Sau bê bối ép bạn gái phá thai, đến ngày 23/10/2021, trên mạng xã hội Hàn Quốc rộ tin đồn gia đình không liên lạc được với Kim Seon Ho trong nhiều ngày và anh đang phải nằm viện.

Người hâm mộ vừa lo lắng, vừa thấy tiếc nuối cho sự nghiệp diễn xuất của Kim Seon Ho sau khi tạp chí Arena Homme + Korea công khai bài phỏng vấn nam diễn viên khi vừa đóng máy bộ phim “Hometown Cha-Cha-Cha”.

Trong bài phỏng vấn này, Kim Seon Ho chủ yếu chia sẻ lại quãng thời gian 10 năm bám trụ với nghề, những trăn trở của một người diễn viên và cảm nhận về nhân vật Hong Doo Sik trong “Hometown Cha-Cha-Cha”.

Ai là người đang tham gia phỏng vấn? Kim Seon Ho hay Hong Doo Sik?

Cả hai đều là tôi nên câu trả lời cũng sẽ là màn “song kiếm hợp bích”. (cười)

Phim truyền hình “Hometown Cha-Cha-Cha” lấy bối cảnh ở thành phố Pohang, anh ấn tượng gì về thành phố này?

Ban đầu tâm trạng của tôi cũng giống với nhân vật nữ Hye Jin trong phim. Nơi quay phim đúng là đẹp và yên bình thật đấy nhưng rất buồn và vắng vẻ. Có lẽ cũng vì tôi quen sống bận rộn ở thành phố ồn ào, đông đúng rồi. Nhưng sau khi Hong Doo Sik gặp được các tiền bối ở làng chài Gong Jin thì cảm giác buồn tẻ đó đã qua đi. Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng sóng biển du dương như tiếng nhạc, tâm hồn có cảm giác như được lấp đầy.

Đó là một làng chài thực sự đúng không ạ?

Vâng, ngôi làng đó rất hẻo lánh, chỉ nghe thấy tiếng gió, tiếng sóng biển, sôi nổi hơn nữa là tiếng chào hỏi của người dân trong làng. Không có âm nhạc, cũng không có quán cà phê, thậm chí cũng không thấy có tiếng ve. Nếu ở một mình thì đúng là buồn lắm, nhưng nhờ có các tiền bối nên tôi thấy có cảm giác như đi nghỉ dưỡng vậy.

Thì chính con người mới làm sống dậy bầu không khí đúng không ạ?

Đúng rồi ạ. Qua bộ phim này, tôi càng thấm thía điều đó.

Khi xem “Hometown Cha-Cha-Cha”, tôi có cảm giác như đây là một bộ phim mang tính kích thích và rất siêu thực.

Tại sao lại siêu thực?

Những con người lương thiện sống ở một ngôi làng đẹp như trong cổ tích, những câu chuyện ấm áp – tất cả những điều đó đều siêu thực. Hơi ấm toát ra từ sự nối kết giữa các nhân vật và chính điều đó kích thích cảm xúc của tác giả. Có thể nói đây là một sự “kích thích” hoàn toàn khác với những bộ phim khác. Khán giả vẫn khao khát những bộ phim hài tình cảm thực sự, và “Hometown Cha-Cha-Cha” là một minh chứng.

Đúng vậy. Có thể nói đây là một tác phẩm chạm đúng vào “chỗ ngứa” của khán giả. Tôi vẫn nghĩ phim truyền hình là giả tưởng. Khi học diễn xuất, có ai đó đã nói: “Nếu mà diễn như thật thì sẽ như thế nào?” Nếu một diễn viên trên sân khấu đóng vai đang ngủ, mà ngủ thật thì còn gì thú vị nữa, chẳng ai muốn xem cả.

Nhưng nếu diễn viên làm điều gì đó đặc biệt như kéo gỗ, nói mê thì khán giả sẽ cười và thích thú trước diễn xuất đó. Không phải phim truyền hình là nơi ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt nhất của các nhân vật sao? Với tôi, phim truyền hình là một thế giới giả tưởng, tất cả đều nở hoa cùng một lúc. Cuộc sống ngày càng khan hiếm trí tưởng tượng nên đây là lý do khiến bộ phim được quan tâm.

Gần đây những bộ phim chủ đề gay gấn, giật gân đang hot, nhưng “Hometown Cha-Cha-Cha” dường như đang tạo nên một xu hướng mới, điều đó chứng tỏ anh rất biết chọn tác phẩm.

