Một phát thanh viên nổi tiếng đã tự kết liễu cuộc đời mình khi còn rất trẻ, chỉ bởi vì không chịu được những lời chỉ trích đào sâu vào cuộc sống cá nhân của cô.

Sau cái chết tức tưởi của nữ phát thanh viên, mũi rìu dư luận lại chĩa thẳng vào một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp. Họ coi cầu thủ đó là nguyên nhân khiến cô tự tử.

Những bình luận ác ý trên các trang mạng xã hội là điều mà người nổi tiếng phải đối mặt từng ngày, từng giờ. Bất kể họ có là một ngôi sao được yêu thích bao nhiêu thì cũng không tránh khỏi việc tồn tại một số lượng anfi-fan, nhiều khi là tương đương với lượng fan, thậm chí có thể còn nhiều hơn.

Các thần tượng buộc phải học cách chung sống cùng những comment, khen có, chê có, đả kích có… Người mạnh mẽ, lạc quan sẽ có thể bình thản đón nhận và đối mặt nhưng cũng có nhiều trường hợp xấu đã xảy ra vì sức chịu đựng có hạn.

Những người nổi tiếng và tài năng như Choi Jin Sil, Jung Da Bin và ca sĩ Uni đã tự sát vào năm 2007-2008. Và những bình luận tưởng vô hại kia lại chính là nguyên nhân đẩy họ vào bi kịch.

Trước khi tự tử tại nhà riêng, Choi Jin Sil đã trải qua tuổi thơ nghèo khó, cuộc hôn nhân đau khổ và tiếng oan hại chết bạn thân. Cuộc sống của nữ diễn viên là chuỗi dài bi kịch.

Những tin đồn thất thiệt bủa vây và lời vu khống trắng trợn có mức sát thương khủng khiếp, đặc biệt là với người của công chúng.

Với những người hâm mộ giới showbiz Hàn, hẳn đã từng biết đến Tablo. Tablo (tên thật là Lee Seon Woong) được liệt vào dạng của hiếm trong showbiz Hàn bởi đời tư trong sạch, thủ lĩnh của một nhóm nhạc Hiphop tiên phong có tầm ảnh hưởng quốc tế.

Anh sở hữu chỉ số IQ 160 và tấm bằng Thạc sỹ danh giá chuyên ngành ngôn ngữ Anh của trường Đại học danh tiếng Stanford (học đại học và hoàn thành bậc thạc sỹ tại Stanford chỉ trong vòng 3 năm).

Vì học lực cực đỉnh và bảng điểm xuất sắc, Tablo từng dính phải lùm xùm khi bị một nhóm antifan tố giả mạo thành tích.

Trở lại năm 2009 – 2010, dường như sự nghiệp lúc đó đang trải hoa hồng đối với Tablo. Không chỉ thành công tại sân nhà Hàn Quốc, Epik High còn là nhóm nhạc Hàn duy nhất lúc đó đạt được vị trí số 1 tại Itunes US vượt mặt cả những ông lớn Jay Z, The Black Eyed Peas hay là Kanye West…

Có thể nói, anh đã trở thành một tấm gương mẫu mực của những gia đình có truyền thống giáo dục khắt khe tại đất nước này, những đứa trẻ được khuyến khích nỗ lực theo đuổi giấc mơ như “Tablo đã làm”.

Tháng năm, 2010 – nhóm antifan online có tên TaJinYo (viết tắt của: Chúng tôi yêu cầu sự thật từ Tablo) đã dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của bảng thành tích Tablo đã gặt hái. Làm sao mà anh ta có thể vừa hoàn thành bậc đại học và bậc thạc sỹ chỉ trong vòng 3 năm?

Đại học bình thường đã khó, Stanford nằm trong những trường đại danh giá bậc nhất của hệ thống Ivy League còn không tưởng hơn? Sao anh ta không phải viết khoá luận như những sinh viên khác?

Chỉ trong một thời gian ngắn, con số thành viên của TaJinYo đã vượt mốc 100,000 (một con số khổng lồ cho việc hoạt động trên “social media” thời bấy giờ).

Những thành viên của TaJinYo không chỉ đơn thuần tấn công Tablo trên Internet, Naver, họ còn gửi email điều trần tới Stanford, tra cứu danh sách cựu sinh viên theo học tại ngôi trường danh tiếng trong khoá 1999 – 2002 để tìm cho bằng được cái tên Lee Seon Woong.

Những tưởng khi Tablo chính thức công bố bảng điểm của mình trong khoảng thời gian theo học tại Stanford thì câu chuyện sẽ dừng lại. Thế nhưng đó lại là mở đầu cho một cuộc chiến kéo dài 721 ngày giữa Tablo và một cộng đồng vĩ cuồng nấp sau bia chắn là sự vô can, không trách nhiệm của khái niệm cư dân mạng/netizen.

Vụ việc đã được kết thúc khi 2 người trong số những người tung tin đồn sai sự thật đã bị tòa án Seoul chính thức tuyên phạt 10 tháng tù giam, 6 người khác cũng bị phạt từ 8-10 tháng tù giam hoặc án treo 2 năm vì tội xúc phạm đến danh dự của Tablo, nhưng cú sốc do cư dân mạng gây ra có lẽ sẽ trở thành ám ảnh dai dẳng hết cuộc đời Tablo.

Thời điểm gần đây, những cái chết liên tiếp của ba ngôi sao Hàn Quốc Cha In Ha, Goo HaraSulli chỉ trong vòng vài tháng lại một lần nữa xới lên vấn đề gây tranh cãi triền miên:

Vì sao những người trẻ đó cứ mãi chọn cách tự kết liễu cuộc đời? Vì đâu cứ sau mỗi cái chết, những bài học, cảnh báo lại được đưa ra, nhưng rồi mọi chuyện vẫn không thay đổi?

Có nhiều tương đồng trong lý do các nạn nhân tìm đến cái chết; trong đó, chắc chắn phải có việc họ hứng chịu bình luận độc hại trên mạng. Đây là minh chứng kinh điển cho thấy hàng ngàn vết cắt nhỏ có thể gây sát thương đến mức nào.

Các cuộc tấn công khủng bố của cư dân mạng chống lại những người nổi tiếng ngày càng trở nên tàn khốc là do mặt tối của các dịch vụ mạng Internet đã trở nên có ảnh hưởng gần như vô hạn, các chuyên gia cho biết.

Lee Jang Young, giáo sư xã hội học tại Đại học Kookmin, nói: “Đó là hậu quả của việc chia sẻ thông tin nhanh chóng chưa được xác nhận vì đây là một cuộc sống riêng tư”.

Một số chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông kiểu báo lá cải đã góp phần phá vỡ cuộc sống cá nhân của những người nổi tiếng và cung cấp thông tin không chuẩn xác trên Internet mà không cần sàng lọc, xác minh.

Trong khi một bộ phận độc giả luôn khát tin về người nổi tiếng thì những cái tít giật gân có tầm ảnh hưởng và lan tỏa rất lớn, bất kể tính chân thực đến đâu.

XEM THÊM:

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).