Ngày 5/1/2020, tại trụ sở Quốc hội Hàn Quốc, 8 nghị sĩ của đảng Tương lai chính nghĩa đã chính thức tuyên bố rời đảng cũ để thành lập một đang mới có tên là Đảng bảo thủ mới (새로운보수당).

Người dẫn đầu nhóm nghị sĩ 8 người này là nghị sĩ Yoo Seung Min cho biết sẽ nỗ lực để biến 8 ghế hiện nay thành 80 ghế sau cuộc bầu cử Nghị sĩ quốc hội tháng 4 sắp tới.

Hiện tại, đảng Bảo thủ mới đang là đảng lớn thứ 4 trong Quốc hội Hàn Quốc sau đảng Dân chủ đồng hành (129 ghế), đảng Hàn Quốc Tự do (108 ghế), và đảng Tương lai chính nghĩa (20 ghế).

Dư luận Hàn Quốc đang quan tâm liệu đảng này sẽ lựa chọn con đường “tự sinh tồn” hay hợp nhất với đảng Hàn Quốc Tự do hoặc với cựu Nghị sĩ Ahn Cheol Soo, người mới tuyên bố quay lại hoạt động chính trị.

XEM THÊM: Moon Jae In chỉ định Bộ trưởng Tư pháp mới không thông qua kiểm tra tư cách đạo đức, chính trường Hàn Quốc lại dậy sóng?

Khi đề cập tới khuynh hướng “Bảo thủ” (보수), nhiều người sẽ thắc mắc: Rõ ràng “Bảo thủ” là không tốt, tại sao lại được lấy làm tên đang và trở thành khuynh hướng chính trị tại Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia trên thế giới?

Thuật ngữ “bảo thủ” xuất phát từ tiếng Latinh “conservāre” (tiếng Anh: conserve, tiếng Pháp: conserver, dịch ra tiếng Viêt: bảo tồn, bảo thủ) có nghĩa là duy trì, bảo tồn khỏi bị mất mát hay bị tổn hại. Các từ này có thể được hiểu theo nghĩa tích cực hoặc tiêu cực.

Trong tiếng Việt, “bảo tồn” và “bảo thủ” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Bảo tồn là bảo vệ, giữ gìn những giá trị, những gì tốt đẹp; còn bảo thủ là duy trì, bảo vệ những gì đã lạc hậu, lỗi thời. Như vậy, thuật ngữ “chủ nghĩa bảo thủ” trong tiếng Việt chỉ được hiểu theo nghĩa tiêu cực.

Tuy nhiên, trong tiếng nước ngoài, các thuật ngữ “conservatism” (tiếng Anh); “conservatisme” (tiếng Pháp), dịch ra tiếng Việt là “chủ nghĩa bảo thủ”, được nhiều đảng chính trị trên thế giới sử dụng để chỉ lập trường chính trị của mình với nghĩa tích cực là duy trì, bảo tồn những giá trị, những truyền thống, những thiết chế (chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, v.v.) đã được thử thách trong lịch sử và chống lại những sự thay đổi căn bản.

Tuy nhiên, các khuynh hướng chính trị đối lập với chủ nghĩa bảo thủ thì thường hiểu lập trường chính trị, tư tưởng này với nghĩa tiêu cực là bảo vệ, duy trì những yếu tố đã lạc hậu, lỗi thời, chống lại tiến bộ lịch sử.

Sở dĩ chủ nghĩa bảo thủ và các đảng bảo thủ vẫn còn được quần chúng ở nhiều nước trên thế giới ủng hộ vì một số lý do, trong đó có phản ứng của quần chúng trước những biến đổi tiêu cực trong xã hội do chủ nghĩa tư bản gây ra.

Chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường của nó đã và đang làm mất đi nhiều truyền thống quy giá, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của các dân tộc, do đó người dân có khuynh hướng muốn duy trì những truyền thống, tập quán, thiết chế đã qua thử thách trong lịch sử, kể cả hình thức nhà nước, tôn giáo, gia đình đã từng tồn tại trong chế độ phong kiến.

Người dân thường do dự trước khi chấp nhận những cái mới, do đó chỉ chấp nhận những thay đổi dần dần chống lại những thay đổi mang tính bước ngoặt.

XEM THÊM: Lương của các nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc là bao nhiêu?

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).