Khi đọc kịch bản, tôi thấy từng dòng, từng chữ đều đẹp như bài thơ. Cá nhân tôi thì muốn nó đời hơn một chút nữa. Một đồng nghiệp thì nói phim mà giống như kịch, làng Gong Jin là sân khấu, những người dân trong làng đứng trên sân khấu để kể câu chuyện của đời mình. Đó cũng không phải là những chuyện gì to tát, nhưng chỉ cần có vậy thì bản thân người diễn viên có lẽ cũng đã thấy hạnh phúc rồi.

Những vai diễn đều có lý do tồn tại riêng, không ganh đua hay đánh bại ai đó. Trong phim, chúng tôi tâm sự, nói chuyện và khuyên bảo nhau, cùng sống một cuộc sống bình dị, yên ả. Thực ra trước đây tôi cũng muốn tham gia một bộ phim như thế này.

Có nhiều bình luận gọi anh là người đàn ông vô hại, anh nghĩ gì về bình luận này?

Ôi, tôi có cảm giác như bị thọc léc vậy, và tôi sẽ sung sướng nghĩ về điều đó khi ở một mình. (cười)

Đó là một lời khen, nhưng có thể sẽ đóng khung các vai diễn của anh thì sao?

Đúng, diễn viên nào cũng lo lắng về điều này. Tôi tham gia diễn xuất chưa lâu, nhưng khi đứng trên sân khấu, có người nhìn vai diễn của tôi và nói “Không được đâu, nhìn không giống vai ác chút nào”, đó cũng là một kiểu đóng khung.

Khi nhận một vai diễn khác thì bạn sẽ gỡ cái khung cũ và lại nhận thêm một chiếc khung mới. Vì vậy, tôi không ghét bỏ những cái khung này hay suy nghĩ tiêu cực về nó. Nếu khán giả thích vai diễn tôi đang đóng thì tôi sẽ cố gắng hết sức cho vai diễn khác.

Han Ji Pyeong trong “Start Up”, Hong Doo Sik trong “Hometown Cha-Cha-Cha” đều được đánh giá hợp với hình tượng của anh, nhưng liệu có đóng khung anh vào vai diễn những người đàn ông tốt không?

Khi được khen ngợi tôi rất thích nhưng không thấy gánh nặng hay tự mãn. Tôi chỉ lo mình không làm tốt vai trò của mình trong bộ phim. Đó là gánh nặng khi không làm tròn nhiệm vụ. Khi làm diễn viên trên sân khấu kịch tôi đã nhận nhiều đánh giá và bị tổn thưởng, cũng đã suy nghĩ trong một thời gian dài. Cuối cùng tôi nhận ra, đó là sự khác biệt khi tôi chấp nhận đánh giá, nó là trận chiến tinh thần ở bên trong tôi. Đã 10 năm tôi đấu tranh như thế rồi. Bây giờ tôi trân trọng mọi lời đánh giá.

Anh đã ở Daehangno được 10 năm, cũng đóng khá nhiều phim truyền hình. Sân khấu kịch khác với sân khấu trước ống kính như thế nào?

Người ta nói bản chất của diễn xuất không khác gì nhau. Tuy nhiên, kỹ thuật có sự khác biệt rõ ràng, chính điều đó khiến tôi có thời gian bối rối và vất vả. Vì âm thanh truyền vào micrô khác với âm thanh truyền trên sân khấu nên tương tác với bạn diễn cũng khác đáng kể.

Tôi đang dần quen với việc cảm nhận tông giọng của bạn diễn để phối hợp theo. Tóm lại, diễn xuất trên sân khấu và đóng phim khác nhau về mặt kỹ thuật, nhưng bản chất phải giống nhau. Cá nhân tôi thấy mình còn thiếu sót nhiều.

Ban đầu chắc hẳn anh đã rất khó khăn vì tông diễn kịch và đóng phim khác nhau.

Đúng là rất khác. Những người giỏi thì không sao, nhưng tôi thì đôi khi bị nhầm lẫn. Có những lúc tôi bị lạc khi đang tập cho một vở kịch. Các tiền bối chế giễu tôi vì giọng yếu, không truyền tải hết được lời thoại. Một phần là do kỹ năng của tôi không hoàn hảo, nhưng diễn xuất là vấn đề của sự lựa chọn. Tôi muốn đứng trên sân khấu với một nhân vật hoàn hảo bằng cách thay đổi từ đầu đến chân, thay đổi tất cả âm thanh, âm sắc và cử chỉ. Vì tôi tham lam quá mà. Nhưng đó là lựa chọn của tôi, khi luôn bận rộn qua lại giữa sân khấu và trường quay.

