Theo báo số liệu ở Việt Nam, với mức gia tăng 1 triệu dân năm 2018, tính trung bình dân số Việt Nam tăng khoảng 2.700 người mỗi ngày. Năm 2018, dân số Việt Nam tăng thêm 1 triệu người so với năm 2017, nâng tổng dân số của nước ta lên 94,67 triệu người, đứng thứ 14 thế giới.

Tổng dân số Hàn Quốc là 51,2 triệu người, đứng thứ 27 thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số là 0,4%, thấp hơn rất nhiều so con số bình quân của thế giới là 1.2%. Năm 2018 chỉ có 300.000 trẻ sơ sinh ra đời tại Hàn Quốc.

XEM THÊM: 7 đại đô thị giảm hơn 100 ngàn dân trong 1 năm & Dân số Hàn Quốc bắt đầu giảm từ 2029

Tình trạng kết hôn, sinh đẻ muộn

Hàn Quốc đang đối mặt với tình trạng kết hôn muộn và hiện tượng sinh con ở độ tuổi cao.

Độ tuổi sinh đẻ bình quân phụ nữ Hàn Quốc là 32.3 tuổi, mức khá cao so với bình quân thế giới là 27.9 tuổi, và con số 30 tuổi ở các nước phát triển khác.

Dân số Hàn Quốc giảm không phanh vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con

Nguyên nhân dẫn dến hiện tượng này là do tỉ lệ kết hôn ở Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Theo Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc, tỉ lệ kết hôn trong năm 2017 là 5,2 cuộc kết hôn trên 1.000 người dân, con số thấp nhất kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu lập số liệu thống kê này.

Độ tuổi bình quân kết hôn lần đầu ở nam giới là 32.9 tuổi, nữ giới là 30.2 tuổi, cao hơn so 10 năm trước lần lượt là 1.8 tuổi và 2.2 tuổi. Bên cạnh đó, còn xuất hiện thêm thế hệ từ bỏ cả việc hẹn hò, kết hôn và sinh đẻ.

Dân số Hàn Quốc giảm không phanh vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con

Viện nghiên cứu Đời sống con người (Human Life) của công ty Duo, một công ty về thông tin kết hôn, vừa công bố Báo cáo nhận thức sinh sản năm 2019.

Có 37.6% nam nữ chưa lập gia đình được hỏi trả lời sẽ sinh con trong khoảng một năm đến dưới hai năm sau khi kết hôn, trong khi 23.1% trả lời sẽ không sinh con sau khi kết hôn.

Trong số những người trả lời không có kế hoạch sinh con, tỉ lệ ở nữ giới là 28.8%, nam giới là 17.2%, có sự chênh lệch rõ rệt.

Những người có thu nhập càng cao thì tỉ lệ muốn sinh con lại càng cao. Có 44.7% trả lời muốn sinh hai con, 23.8% trả lời muốn sinh một con, 7% trả lời muốn sinh trên ba con.

40.3% người được hỏi trả lời điều họ lo lắng nhất khi sinh con là thời gian và sự nỗ lực để chăm sóc con nhỏ, chiếm nhiều nhất. Tiếp đó là lo lắng về chi phí nuôi dạy con, gánh nặng chi phí học thêm, và lo sợ về vấn đề sức khỏe khi sinh con, sợ ảnh hưởng tới công việc.

Tỉ lệ sinh giảm

Tổng tỉ suất sinh (dự đoán số trẻ bình quân mà một phụ nữ sẽ sinh ra trong cả đời của người đó) giảm từ 1.05 trẻ trong năm 2017 xuống còn 0.98 trẻ trong năm 2018. Như vậy đến năm 2018, tỉ lệ sinh con tại Hàn Quốc lần đầu tiên trong lịch sử rớt xuống dưới mức 01 trẻ/01 phụ nữ.

Dân số Hàn Quốc giảm không phanh vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con

Tổng tỉ suất sinh của Hàn Quốc hiện nay chưa bằng một nửa so với tổng tỉ suất sinh cần thiết để duy trì dân số thế giới là 2.1 trẻ. Hàn Quốc đứng cuối cùng trong số 35 nước thành viên thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về tổng tỉ suất sinh, thấp hơn nhiều so với bình quân chung là 1.68 trẻ.

Tổng dân số Hàn Quốc là 51.2 triệu người, đứng thứ 27 thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số là 0.4%, thấp hơn rất nhiều so con số bình quân của thế giới là 1.2%. Về chỉ số này, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản, Ý, Đức, và Bồ Đào Nha cùng xếp ở vị thứ 193, thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

5 chính sách cho bà bầu ở Hàn Quốc

Thiếu lao động

Dân số giảm nhanh kéo theo nhiều hệ lụy như giảm dân số trong độ tuổi lao động, đặc biệt, nếu rơi vào đúng thời điểm người dân sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số bước vào độ tuổi nghỉ hưu thì Hàn Quốc sẽ bị đẩy đến gần bờ vực dân số hơn.

Bộ Tuyển dụng & Lao động Hàn Quốc dự báo dân số sẽ giảm 425.000 người trong năm 2025. Chính phủ lo ngại tình trạng này về lâu dài có thể dẫn tới giảm sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ lực của Hàn Quốc.

