EIU (Trung tâm Tham vấn kinh tế của Anh) đã tiến hành khảo sát chi phí sinh hoạt trên thế giới trong 30 năm qua dựa trên giá cả của hơn 150 mặt hàng tại 133 thành phố trên toàn cầu, từ thực phẩm, đồ vệ sinh, hỗ trợ việc nhà, quần áo, chi phí di chuyển và hóa đơn điện nước.

Nếu xét theo danh mục, các thành phố châu Á có xu hướng mua sắm đắt đỏ hơn, trong khi các thành phố châu Âu có chi phí đắt đỏ nhất về nhà ở, chăm sóc cá nhân và giải trí.

Dưới đây là danh sách những mặt hàng được cho là đặc biệt đắt đỏ của Hàn Quốc trong cộng đồng người nước ngoài.

Giá bánh ngọt đắt nhất thế giới

Seoul là thành phố có giá bánh ngọt đắt đỏ nhất với mức giá trung bình là 15.59 USD/kg trong khi New York đứng vị trí thứ hai chỉ sở hữu mức giá bánh ngọt trung bình là 8.33 USD.

Nếu bạn đến các tiệm bánh nhượng quyền franchise hay quán cà phê bất kì, có thể dễ dàng thấy giá của một miếng bánh ngọt có giá lên đến 6.000 KRW ~ 7.000 KRW (120.000VND ~ 140.000VND).

Không chỉ người nước ngoài khi đến Hàn Quốc cảm thấy giá bánh ngọt đắt mà ngay cả người Hàn cũng thú nhận rằng giá bánh ngọt khiến khiến họ phải lưỡng lự mỗi khi thanh toán.

Giá sữa của Hàn Quốc đắt gấp 3 lần của Đức

Nick – nhân vật xuất hiện với tư cách là đại diện của Đức tại chương trình “Hội nghị bất thường”(비정상회담) của Đài truyền hình cáp JTBC có phát biểu trong một tập phát sóng rằng: “Khi ở Đức tôi thường ăn ngũ cốc mỗi sáng nhưng sau khi đến Hàn Quốc không dám giữ thói quen này nữa vì sữa và các sản phẩm từ sữa ở Hàn quá đắt”.

Thực tế là theo kết quả một khảo sát, giá 1 lít sữa ở Hàn Quốc là khoảng 2.616 KRW, đắt gấp ba lần sữa của Đức chỉ có giá khoảng 890 KRW.

Thậm chí giá 1 lít sữa ở Thụy Sĩ – đất nước nổi tiếng với giá cả “cắt cổ” cũng vào rơi vào khoảng 2.000 KRW.

Giá trái cây đắt hơn cả thành phố đắt đỏ nhất

Người Hàn Quốc mỗi lần đi du lịch nước ngoài đều phải ngạc nhiên vì giá trái cây ở nước ngoài quá rẻ so với thị trường trong nước. Ngược lại, người nước ngoài đến Hàn Quốc lại rất ngạc nhiên vì giá trái cây ở Hàn Quốc quá cao.

Lấy ví dụ đại diện bằng giá một quả táo, tại Hàn Quốc, 1 kg táo có giá khoảng 6.36 USD gần gấp đôi với thành phố đắt nhất thế giới Singapore chỉ có giá khoảng 3.28 USD và Paris là 3.29 USD.

Bạn đã cảm nhận được giá trái cây của Hàn Quốc đắt như thế nào chưa?

Giá gạo đắt hơn cả thành phố không ngủ Hồng Kông

Ở Hàn Quốc, giá gạo cũng đắt như giá trái cây. Lucky – thành viên đại diện cho Ấn Độ tại chương trình “Hội nghị bất thường”(비정상회담) cho biết: “Các sản phẩm nông nghiệp như khoai tây và gạo tại Hàn Quốc đặc biệt đắt đỏ”.

Đây là một câu nói hoàn toàn dễ hiểu vì tại Ấn Độ, giá 1kg gạo chưa đến 1.000 KRW và tại Hàn Quốc là khoảng 4.723 KRW.

Không cần so sánh với các nước xa xôi, Hồng Kông đứng đầu trong bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giới cũng chỉ có giá bằng một nửa Hàn Quốc là 2.495 KRW.

Hàn Quốc uống cà phê nhiều bất chấp giá đắt như thế nào?

Ai cũng biết người Hàn Quốc nổi tiếng với lượng tiêu thụ cà phê. Nhưng bạn có biết rằng giá cà phê tại Hàn Quốc còn đắt hơn cả Ý đất nước sở hữu sự tự hào về văn hóa cà phê và Mỹ quê hương của nhãn hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks?

So với giá cappuccino ở Hàn Quốc là khoảng 4.956 KRW, giá của món đồ uống này chỉ là 1.600 KRW ở Ý.

Với cùng hãng Starbucks, giá của một cốc latte ở Hàn Quốc năm 2017 là 3.76 USD trong khi ở Mỹ có giá rẻ hơn là 3.45 USD. Không ít người nước ngoài thừa nhận là đã giật mình lần đầu tiên nhìn thấy giá cà phê của Hàn Quốc.

Giá bia của Hàn Quốc đắt hơn mức trung bình ở thế giới

Khó có thể so sánh “tình yêu” dành cho bia ở đâu lớn hơn vì có rất nhiều loại bia nổi tiếng đến từ nước ngoài. Nhưng với cái giá để trả cho một cốc bia thì có thể chắc chắn là giá bia của Hàn Quốc không thua gì nước ngoài.

Tính đến năm 2017, giá trung bình của 500ml bia tại Hàn Quốc là khoảng 4.500 KRW, cao hơn so mức trung bình là 4.000 KRW của các quốc gia khác.

Không chỉ bia sản xuất trong nội địa mà bia nhập khẩu đặc biệt được bán với giá rất đắt. Theo một khảo sát vào năm 2016, doanh số bán bia Heineken tại Hàn Quốc là 2.016 KRW đắt gấp khoảng 2.9 lần giá bia được bán tại nội địa Hà Lan là 729 KRW và bia Miller của Mỹ được bán với mức giá 2.203 KRW cao hơn 2.3 lần so với giá nội địa đắt hơn 960 KRW.

Ngoài việc đánh giá về giá cả đắt đỏ của các mặt hàng thực phẩm ở Hàn Quốc nhưng ở mặt khác, người nước ngoài cũng có những nhận xét tích cực rằng đi ăn hàng ở Hàn Quốc không quá đắt.

Cộng đồng người nước ngoài cho biết Hàn Quốc thật tuyệt vời khi đi ăn được phục vụ rất nhiều các món ăn kèm, được uống nước miễn phí và không có văn hóa tiền tip.

Một điều tra năm 2019 cũng chỉ ra rằng chi phí sinh hoạt nói chung ở thủ đô Seoul Hàn Quốc đặc biệt đắt đỏ, đứng thứ 4 thế giới và chỉ có giá vé tàu điện ngầm là vô cùng rẻ.

XEM THÊM:

author-avatar

About Ngọc Vũ

Kết nối với Hàn Quốc như một cái duyên và gắn bó cùng Hàn Quốc như một định mệnh. Quan tâm tới văn hoá, xã hội, các tin tức thời sự và mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).