Khi “Parasite – Ký Sinh Trùng” đọat giải Oscar danh giá tạo nên tiếng vang trên toàn cầu, cũng là lúc những chi tiết tuy nhỏ mà hấp dẫn trong phim đang càn quét trên mạng xã hội Hàn Quốc và thế giới.

Bài hát được gọi là “Jessica Jingle” khi nhân vật Ki Jung (Park So Dam) hát với anh trai Ki Woo (Choi Woo Shik), để học thuộc và ghi nhớ danh tính giả của cô ấy trước khi bấm chuông cửa của một gia đình giàu có.

Cặp anh em lắm mưu này đã nói chuyện giả dối, ngọt ngào với ông bà Park, để họ và cha mẹ mình được thuê vào làm cho gia đình giàu có này.

“Jessica, Only Child, Illinois, Chicago”, hai anh em hát trước cửa biệt thự cao cấp mà mình mơ ước được bước chân vào.

Câu hát dài 6 giây được dựa trên bài hát trẻ em nổi tiếng Dokdo is our land – Dokdo là vùng đất của chúng ta. Giai điệu này thường được các học sinh Hàn Quốc chế tác lại với lời bài hát là những thông tin mà họ cần phải ghi nhớ.

Đạo diễn Bong Joon Ho đã viết đoạn nhạc này cho Jessica, trong khi Han Jin Won – đồng tác giả của “Ký Sinh Trùng” – đã viết đoạn thứ hai và thứ ba nhưng không xuất hiện trong phim.

Nhà phân phối bộ phim tại Hoa Kỳ – NEON – đã tạo một đoạn nhạc có sẵn để khán giả có thể tải xuống làm nhạc chuông, đồng thời đăng đoạn video của Park So Dam hát “Jessica Jingle” trên Twitter.

Không dừng lại ở bài hát, công thức cho “chapaguri”, món ăn được kết hợp giữa Chapaghetti – mì tương đen ăn liền và Neoguri – mì udong cay của Hàn Quốc, cũng đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Poster parody của nhà sản xuất mỳ ăn liền Nongshim, lấy cảm hứng từ phim Ký Sinh Trùng.

Trong bộ phim, khi lái xe trở về sau chuyến cắm trại, bà Park gọi điện cho người quản gia để chuẩn bị một dĩa “chapaguri” cho cậu con trai. Người quản gia – mẹ của anh em lắm mưu – đã nấu món ăn với những miếng thịt thăn bò thượng hạng được thêm vào.

Đạo diễn Bong lý giải rằng ông cố gắng thể hiện sự phân chia giai cấp giàu và nghèo, thông qua món ăn kết hợp giữa hai loại mì ăn liền giá rẻ rất phổ biến ở Hàn Quốc.

Mỳ ăn liền được trẻ em Hàn Quốc yêu thích cho dù chúng xuất thân từ tầng lớp nào đi nữa, nhưng gia đình giàu có trong phim không thích mì chapaguri như bản chất bình thường của nó.

“Ngay cả những đứa trẻ giàu có vẫn chỉ là một đứa trẻ. Đó là lý do tại sao chúng luôn thích món ăn này. Nhưng người mẹ không thể chấp nhận sự thật rằng con trai mình ăn một món rẻ tiền như vậy. Thế nên cô ấy phải thêm thịt thăn bò vào cho phù hợp với gia thế của mình.” Đạo diễn Bong giải thích.

Không chỉ ở Hàn Quốc, mà ngay tại Việt Nam món mì “chapaguri” cũng đang làm mưa làm gió, trở thành món ăn được các bạn trẻ tìm kiếm và chia sẻ cách thực hiện sao cho đúng chuẩn Hàn Quốc.

Bạn có thấy phần kết thúc của Ký Sinh Trùng khó hiểu không? Hãy xem giải thích về những ẩn dụ của bộ phim được đạo diễn Bong Joon Ho gửi gắm trong phần kết ở đây.

XEM THÊM:

author-avatar

About Quý Vy

Từ niềm đam mê nghe nhạc K-Pop và du lịch Hàn Quốc, đã dẫn lối tâm hồn mình vào mê cung của văn hóa, ngôn ngữ, con người, thắng cảnh... và tất cả mọi thứ về đất nước Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).