Tháng 8/2019, thi thể người phụ nữ Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc tên Han Sung Ok và con trai 6 tuổi được tìm thấy trong một căn hộ ở Seoul 2 tháng sau khi họ được cho là đã chết đói.

Thông tin về cái chết của 2 mẹ con người Bắc Hàn đã gây nên một cú sốc lớn trong dư luận Hàn Quốc. Cộng đồng quốc tế cũng đặt ra câu hỏi:

Hàn Quốc, một trong những nước giàu nhất châu Á đối xử như thế nào với những người Bắc Hàn đào tẩu? Hàn Quốc có GDP trên đầu người cao tương đương ở Ý và tuyên bố là nơi trú ẩn an toàn cho những người Bắc Hàn đào tẩu, nhưng tại sao lại có vụ việc này xảy ra?

Cuộc sống của người Bắc Hàn đào tẩu tại Hàn Quốc chật vật đến mức nào? Họ có nhận được hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc không?

Con đường đào tẩu

Sau chiến tranh Triều Tiên (1950–1953) kết thúc, số người Bắc Hàn đã cố gắng đào tẩu vì lý do chính trị, tư tưởng, tôn giáo, kinh tế hoặc cá nhân ngày càng tăng.

Theo thống kê, kể từ những năm 1990 đã có hơn 30.000 người Bắc Hàn đã trốn chạy sang Hàn Quốc. Chiến lược phổ biến nhất là băng qua biên giới sang các tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh ở phía Đông Bắc Trung Quốc trước khi trốn sang một nước thứ ba.

Trung Quốc, là nước có ảnh hưởng lớn nhất trong số ít đối tác kinh tế của Bắc Hàn, sau khi quốc gia này chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc trong nhiều thập kỷ.

Để tránh làm xấu đi mối quan hệ căng thẳng với Bắc Hàn, Trung Quốc từ chối cấp phép tị nạn cho người Bắc Hàn và coi họ là những người di cư kinh tế bất hợp pháp. Khoảng 76% đến 84% số người đào thoát được phỏng vấn ở Trung Quốc hoặc Hàn Quốc đến từ các tỉnh Đông Bắc giáp Trung Quốc.

Nếu những người đào thoát bị bắt ở Trung Quốc, họ sẽ bị trả về Bắc Hàn, nơi thường phải đối mặt với những cuộc tra tấn khắc nghiệt và nhiều năm trừng phạt, hoặc thậm chí là chết trong các trại tù chính trị.

Có nhiều phụ nữ Bắc Hàn bị cưỡng ép kết hôn với người Trung Quốc hoặc phải chấp nhận làm lao động khổ sai tại Trung Quốc để không bị gửi trả lại Bắc Hàn.

Ngày 17/12/2011, trong thời kỳ tang lễ sau cái chết của Kim Jong Il và sự bắt đầu của quyền lực của Kim Jong Un, nạn trốn chạy của người dân đã bị thắt chặt và kiểm soát chặt chẽ. Chính phủ Bắc Hàn đưa ra lời cảnh báo chính thức rằng: ba thế hệ của một gia đình sẽ bị xử tử nếu bị phát hiện có kẻ đào tẩu, vì vậy số người đào tầu đang có xu hướng giảm xuống so với những năm 1990.

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Quy trình Hàn Quốc tiếp nhận người đào tẩu

Xác minh nhân thân

Sau khi đặt chân đến Hàn Quốc, người đào tẩu Bắc Hàn sẽ phải ở cách ly trong vòng 70 ngày ở một trung tâm thu thập thông tin của cơ quan tình báo Hàn Quốc để thẩm vấn. Họ phải trả lời các câu hỏi như “Anh/chị làm nghề gì ở Bắc Hàn?” hay “Tại sao muốn đến Hàn Quốc?”.

Mục đích của cuộc thẩm vấn này là nhằm loại trừ gián điệp do Bình Nhưỡng cài cắm và những người gốc Triều Tiên sống lâu năm ở Trung Quốc tìm cách hưởng chế độ tị nạn và hỗ trợ tài chính của chính phủ Hàn.

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Trong quãng thời gian chờ đợi xác minh nhân thân, khi không bị thẩm vấn, những người đào tẩu Bắc Hàn “vùi đầu” vào xem TV với hàng chục kênh truyền hình đa dạng về nội dung từ thời sự, giải trí cho đến phim ảnh. Đây cũng là trải nghiệm hoàn toàn mới với họ sau nhiều năm chỉ được xem thông tin tuyên truyền của cơ quan thông tấn nhà nước.