Ý anh là phải lựa chọn cách diễn xuất phù hợp cho từng hoàn cảnh?

Đúng vậy, nếu chúng ta giao tiếp theo một cách khác với những gì chúng tôi đang nói trong phòng thu ngay bây giờ, thì đó là sự thăng hoa và có hiệu quả truyền đạt. Tôi đã quyết định là nghĩ khác về cùng một từ. Gọi là “kỹ thuật” thì hơi nặng nề, nên chỉ cần nghĩ “làm sao để truyền tải thông điệp này một cách hiệu quả?”.

Tất nhiên là không phải mọi cảnh quay đều cần trăn trở như thế, nếu biết nắm bắt được mạch diễn thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt chỉ cần lắng nghe tông giọng của bạn diễn và nương theo tông đó thì cuộc trò chuyện sẽ tự nhiên hơn. Cũng có người rất giỏi khi chuyển ngay lập tức được giọng sân khấu và giọng quay phim.

Vậy nếu không kịp chuyển tông thì có nghĩa là anh vẫn còn đang chìm đắm trong nhân vật của mình?

Ngày xưa có lúc tôi đã rất tự phụ khi nghĩ “Mình chuyển đổi được nhanh, có thể ngay lập tức trút bỏ được nhân vật vừa đóng”. Nhưng đó là điều không thể. Nhập thân vào nhân vật nên có những thói quen còn lại, nhiều khi trong vô thức tôi nói với mẹ bằng giọng điệu của Hong Doo Sik hay dùng giọng điệu mình chưa hề nói trong đời thực. Tôi đã đóng vai Seon Sang Tae trong phim “Chief Kim” nhiều tháng trời, đến khi đóng máy rồi mà tôi vẫn nói kiểu lơ lớ, ấp úng.

Mỗi nhân vật giống như là một vòng tròn trong thân cây vậy.

Đúng vậy, đúng là cảm giác như vậy đấy. Khi mọi thứ gấp gáp, tôi không có thời gian để suy nghĩ, có khi lôi mỗi khía cạnh của các vai diễn trước ra để lắp ghép lại với nhau. Nhưng làm thế chỉ toàn diễn hỏng. Những lúc đó tôi nói chuyện với đạo diễn để tái dựng lại nhân vật.

Dạo này anh bận lắm, không có thời gian để nghỉ ngơi đúng không?

Tôi thấy may mắn vì được giống bận rộn. Bộ phim “Hometown Cha-Cha-Cha” vừa đóng máy hôm qua. Hết bận vì phim, nhưng chắc là tôi sẽ lại bận rộn tiếp.

Nhiều việc cũng tốt nhưng liệu có nên vừa làm vừa nghỉ không?

Đúng là nên như vậy, nhưng tôi không hề thấy mệt khi đóng “Hometown Cha-Cha-Cha”. Đạo diễn quay rất nhanh, định giờ làm, giờ nghỉ rất chuẩn xác, lại rất vui vẻ nên chưa bao giờ tạo áp lực cho bất kỳ ai. Lúc nào anh ấy cũng nói chuyện nhẹ nhàng. Anh ấy còn hỏi “Seon Ho có phải đang mệt mà vẫn có cười không?”. Lúc đó tôi vừa quay xong “2 Days & 1 Night”, phải cưỡi ngựa, ngâm nước nên có hơi mệt thật. Nhưng đạo diễn cũng phải chỉnh sửa cả đêm để chuẩn bị cho buổi quay nên tôi làm sao tỏ vẻ mệt mỏi được.

Càng mệt thì tôi càng cố cười nói vui vẻ. Nói chung quay phim này tôi không hề thấy mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Đúng hơn là tôi thấy được chữa lành tâm hồn nữa.

Vậy là bộ phim đã chữa lành cho cả khán giả và người làm ra nó nữa.

Đây là bật mí thêm, khi khởi quay, tôi đã nghĩ là bất kể xếp hạng ra sao, chỉ cần vui vẻ gặp gỡ mọi người và tập trung diễn xuất là hạnh phúc rồi. Nhưng cả phim trường và đoàn làm phim đều thực sự là liều thuốc chữa lành. Tiếng sóng biển, tiếng cười nói… thật tuyệt vời. Lòng tham của người diễn viên tạm thời lắng đi, tôi đã say sưa với những niềm vui ấy.

