Sau 6 tháng bị trì hoãn, ngày 16/7, luật chống bắt nạt, quấy rối nơi công sở (직장 내 괴롭힘 금지법) bắt đầu có hiệu lực tại Hàn Quốc.

Luật mới diễn giải bắt nạt nơi công sở là hành vi mà chủ lao động hoặc những người có chức quyền lạm dụng quyền hạn, gây tổn hại tâm thần và sức khỏe hoặc bầu không khí làm việc.

(직장 내 괴롭힘이란 사용자 또는 근로자가 직장에서 지위나 관계 등의 우위를 이용하여 업무상 적정범위를 넘어 다른 근로자에게 신체적, 정신적 고통을 주거나 근무환경을 악화시키는 행위를 말한다).

⇢ Xem thêm:

Bối cảnh

Bắt nạt nơi công sở xảy ra khi người có chức vụ cao có thái độ hống hách, o ép nhân viên… Đây là tình trạng được coi là rất phổ biến tại Hàn Quốc.

Cuối năm 2014, dư luận Hàn Quốc phẫn nộ với vụ việc Phó Chủ tịch hãng Korean Air yêu cầu máy bay đang trên đường băng phải quay về cổng để đuổi tiếp viên trưởng khỏi máy bay. Lý do vì tiếp viên trưởng phục vụ hạt mắc ca trong gói chứ không bày ra đĩa sứ cho nhân vật này.

Sau vụ việc, Park Chang-jin, một trong 2 nạn nhân, đã mạnh dạn nói lên điều mà ông mô tả là văn hóa bạo hànhvăn hóa sợ hãi bên trong Korean Air. Theo ông Park, Korean Air còn phát hành một tài liệu dài 70 trang hướng dẫn cách… phục vụ nhà họ Cho: Khi huấn luyện, họ bảo chúng tôi nếu bị đánh, phải làm như không có gì xảy ra.

Kinh tế Hàn Quốc bị chi phối bởi các tập đoàn do gia đình điều hành, gọi là chaebol. Một số nhà sáng lập điều hành tập đoàn của họ như một tổ chức tư nhân và những vụ bạo hành nhân viên như trên không phải là cá biệt.

Hàn Quốc thi hành luật cấm bắt nạt nơi công sở

Tháng 10 năm ngoái, đoạn clip ghi lại cảnh CEO của Tập đoàn công nghệ Korea Future Technology, ông Yang Jin-ho, tát lấy tát để vào mặt một nhân viên trong lúc những người còn lại làm việc như không có gì xảy ra khiến người xem bị sốc. Đến tháng 12 cùng năm, một clip khác chiếu cảnh CEO của Tập đoàn Marker Song Myung-bin đấm liên tục vào mặt cấp dưới. Ông Yang đã bị truy tố trong khi ông Song mới bị buộc tội. Cả hai đều đã xin lỗi, nhưng thường thì các CEO xứ Hàn không đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.

Những vụ bê bối nêu trên đã gây ra một cuộc tranh cãi trên khắp Hàn Quốc về thực trạng gapjil (갑질) – người nắm quyền đè đầu cưỡi cổ cấp dưới – ở những gia đình thống trị chính trường và thương trường Hàn Quốc.

Theo một cuộc khảo sát mới đây của Chính phủ Hàn Quốc, có tới hai phần ba số công nhân, nhân viên từng bị bắt nạt ở nơi làm việc, trong khi 80% số công nhân, nhân viên tận mắt chứng kiến những hành động đó.

Hàn Quốc thi hành luật cấm bắt nạt nơi công sở

Đặc biệt, hành vi bắt nạt đã trở thành một thông lệ bất thành văn trong giới y tá. Có một thông lệ là những y tá làm việc lâu hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, đào tạo cho y tá mới một cách rất khắt khe và quá trình đào tạo dần dần biến chất trở thành hành vi bắt nạt, dẫn tới nhiều trường hợp tự sát vì không thể chịu đựng nổi. Sau nhiều vụ việc như vậy, dư luận xã hội dấy lên tranh cãi gay gắt về hành vi bắt nạt tại nơi làm việc. Cuối cùng, chính giới phải vào cuộc, xúc tiến sửa đổi luật, và kết quả là hành vi bắt nạt tại nơi làm việc được công nhận là hành vi phạm pháp.