Viện thống nhất Hanawon

Sau khi hoàn tất bước xác minh lý lịch, những người đào tẩu từ Bắc Hàn được chuyển tới Viện thống nhất Hanawon và học những kiến thức cần thiết để nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống công nghiệp của miền Nam.

Viện thống nhất Hanawon nằm ở thành phố Anseong, tỉnh Gyeonggi là cơ sở giáo dục giành cho những người tị nạn miền Bắc mới đến Hàn Quốc nhằm sớm ổn định cuộc sống tại miền Nam.

Trung tâm được thành lập vào năm 1999, với những bức tường cao, đầy dây kẽm gai bên trên, tại một nơi hẻo lánh, ít người biết đến.

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Tổng giám đốc trung tâm, bà Youn Mi Ryang giải thích: “Trung tâm đào tạo trong 3 tháng cho những người tị nạn từ Bắc Hàn để họ sớm thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc. Hanawon cần được nhìn nhận như một đơn vị thử nghiệm cho việc thống nhất hai miền.”

Cũng dể hiểu tại sao Hanawon được đặt ở một nơi chốn khó tìm thấy. Theo những người điều hành Hanawon, những trung tâm này có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, và phải bảo vệ được những người tị nạn.

Trong trung tâm không khác gì một trường nội trú với những dãy phòng ngủ dài, những bản quy định, với giám thị và giảng viên, nhân viên hành chính. Giờ học là từ 7:00 ~ 17:00 hàng ngày.

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Tại đây, họ lần đầu tiên biết về Internet và học cách sử dụng điện thoại di động, tìm hiểu cách mở tài khoản ngân hàng và làm sao để gửi tiền hoặc rút tiền. Họ cũng được cung cấp thông tin về các cơ hội nghề nghiệp, về luật pháp Hàn Quốc và những khái niệm xa lạ như bình đẳng giới.

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Sau khi được đào tào tập trung ở Viện thống nhất Hanawon, người dân Bắc Hàn được cấp quốc tịch Hàn Quốc và có thể tìm việc tự do. Họ sẽ được quản lý gắn kết trong 1 năm tiếp sau.

Các khoản trợ cấp của chính phủ Hàn Quốc

Người đào tẩu Bắc Hàn nếu đăng ký thông tin với chính phủ Hàn Quốc trong vòng 03 năm sẽ nhận được:

  • Chi phí hỗ trợ thuê hoặc mua nhà ở cho 1 hộ là 16 triệu KRW (320 triệu VND)
  • Chi phí ổn định cuộc sống ban đầu cho một hộ là 8 triệu KRW (160 triệu VND, thống kê năm 2019).

Tháng 11/2017, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày đã công bố kế hoạch gồm 7 điểm nhằm hỗ trợ tốt hơn những người đào tẩu Bắc Hàn để tăng cường khả năng hội nhập xã hội của những người này, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ để họ có thể định cư thành công tại Hàn Quốc:

  1. Tăng số lượng và chất lượng việc làm cho người đào tẩu Bắc Hàn
  2. Đảm bảo môi trường ổn định giúp người đào tẩu Bắc Hàn tập trung học tập
  3. Cải thiện dịch vụ phúc lợi cho người đào tẩu Bắc Hàn
  4. Củng cố các khả năng của Viện thống nhất Hanawon, tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của người Bắc Hàn
  5. Thiết lập các chế độ giúp người Bắc Hàn thích nghi và ổn định tâm lý
  6. Tăng cường hợp tác trung ương-địa phương-tư nhân để hỗ trợ người đào tẩu Bắc Hàn
  7. Hỗ trợ thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa người đào tẩu Bắc Hàn và cư dân địa phương

Chính phủ Hàn Quốc có mức hỗ trợ học việc cho 1 người đào tẩu Bắc Hàn tối đa 20 triệu KRW (400 triệu VND).

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Nhưng vấn đề của người đào tẩu Bắc Hàn là họ cần gấp một công việc để ngay lập tức trả nợ hoặc giúp đỡ thành viên gia đình vẫn còn đang ở Trung Quốc. Có rất nhiều phụ nữ Bắc Hàn đã để lại con ở Trung Quốc.

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Rất ít người đủ kiên nhẫn tham gia hết những khoá học việc chính quy để lấy bằng cấp đầy đủ. Mặc dù tổng ngân sách chính phủ đưa ra cho một người đào tẩu Bắc Hàn là 100 triệu KRW (2 tỉ VND) nhưng rất hiếm người nhận được hết các ưu đãi này.