Tôi phải xem hậu cảnh mới được. Trong phim cũng có nhiều nhật vật thú vị như học sinh cấp hai Oh Ju Ri do diễn viên Kim Min Seo thủ vai.

Min Seo có khiếu diễn bẩm sinh, tôi nhìn lần đầu là thấy bất ngờ luôn. Sao mà tự tin được như vậy? Ở giữa toàn người lớn tuổi đáng lẽ phải run chứ? Bằng tuổi Min Seo, tôi có tự tin và tinh tế được như vậy không? Trước cảnh quay, đạo diễn còn nói với tôi “Đừng để bị Min Seo lấn át nhé. Min Seo diễn giỏi quá!”.

Vậy khi bằng tuổi Min Seo anh như thế nào?

Tôi sống hướng nội, cũng vui vẻ cười nói với bạn bè nhưng ngại gặp người lạ lắm. Vào thời điểm đó tôi không bao giờ có thể diễn xuất được vì cứ ra ngoài là ăn nói ấp úng và cảm thấy không được thoải mái. Có lẽ vì tôi giống mẹ, hay xấu hổ và căng thẳng.

Có nhiều diễn viên sống hướng nội, nhưng điều này liệu có ảnh hưởng đến diễn xuất trên sân khấu không?

Thật kỳ lạ là tôi cũng từng trăn trở vì điều này. Tôi từng tự hỏi, làm sao diễn viên đó lại có năng khiếu như vậy? Mỗi người đều có nét lôi cuốn và quan điểm độc đáo của riêng mình, ví dụ như dùng những biểu hiện mới mẻ. Làm thế nào mà một người hướng nội có thể có kinh nghiệm để sử dụng từ ngữ hay biểu đạt những sắc thái cảm xúc phong phú như vậy?

Còn tôi, tôi chịu ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình, và kinh nghiệm học hỏi rất quan trọng, nó sẽ làm thành khu rừng diễn xuất cho riêng tôi. Chưa có kinh nghiệm thì phải trải nghiệm, tìm kiếm hoặc nghiên cứu để tạo ra khu rừng phong phú cho riêng mình. Đôi khi vì là người hướng nội nên nhạy cảm với cảm xúc của mọi người và nhạy cảm với lời nói, như thế sẽ sở hữu được nhiều loài cây hơn trong khu rừng của mình.

Có vẻ như với anh, diễn xuất chính là một liệu pháp?

Vâng, đúng là như vậy. Diễn xuất là thể hiện những gì tôi cảm nhận dựa trên kinh nghiệm của mình. Diễn xuất của mỗi người là khác nhau. Tôi nghĩ diễn xuất là sự giao tiếp giữa đạo diễn và diễn viên. Khi đạo diễn nói muốn diễn xuất của tôi có màu xanh lam, thì cần phải nắm bắt được ý đồ của đạo diễn.

Mỗi người có một cảm nhận khác nhau đối với màu xanh, nhưng người diễn viên sẽ thể hiện cảm xúc của mình cho phù hợp với ý đồ của đạo diễn. Hai bên giao tiếp tốt như thế nào là rất quan trọng. Các kỹ năng xã hội của tôi được cải thiện trong quá trình tôi suy nghĩ về cách giao tiếp thông qua diễn xuất. Ngoài ra, diễn xuất là điều duy nhất khiến tôi suy nghĩ và thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, đối với tôi, diễn xuất giống như một liệu pháp chữa bệnh vậy.

Giao tiếp giữa anh và biên kịch, đạo diễn của phim “Hometown Cha-Cha-Cha” rất ăn ý đúng không?

Biên kịch đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi rất nhiều, mở ra cho tôi những hướng để thử nghiệm nhiều cách diễn xuất khác nhau. Đạo diễn cũng đã khen và hưởng ứng rất nhiều. Đó là một bộ phim mà chúng tôi được khuyến khích thử nghiệm, cùng tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh.

Nhưng tại sao Hong Doo Sik lại nói trống không? Nói trống không nhưng lại không có lúc nào kịp giận nhân vật này.

Tôi đã suy nghĩ nhiều khi đọc kịch bản. Đúng là có phần nhạy cảm thật, nhưng biên kịch đã tin tưởng ủng hộ, chỉ cần tôi thấy tự tin. Chỗ nào thấy nhạy cảm quá, chúng tôi sẽ bàn bạc chỉnh sửa.

