Nếu nhắc đến Samsung, LG, Tous Le Jours… hầu như không ai là không biết. Nổi tiếng là vậy, phổ biến là vậy, nhưng bạn có chắc rằng mình đọc tên các thương hiệu này đúng vanh vách và hiểu ý nghĩa của nó không?

Chaebol: Công thức đưa Hàn Quốc thoát khỏi đói nghèo

1. Samsung

Thương hiệu toàn cầu này đọc đúng phải là Sam-Sơng nhé. Đây là thương hiệu nổi tiếng toàn được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, được khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ.

Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn – tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol.

Từ thập kỉ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

2. Hyundai Motors

Đây là công ty sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc, đứng thứ hai của châu Á sau Toyota và hãng xe lớn thứ 4 trên thế giới sau General Motors, Volkswagen Group và Toyota trong năm 2011. 

Tập đoàn được thành lập sau khi mua lại 51% cổ phần của công ty ôtô lớn thứ 2 tại Hàn Quốc là Kia Motors bởi Hyundai Motor Company năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Hyundai nắm giữ 33.88% của Kia Motors.

10 Xe ôtô bán chạy nhất ở Hàn Quốc

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

3. Hanhwa

Hanwha (Korean: 한화) là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc. Được thành lập vào năm 1952 với tên gọi là Korea Explosives Inc (한국화약 주식회사), sau đó đã phát triển trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành từ đa dạng hóanguồn vốn trải từ lĩnh vực vật liệu nổ lan sang bán lẻ và các dịch vụ tài chính.

Hanwha hiện diện tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Malaysia, Hoa Kỳ. Các nhà máy sản xuất ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Malaysia và nhiều chi nhánh bán hàng tại Hàn Quốc, Úc, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hoa Kỳ.

63 Building, trụ sở của Hanhwa, biểu tượng du lịch của thủ đô Seoul

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

4. SK

SK Group (Hangul: SK그룹, 에스케이그룹) là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc đứng thứ vị trí thứ 4 trong top 10 ở Hàn Quốc.

SK là một tập đoàn đa ngành với các quy mô hoạt động như công nghệ viễn thông (SK Telecom), sản xuất đĩa nhạc và phim (hiện đang hợp tác cùng 3 công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc SM, YG và JYP), điều chế dược phẩm (SK là nhà phân phối thuốc lớn nhất ở Hàn Quốc và thường xuyên cung cấp miễn phí cho người dân ở Bắc Hàn hàng năm), khai thác vận chuyển dầu khí, kinh doanh bất động sản, khách sạn và trung tâm thượng mại (Coex Mall đang được điều hành bởi SK).

Thư viện Starfield ở COEX, địa điểm chụp ảnh sang chảnh phải đến

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

5. Posco

POSCO (tên gọi trước đây là Pohang Iron and Steel Company có nghĩa là Công ty Sắt và thép Pohang) là một công ty đa quốc gia chuyên sản xuất thép có trụ sở chính tại thành phố Pohang, Hàn Quốc.

Năm 2010, POSCO đã từng là công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới theo giá trị thị trường. Sản lượng của công ty này đạt 39.1 triệu tấn thép thô trong năm 2011, biến POSCO trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ tư thế giới.

Hiện nay, ngoài sản xuất sắt thép, POSCO cũng có mặt trong thiết kế xây dựng và xây dựng, với một số công trình như Diamond Plaza.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH Posco Việt Nam thuộc tập đoàn POSCO với nhà máy sản xuất đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ II, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu cũng là một trong những công ty sản xuất thép hàng đầu, chiếm thị phần lớn trong nước.

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

6. KIA

Tập đoàn KIA (KIΛ) có trụ sở chính tại Seoul, là công ty sản xuất ôtô lớn thứ 2 tại Hàn Quốc sau Hyundai với doanh thu hơn 2.7 triệu chiếc năm 2012 và gần 2.75 triệu xe năm 2013. Tính đến tháng 12 năm 2013. Đây là công ty thuộc sở hữu của Tập đoàn Hyundai nắm giữ tới 33.88% cổ phần.

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

7. LG

LG là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc (LG Group), các sản phẩm chính của tập đoàn gồm hàng điện tử, điện thoại và sản phẩm dầu khí. Tập đoàn này có những công ty con quan trọng như LG Electronics và LG Chemical.

Được ông Koo In Hwoi thành lập vào năm 1947 với tên ban đầu là Lucky-Goldstar (ngôi sao vàng may mắn), sau đó được rút gọn theo dạng viết tắt thành LG vào năm 1995.

LG cũng là tên viết tắt của Lucky Geumseong (럭키금성) tại Hàn Quốc, từ này dịch sang tiếng Hán Việt là Lạc Hỷ Kim Tinh.

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

8. CJ

CJ Group (Hangul: CJ 그룹) là một tập đoàn của Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul. Hoạt động trong nhiều ngành nghề: thực phẩm và dịch vụ đồ ăn, dược phẩm và công nghệ sinh học, giải trí và truyền thông, mua sắm tại nhà và hậu cần. CJ Group ban đầu là một chi nhánh của Samsung cho đến khi tách ra trong những năm 1990.

Các công ty con của CJ đáng chú ý gồm Mnet Media (âm nhạc), CJ Entertainment (nhà phân phối và sản xuất phim lớn nhất Hàn Quốc) và CJ CGV (chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất nước).

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

9. Shinhan

Shinhan Bank là ngân hàng có trụ sở chính ở quận Junggu, Seoul. Trong lịch sử, đây là ngân hàng đầu tiên được thành lập tại Hàn Quốc dưới tên Hanseong Bank vào năm 1897 và được thành lập lại vào năm 1982.

Đây là một phần của tập đoàn tài chính Shinhan. Ngân hàng Jeju, ngân hàng Chohung (đã sát nhập với ngân hàng Shinhan ngày 1/4/2006) và ngân hàng Shinhan đều nằm dưới sự quản lý của tập đoàn tài chính này.

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

10. Chilsung

Chilsung (Thất tinh, 7 ngôi sao) là thương hiệu nước uống có ga nổi tiếng tại Hàn Quốc. Vào những năm 50,60, khi Hàn Quốc còn nghèo đói, người ta chỉ có thể uống nướt ngọt Chilsung vào những dịp đặc biệt như đi dã ngoại, đại hội thể dục thể thao toàn trường.

Hiện nay thương hiệu chính thức của loại nước ngọt này là Lotte Chilsung.

Những điều chưa biết về toà tháp khổng lồ Lotte Tower cao nhất Hàn Quốc

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

11. Tous Les Jours

Tous Les Jours (뚜레쥬르) là thương hiệu của chuỗi cửa hàng bánh ngọt tại Hàn Quốc của CJ Foodville, công ty con trực thuộc Tập đoàn CJ. Tous les Jours là cụm từ tiếng Pháp, phiên âm tiếng Việt như “Tu lê ju (gờ)”, có nghĩa là “mỗi ngày”.

Tous Les Jours mang phong cách Pháp và Á Đông, hiện đã có 1.300 chi nhánh ở Mỹ và châu Á.

Ý nghĩa các thương hiệu Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).