, cân nhắc kỹ càng trước khi hứa với trẻ và hứa chuyện có khả năng thực hiện được.

Có trường hợp khi trẻ muốn được đáp ứng yêu cầu của lời hứa thì cha mẹ trách mắng, dọa nạt, nổi khùng, thậm chí đánh đập con cái… Điều này càng làm đậm thêm những vết đen trong đời sống tâm hồn. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng trầm cảm hay tự kỷ… ở trẻ.

Vì vậy, từ lời nói đến việc làm phải thống nhất, đã hứa thì nhất định làm bằng được, đừng bao giờ làm cho trẻ mất lòng tin chỉ vì lời hứa suông.

8. Cha mẹ cũng lần đầu làm cha, làm mẹ

자녀에게 하는 사과 부끄러워 마세요
Đừng xấu hổ khi xin lỗi con

Khi phụ huynh cảm thấy đã làm điều gì đó không đúng, hãy tới gặp và nói lời xin lỗi con về điều đó. Chúng ta không cần cảm thấy xấu hổ về điều này. Với cách này, trẻ sẽ học tập hành động này của ba mẹ.

Một điều cực kì không nên làm là ép buộc trẻ phải nói xin lỗi mình, điều này sẽ chỉ khiến trẻ đưa ra lời xin lỗi không thật lòng và không bao giờ học được ý nghĩa thật sự của việc xin lỗi và được tha thứ. Thay vào đó, hãy nói chuyện một cách bình tĩnh và giúp trẻ hiểu được hậu quả hành động của mình. Sau đó, bạn hỏi con rằng xin lỗi có phải việc nên làm hay không.

9. Hãy học cách kiềm chế

아이가 화낸다고 같이 화내지 마세요
Khi con cáu giận cũng đừng nổi nóng theo.

Khi con cáu giận, việc bạn nóng tính sẽ không giúp gì cả. Nếu có thể được, hãy lờ đi sự cáu giận ấy và kiềm chế cảm xúc. Việc nhớ lý do con cáu giận sẽ giúp bạn bình tĩnh.

Các bạn cũng có thể thử cách này:

  • Khi con bắt đầu vòi vĩnh, làm mình làm mẩy, hãy ôm bé vào lòng (nếu có thể), không cho bé đánh túi bụi, đồng thời đừng làm bé đau. Bạn cứ ôm bé nhưng không la mắng, chỉ đợi “cơn bão” qua đi. Cuối cùng, bé sẽ nhận ra việc cáu giận không mang lại kết quả nào.
  • Nếu có một không gian riêng, khi bé cáu giận bạn có thể đưa bé vào chỗ đó để cho bé biết là khi nguôi giận thì mới được đi ra.
  • Nếu con bạn cáu giận nơi đông người, hãy mang bé ra chỗ khác. Đừng chiều con chỉ vì có nhiều người chú ý. Điều này chỉ làm cho con hiểu là con sẽ được điều nó muốn khi cáu giận.

10. Chất lượng hơn thời lượng

아빠들은 아이와 보내는 시간의 양보다 질을 신경쓰세요
Các ông bố hãy quan tâm tới “chất lượng” hơn là “thời lượng” khi ở bên con

Cha mẹ đều cầnh dành thời gian cho con cái, nhưng người cha thường phải lo kinh tế cho gia đình, bận rộn với những mối quan hệ xã hội nên ít thời gian ở bên con hơn mẹ.

Bạn luôn nghĩ trong đầu là cần phải dành nhiều thời gian cho gia đình hơn, nhưng nhiều khi mặc dù ở bên con, nhưng bạn không hoàn toàn tập trung cho con, để những lo lắng, suy nghĩ khác làm vướng bận.

Con cái cần những khoảng thời gian có ý nghĩa cùng cha mẹ. Khi bạn dành thời gian cho con, bạn sẽ giúp con hiểu thêm về bạn, về phong cách sống cũng như những giá trị của bạn. Đó cũng chính là những lúc con sẽ giúp bạn nhìn nhận về bản thân mình tốt hơn.

Khi ở bên cạnh con, hãy tránh xa các thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad, máy tính… và những lo lắng về những dự án, công việc đang dở dang trên văn phòng. Hãy tập trung vào con, vào những câu chuyện con đang kể, những thắc mắc con đang có và tận hưởng những khoảnh khắc của trẻ thơ.

Bạn sẽ thấy thế giới con trẻ thật dễ thương, trong trẻo và bình an. Những khoảnh khắc này còn giúp bạn giảm bớt những căng thẳng trong công việc và thấu hiểu giá trị của cuộc sống.

XEM THÊM: Giúp con tự bảo vệ mình bằng quy tắc 5 ngón tay

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).