Định nghĩa về hành vi bắt nạt

Luật mới của Hàn Quốc diễn giải bắt nạt nơi công sở là hành vi mà chủ lao động hoặc những người có chức quyền lạm dụng quyền hạn, gây tổn hại tâm thần và sức khỏe hoặc bầu không khí làm việc. Luật quy định nếu nhận được thông báo về việc xảy ra tình trạng bắt nạt, quấy rối nơi làm việc, chủ lao động cần ngay lập tức tiến hành điều tra cũng như đưa ra các biện pháp thích hợp, như không để nạn nhân phải làm việc cùng với thủ phạm.

Hàn Quốc thi hành luật cấm bắt nạt nơi công sở

Trong trường hợp các nạn nhân hoặc những người báo cáo việc bắt nạt bị ngược đãi hoặc phân biệt đối xử, chủ lao động có thể phải đối mặt với mức án tối đa 3 năm tù giam và khoản tiền phạt lên tới 30 triệu won (25.423 USD).

Hành vi bắt nạt tại nơi làm việc là:

Hàn Quốc thi hành luật cấm bắt nạt nơi công sở
  • Chủ sử dụng lao động hoặc người lao động lợi dụng vị thế về chức vụ, quan hệ
    직장에서의 지위 또는 관계 등의 우위를 이용
  • Vượt quá phạm vi thích hợp trong công việc
    업무상 적정 범위를 넘는 행위
  • Gây khó dễ cho người lao động khác về mặt thể chất, tinh thần; làm cho môi trường làm việc trở nên tồi tệ
    신체적/정신적 고통을 주거나 근무환경을 악화시킴

Nếu thỏa mãn cả ba điều kiện trên thì được công nhận là hành vi bắt nạt tại nơi làm việc.

Phạm vi bắt nạt

Hàn Quốc thi hành luật cấm bắt nạt nơi công sở
  • Nơi thực hiện công việc (nơi công tác ngoài công ty)
    외근/출장지 등 업무 수행이 이루어지는 곳
  • Nơi tổ chức sự kiện công ty, địa điểm liên hoan
    회식이나 기업 행사 현장 등
  • Không gian riêng tư
    사적 공간
  • Mạng xã hội (tin nhắn/SNS) sử dụng trong công ty
    사내 메신저/SNS 등 온라인 상의 공간

Cách khai báo

Gọi điện, gửi email hoặc viết ý kiến trực tiếp trên trang web của Bộ lao động Hàn Quốc

Ý nghĩa và những bất cập

Giới chức Hàn Quốc hy vọng Luật Chống bắt nạt nơi công sở có thể ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng người có chức quyền lợi dụng vị trí của mình để bắt nạt cấp dưới. Tuy nhiên, phải mất một thời gian để luật trên có thể giải quyết được triệt để nạn bắt nạt nơi công sở, do việc xác định trường hợp nào liên quan bắt nạt nơi công sở vẫn còn khá mơ hồ.

Mặc dù vẫn chưa quy định xử phạt cụ thể với hành vi vi phạm, nhưng luật mang ý nghĩa lớn trong việc công nhận hành vi lợi dụng chức vụ, vị thế bắt nạt người khác tại nơi làm việc, là phạm pháp.

Cùng ngày, 7 phóng viên hợp đồng tại đài truyền hình công cộng MBC đã đệ đơn lên Bộ Lao động cho rằng MBC đã vi phạm luật chống bắt nạt nơi làm việc.

Họ trở thành những nhân viên đầu tiên yêu cầu chính phủ xem xét vụ việc kể từ khi luật được thi hành.

Hàn Quốc thi hành luật cấm bắt nạt nơi công sở

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).