Ngày 3/1/2020, cảnh sát thành phố Gimhae, tỉnh Gyeongnam (경남 김해) thông báo một phụ nữ quốc tịch Việt Nam (24 tuổi) đã ôm con gái mới sinh được 2 tuần tuổi nhảy xuống từ tầng 8 của chung cư.

Sự việc xảy ra lúc 6:50 phút chiều ngày 2/1/2020. Ngay sau khi sự việc xảy ra, người chồng Hàn Quốc đã gọi cứu trợ và đưa hai mẹ con đến bệnh viện gần đó nhưng bé gái đã thiệt mạng còn người mẹ đang trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh sát cũng tìm thấy một mẩu giấy, được coi là di chúc người phụ nữ này để lại. Cô đã kết hôn và sinh sống tại Hàn Quốc được 2 năm. Người chồng cho biết vợ mình ngày thường cũng có dấu hiệu bị trầm cảm. Thậm chí, ngay trong ngày xảy ra sự việc, hai vợ chồng cũng vừa đi bệnh viện để khám về chứng bệnh trầm cảm của người vợ.

Hiện cảnh sát đang điều tra nguyên nhân sự việc qua tờ di chúc cũng như lời khai của những người xung quanh.

Tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng, kết hợp nhiều yếu tố tác động gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị tâm lý đúng cách thì chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Phụ nữ có các biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến trầm cảm sau sinh:

  • Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
  • Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.
  • Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.
  • Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn.
  • Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều.
  • Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
  • Giận dữ, mất kiểm soát.
  • Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
  • Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
  • Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.

Trong giai đoạn sau sinh, phụ nữ rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ người chồng, gia đình và bạn bè. Đặc biệt là chồng cần gần gũi sẽ chia sẻ, cảm thông, động viên và kịp thời nhận biết trạng thái “chịu đựng” của người mẹ ở đâu, cần làm gì để giúp vợ giải tỏa tránh làm tình trạng trầm trọng hơn.

Tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong gia đình, có quan tâm ân cần từ bữa ăn, giấc ngủ, những lời nói tích cực, sự chia sẻ trong việc chăm sóc em bé sẽ là những yếu tố thuận lợi giúp các bà mẹ vượt qua được những khủng hoảng sau sinh.

Trong trường hợp người thân nhận biết được rồi mà vẫn không giúp người mẹ giải tỏa hiệu quả, cần tìm đến chuyên gia có chuyên môn, có kinh nghiệm điều trị tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tâm thần.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ YNA

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).