Vậy tại sao Hong Doo Sik lại nói trống không?

Nó giống như một kiểu mặt nạ của tổ trưởng Hong. Một chiếc mặt nạ để chịu đựng và sống. Ai cũng có một chiếc mặt nạ của riêng mình. Doo Sik có lẽ không muốn sống như trước nên anh ấy đã nói trống không để che giấu điều đó.

Vốn là một người tính toán, anh ấy phải thu lại một phần nào đó trong con người mình để không làm ai đó bị tổn thương. Phải giấu đi mặt tối, để lộ ra mặt sáng và tự nhủ rằng mình không sao, cứ thế rồi trở nên “mặt dày” hơn.

Hong Doo Sik khi nói thật sẽ nói trống không, trong hoàn cảnh phức tạp hoặc phải đối diện với mặt tối trong con người mình sẽ nói kính ngữ. Nếu nghĩ như vậy thì sẽ thấy Hong Doo Sik nói trống không rất thuận tai.

Không phải anh ấy không biết nói kính ngữ, mà là không muốn nói. Khi trở thành tổ trưởng Hong thì có nghĩa là không còn Hong Doo Sik trong quá khứ, anh ấy tin rằng con người nói trống không điềm nhiên như không này chính là mình của hiện tại.

Vậy hoá ra nói trống không như một cơ chế phòng vệ của Hong Doo Sik?

Đúng vậy. Có thời điểm cơ chế đó bị phá vỡ, giống như khi gặp cha của Hye Jin, tự nhiên anh ấy lại nói kính ngữ. Tôi không hiểu cảnh này nên đã gọi điện hỏi biên kịch. Sau khi nghe giải thích, tôi đã quyết định sẽ trở thành Hong Doo Sik trước đây.

Tổ trưởng Hong đúng là có nhiều mặt lạ, có phần đáng thương

Đúng, anh ấy có nhiều mặt tối. Nhưng không phải lỗi của anh ấy. Ở một khía cạnh nào đó, tôi thấy anh ấy rất đáng thương. Anh ấy bỏ chạy, muốn sống nhưng không biết phải làm cách nào, thế nên đành đeo mặt nạ và trở thành một con người hoàn toàn khác.

Chạy trốn nghĩa là muốn sống?

Đúng vậy. Anh ấy muốn sống mà. Mỗi diễn viên sẽ có cách phân tích với việc nói trống không khác nhau. Nếu nhìn nó như một cơ chế phòng vệ thì cũng thấy khá thuyết phục. Những người xung quanh sẽ nghĩ “Ơ, gã này nói bỗ bã thì mình cũng phải nói thế mới được”, thế là rào cản ban đầu sẽ bị phá vỡ. Tuy không lịch sự nhưng đây là cách khá hiệu nghiệm khi muốn tiếp cận ai đó.

Anh đã chỉ theo đuổi một con đường hơn 10 năm. Ban đầu là vì thích, nhưng có lúc thất bại, muốn bỏ cuộc thì anh sẽ dựa vào điều gì để cố gắng tiếp?

Tôi không dám bảo ai là “Hãy cố chịu đựng thêm đi”, nhưng đúng là tôi đã nếm trải đủ khổ cực rồi, tôi vừa chịu đựng lại vừa tận hưởng nó. Mỗi lúc mệt mỏi, tôi hay chạy liên tục 5 tiếng, cứ vật vã khoảng mỗi 3 ~ 4 tiếng như thế. Tôi cứ nghiền ngẫm kịch bản, đặt ra câu hỏi rồi tìm câu trả lời những chỗ chưa diễn đạt. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy đó quả là khoảng thời gian đầy nhiệt huyết.

Và bạn phải nâng niu, trân trọng, phải chấp nhận đau đớn và chịu đựng nó một cách khôn ngoan, cũng không được giấu giếm “Tôi không đau, tôi không làm được.” Bạn phải đối diện với nỗi đau và sự thiếu sót của mình một cách lạnh lùng.

Nếu khổ vì không có tiền thì cũng phải thừa nhận việc mình đang không có tiền và đang khó khăn, sau đó tìm ra điều tốt nhất mà mình có thể làm. Tôi đã từng làm thêm và kiếm được 18.000 won, một ngày ăn một bữa nhưng vẫn bám trụ được. Ngẫm lại, ngay cả lúc đó cũng có những lúc vui, không phải chỉ toàn những chuyện buồn.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).