Gánh nặng kinh tế

Về nguyên tắc, ra khỏi Viện thống nhất Hanawon là phải tự sống, hội nhập được vào xã hội nhưng người đào tẩu Bắc Hàn trên thực tế đã phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến để có thể hiểu và thích nghi được với xã hội Hàn Quốc.

Họ có thể xin trợ cấp nhiều hơn nhưng một vài người đã từ bỏ vì họ cho biết hệ thống hiện tại là quá phức tạp với trình độ kiến thức và tình hình thực tế của mình.

Quay trở lại với trường hợp của cô Han, truyền thông Hàn Quốc nói rằng người mẹ chết đói đã bỏ cuộc không xin hỗ trợ vì một quan chức cấp quận yêu cầu Han phải có giấy tờ hợp lệ để chứng minh tình trạng thực tế, loại văn bản mà cô không thể cung cấp.

Lee Na Kyung, một nhà hoạt động xã hội xuất thân từ người đào tẩu cho biết nhiều người Bắc Hàn đào tẩu với giấc mơ Hàn Quốc nhưng họ cũng nhanh chóng vỡ mộng vì những khó khăn phải đối mặt với cuộc sống mới.

Nhiều người Bắc Hàn tự động bị đào thải ra ngoài rìa xã hội trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ở Hàn Quốc. Có bằng đại học là điều kiện tiên quyết để xin được một công việc đơn giản. Nhưng vì có trình độ thấp nên thường họ chỉ làm những công việc chân tay đơn giản như: phục vụ tại nhà hàng, khuân vác tại các xưởng chế tạo, dọn dẹp vệ sinh…

Theo Quỹ Hana Hàn Quốc thuộc Bộ Thống nhất, năm 2017, xấp xỉ 32.000 người đào tẩu ở Hàn Quốc chỉ kiếm được bằng 3/4 thu nhập trung bình của người Hàn Quốc. Mức thu nhập trung bình năm 2018 là 2,56 triệu KRW (khoảng 50 triệu VND)/tháng.

Ngoài ra, những người Bắc Hàn còn nợ những người môi giới đã giúp cả họ thoát từ Bắc Hàn sang Trung Quốc khoảng 30.000 USD. Theo những người đào tẩu thành công, chi phí trả cho môi giới tăng mạnh kể từ khi lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền và siết chặt kiểm soát các cửa ngõ biên giới.

Bị phân biệt đối xử

Quỹ hỗ trợ người tị nạn Bắc Hàn (The Korea Hana Foundation) thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 22/3/2018 đã công bố kết quả thăm dò ý kiến được tiến hành trong vòng hai tháng, bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái, với 2.715 người tị nạn Bắc Hàn từ 15 tuổi trở lên.

Theo đó, 76% người trả lời cho biết họ từng chịu sự phân biệt đổi xử và không được quan tâm ở Hàn Quốc.

Về lý do tại sao những người tị nạn này cho rằng những người Hàn Quốc đối xử với họ một cách phân biệt, có khoảng 3/4 số người được hỏi trả lời do văn hóa khác biệt giữa hai miền Nam-Bắc, bao gồm cả ngữ điệu, cách sống cũng như quan điểm, thái độ. Có hơn 40% chia sẻ rằng có nhiều người Hàn Quốc có suy nghĩ tiêu cực về người tị nạn Bắc Hàn.

Những người Bắc Hàn luôn cảm thấy là kẻ xa lạ vì chính chất giọng đậm chất miền Bắc của họ và khi ở Hàn Quốc, họ phải học lại những khái niệm, những cách gọi tên mới cho những đồ vật hàng ngày.

Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc
Chế độ hỗ trợ người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc

Từ nói về bạn bè trong tiếng Bắc Hàn là từ “dongmu” (đồng chí) theo kiểu Liên Xô, trong khi Hàn Quốc hoàn toàn không dùng từ này. Điều này cũng dẫn đến sự khác biệt trong xác nhận danh tính dân tộc của người dân hai miền.

Trong khi người miền Nam tự nhận là người Hàn Quốc (Hanguk), người miền Bắc tự gọi mình là người Triều Tiên (Choseon) liên quan đến vương triều Joseon cũ.

XEM THÊM: Kim Jong Un là fan của Apple & hay đọc bình luận về chính mình trên mạng

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).