Chính phủ Hàn Quốc được cho là đang xem xét phương án tăng cường hạn chế người dân đi du lịch Nhật Bản khi Seoul ban hành lệnh Cảnh báo đỏ khuyến cáo người dân hủy kế hoạch du lịch đến khu vực trong bán kính 30km xung quanh hhà máy điện hạt nhân số 1 ở tỉnh Fukushima (Nhật Bản), nơi một lượng lớn chất phóng xạ bị rò rỉ sau trận động đất mạnh xảy ra năm 2011.

⇢ Theo dòng sự kiện:

Cuộc họp Nội các ngày 2/8/2019 vừa qua cũng đã đề cập đến nội dung mở rộng phạm vi cảnh báo du lịch lớn hơn so với 30km như hiện tại. Biện pháp này là nhằm đảm bảo an toàn và tính mạng cho người dân, do khu vực trên chưa được kiểm chứng an toàn ô nhiễm phóng xạ.

Cảnh báo tránh xa khu vực thảm hoạ phóng xạ Fukusima (xem lại) trong bán kính 30km. Cần hết sức cẩn thận và hạn chế tới những khu đông người, không đảm bảo an toàn để đề phòng khủng bố.

Trong tình huống khẩn cấp, vui lòng gọi điện thoại đến số +82-2-3210-0404

Bộ Ngoại giao gửi cho người dân Hàn Quốc khi du lịch Nhật Bản

Nên hạn chế đến Fukushima

Trong Thế Vận Hội mùa Hè Tokyo 2020, trận khai mạc bóng chày và vòng loại môn bóng mềm dự kiến sẽ được tổ chức tại huyện Fukushima, chỉ cách nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima 67km.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng bắt đầu gửi tin nhắn an toàn tới những công dân đang có kế hoạch đi du lịch tới Nhật Bản, kêu gọi người dân hạn chế đến những nơi có biểu tình, chú ý an toàn tính mạng.

Đây được cho là một biện pháp để đáp trả việc Bộ Ngoại giao Nhật Bản kêu gọi công dân nước này chú ý khi đi du lịch Hàn Quốc, đảm bảo an toàn trước các cuộc biểu tình phản đối Tokyo.

Thảm hoạ động đất, sóng thần năm 2011 đã làm tan chảy lõi lò phản ứng Fukushima ở 3 lò làm rò rỉ phóng xạ, được so sánh với quy mô của thảm hoạ Chernobyl năm 1986. Dù không ai chết vì nhiễm xạ sau vụ Fukushima nhưng hàng ngàn người đã bị buộc phải di tản khỏi nhà của họ nằm gần nhà máy này.

Bị Nhật loại khỏi Danh sách trắng, Hàn Quốc ban hành Cảnh báo đỏ

Khoảng 80.000 người dân thành phố Fukushima, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa, vẫn ở trong tình trạng di tản. Không có dấu hiệu tái sinh nào ở các khu vực bị tàn phá xung quanh nhà máy. Trong khi đó, thiệt hại do thảm họa gây ra cùng chi phí dọn dẹp vẫn không ngừng tăng lên.

Bị Nhật loại khỏi Danh sách trắng, Hàn Quốc ban hành Cảnh báo đỏ

Một người dân địa phương chia sẻ: Người ta nói với chúng tôi rằng việc khử độc đã hoàn thành nhưng mức độ phóng xạ vẫn chưa đủ thấp để chúng tôi có thể về nhà.

Tính đến nay, ước tính 55.000 cư dân Fukushima chưa được trở về nhà. Lượng phóng xạ từ vụ rò rỉ hạt nhân vẫn chưa được giải quyết triệt để và đã lấy đi sinh mạng của 50 người trong 2 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, số người tự tử vì trầm cảm sau thảm họa vào năm 2011 đã lên đến con số 155 người và vẫn tiếp tục gia tăng. Theo tờ Washington Post, rất nhiều cư dân Fukushima quyết định chọn cái chết vì điều kiện sống nghèo nàn sau khi phải di tản. Ngoài ra, họ cũng chịu áp lực tâm lý khi bị người ngoài xa lánh vì nghi ngờ nhiễm phóng xạ.

Tại Iwaki, thị trấn phía nam nhà máy hạt nhân Fukushima, bác sĩ tiến hành kiểm tra tuyến giáp cho cô bé Maria Sakamoto, 4 tuổi. Số lượng các ca bệnh tuyến giáp đã tăng lên bất thường sau thảm hoạ hạt nhân.

Bị Nhật loại khỏi Danh sách trắng, Hàn Quốc ban hành Cảnh báo đỏ

Hiện mức phóng xạ tại 3 trong số 6 lò hạt nhân của nhà máy Fukushima Daiichi vẫn cao quá sức chịu đựng của con người. Các robot thăm dò của TEPCO đã thất bại trong việc tiếp cận khu vực này nhằm đo đạc chính xác mức phóng xạ.

Tăng cường kiểm tra nhiễm xạ với hàng Nhật Bản

Sau sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Fukushima, Hàn Quốc vẫn đang duy trì biện pháp cấm nhập khẩu toàn diện các mặt hàng nông, thủy sản từ 8 huyện của tỉnh này. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc hiện đang xem xét phương án mở rộng, siết chặt hơn nữa việc kiểm tra an toàn phóng xạ với toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản.

Bị Nhật loại khỏi Danh sách trắng, Hàn Quốc ban hành Cảnh báo đỏ

Trước tiên, ngoài các sản phẩm nông, thủy sản hiện đang áp dụng biện pháp kiểm tra phóng xạ, Hàn Quốc sẽ mở rộng kiểm tra đối với các mặt hàng kim loại nặng, hay động thực vật mà trước đây đã từng phát hiện nhiễm phóng xạ.

Ngoài ra, các hàng phế liệu của Nhật Bản cũng có khả năng bị siết chặt kiểm tra phóng xạ, do con đường nhập khẩu không được rõ ràng khiến nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ nhiễm xạ của các mặt hàng này.

Các công ty sản xuất xi măng tại Hàn Quốc hiện đang tự thực hiện kiểm tra phóng xạ đối với các nguyên phụ liệu như tro than đá, nhựa phế phẩm, sắt phế liệu.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng xem xét phương án nâng mức kiểm tra nhiễm xạ đối với các sản phẩm công nghiệp khác của Nhật Bản lên gấp hai lần so với hiện nay.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).