Dân số Hàn Quốc giảm không phanh vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con

Dân số Hàn Quốc trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi), bắt đầu giảm kể từ năm 2017. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động hiện đang là 73%, dự kiến sẽ giảm xuống 45% hoặc chưa tới 50% vào năm 2067.

Trong khi đó, số người từ 65 tuổi trở lên được dự báo sẽ vượt qua 10 triệu người vào năm 2025, và sẽ chiếm tới 46.5% dân số vào năm 2067. Dân số trong độ tuổi lao động giảm đồng nghĩa với việc người lao động phải gánh vác trách nhiệm xã hội lớn hơn đối với người già và trẻ em, tức đối tượng phụ thuộc.

Người già ở Hàn Quốc thích đi nghỉ mát ở sân bay Incheon

Không đủ tiền mua nhà, gánh nặng chi phí giáo dục

Trong quá khứ, các cặp vợ chồng có xu hướng kết hôn trước rồi mới tích cóp tiền mua nhà sau. Tuy nhiên gần đây khuynh hướng hoãn kết hôn hoặc không kết hôn cho tới khi nào vấn đề nhà ở được giải quyết được nhiều người ưa chuộng hơn.

Cũng bởi vậy mà giới trẻ Hàn Quốc đang ngày càng khó cởi bỏ nút thắt trong vấn đề hôn sự và sinh con. Trước khi kết hôn, họ cần tìm được một công việc ổn định, đảm bảo thu nhập ổn định, và chỗ ở lâu dài.

10 chính sách quan trọng năm 2019 tại Hàn Quốc

Dân số Hàn Quốc giảm không phanh vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con

Nhưng không may là thị trường việc làm vẫn trì trệ. Cho dù tìm được việc, nhiều người cũng chỉ làm các công việc thời vụ, và thậm chí dù có một công việc lâu dài thì nhiều người cũng không thể mua nổi nhà, hay thuê nhà dài hạn, do giá nhà ở tăng vọt. Do đó, rất nhiều bạn trẻ trì hoãn việc kết hôn, thậm chí là từ bỏ ý định đó, dẫn tới tình trạng tỉ lệ sinh thấp.

Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng không muốn có con do chi phí giáo dục cao, và nhiều bà mẹ cũng phải vật lộn trong việc tìm kiếm trung tâm chăm sóc trẻ đáng tin cậy. Với các lý do như vậy, nhiều cặp vợ chồng chỉ muốn sinh một con.

Đây là 3 lý do nhiều người Hàn Quốc ghét Chuseok

Dân số Hàn Quốc giảm không phanh vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con

Vòng luẩn quẩn

Nếu tình trạng này tiếp diễn, Hàn Quốc sẽ đối mặt với cái vòng luẩn quẩn: tỉ lệ sinh thấp, dân số giảm, nhu cầu tiêu dùng trong nước trì trệ, kinh tế bị thu hẹp và tỉ lệ sinh giảm.

Trong kịch bản tồi tệ này, tiêu dùng và đầu tư sẽ giảm, dẫn đến số việc làm ít hơn, năng suất lao động thấp hơn. Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn di chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài, đẩy nhanh quá trình suy thoái công nghiệp. Người dân phải đóng thuế cao hơn để bù đắp chi phí phúc lợi, trong khi lĩnh vực giáo dục và bất động sản sẽ phải chuyển dịch cư cấu, hệ quả của vấn đề vách đá nhân khẩu.

Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rõ về vấn đề này. Kể từ năm 2005, chính phủ đã chi 36 nghìn tỉ KRW (32.1 tỉ USD) nhằm hỗ trợ giảm bớt gánh nặng tài chính cho những cặp vợ chồng có con, cung cấp các khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em 300.000 KRW (268 USD) mỗi tháng cùng với các ưu đãi khác cho các gia đình trẻ.

Sinh con đầu lòng ở Hàn Quốc có thể nhận trợ cấp tới 16 triệu KRW (334 triệu VND)

Nhiều biện pháp mới đã được công bố vào tháng 7/2018 chẳng hạn như kéo dài thời gian nghỉ thai sản cho người cha lên 2 năm so với trước đây. Trong thời gian đó, người cha được đảm bảo 80% tiền lương bình thường – với mức 1.5 triệu KRW (1.338 USD).

Cho tới nay, các đối sách của Chính phủ chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ sinh đẻ và chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ sinh giảm được cho là bởi giới trẻ không có được việc làm, nhà cửa ổn định, những điều kiện cần thiết để kết hôn và sinh con, khiến nhiều thanh niên ngại, thậm chí từ bỏ kết hôn.

70% Người Hàn Quốc chán nước Hàn, chọn sinh ra ở quốc gia khác

Theo đó, sắp tới, Chính phủ sẽ chuyển đổi mô hình chính sách đối phó với tỷ lệ sinh thấp, từ khuyến khích sinh đẻ sang nâng cao chất lượng đời sống người dân. Xu hướng tỷ lệ sinh thấp sẽ khó có thể được cải thiện trong thời gian ngắn, nên cần phải tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn bộ người dân, đẩy mạnh bình đẳng giới, mới hy vọng có thể đạt được hiệu quả dài hạn.

XEM THÊM: Hàn Quốc sắp lập kỉ lục… lười đẻ nhất thế giới

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).