Đàn Quân (phiên âm Hán-Việt của 檀君, hangul: 단군, Dangun) là vị vua sáng lập ra nước Vương Kiệm Triều Tiên (vì thế nước này còn được gọi là Đàn Quân Triều Tiên) một quốc gia cổ đại được kể đến trong các huyền thoại của dân tộc Triều Tiên.

Ký lục lâu đời nhất về thần thoại Dangun được tìm thấy trong bút tích của nhà sư Ilyeon thời Goryeo (thế kỷ X-XIV) trong cuốn Tam Quốc Di Sự (삼국사기).

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có một vị thần cai quản bầu trời tên là Hwanin (환인), biết được con trai của ông với vợ lẽ là Hwanung (환웅) muốn trị vì con người dưới hạ giới.

Thần Hwanin đã mở trời, nhìn xuống hạ giới thì cảm thấy muốn khai hóa con người sống ở núi Taebaek (태백산). Thần Hwanin đã trao cho con trai là thần Hwanung 3 bảo bối Cheonbuin (천부인, Thiên phù ấn) và phái con xuống hạ giới trị vì con người. Cheonbuin là vật tượng trưng cho uy lực, sự linh nghiệm của thần linh.

Xưa kia, Thần nhà trời tên Hwanin (환인- 桓因) có một vị hoàng tử là thần Hwanung (환웅- 桓雄). Hwanung vì muốn giúp loài người nên đã xin vua cha cho ông được trị vì Bán đảo Hàn Quốc. Thần nhà trời Hwanin chấp nhận nguyện vọng của con, hoàng tử Hwanung được phái xuống trần gian cùng với ba ngàn người hộ tống và 3 bảo bối Cheonbuin (천부인, Thiên Phù ấn – vật tượng trưng cho uy lực, sự linh nghiệm của thần linh) trị vì con người.

Hwanung giáng hạ xuống gần một khu rừng gỗ đàn hương thiêng, trên sườn núi Thái Bạch (태백산- 太白山– Taebaeksan). Hoàng tử tự xưng là Thiên Vương (tức Vua nhà trời– 천왕- 天王- Cheonwang).

Hwanung cho dựng nên thành Thần thị (신시- 神市– Sinsi – thành nhà trời), sau đó, chỉ định ba thượng thư – người phụ trách gió, mưa và mây. Đồg thời dạy cho người dân 360 nghề có ích nhất để giúp dân trong cuộc sống. Trong 360 nghề đó có những nghề có thể coi là tiêu biểu như: nghề nông, nghề y, nghề mộc, nghề dệt và nghề đánh cá.

Bên cạnh đó, Hwanung còn dạy cho người dân của mình phân biệt được những điều thiện, điều ác, đồng thời ông cho ban hành một bộ luật (có thể coi là bộ luật đầu tiên trong lịch sử).

Cũng trong thời kỳ ấy, nơi rừng gỗ thiêng đàn hương xưa- nơi mà hoàng tử Hwanung hoá thành người- có một con gấu và một con hổ sống trong một cái hang lớn ở gần đó. Mỗi ngày, chúng thường đến cây đàn hương thần và cầu xin Hwanung làm phép cho chúng được biến thành người như hoàng tử.

Gấu và Hổ cầu xin được biến thành người.

Sau nhiều lần nghe chúng cầu xin và van nài, hoàng tử Hwanung đã mủi lòng. Ông gọi hổ và gấu lại, ban cho hai mươi nhánh tỏi, vẩy nước thần lên chúng và bảo rằng: “Các ngươi hãy ăn những thứ này và tránh ánh sáng ban ngày trong 100 ngày tới. Nếu các ngươi làm được như vậy các ngươi sẽ trở thành người”.

Nói rồi Hwanung bỏ đi, gấu và hổ ăn tỏi, chịu nước thần và trở về hang của chúng. Tuy nhiên, hổ đã không đủ kiên nhẫn để chịu sự thử thách này, nó đã rời hang sau một thời gian ngắn của quá trình tiến hoá thành người. Còn con gấu thì kiên trì chờ và sau hai mốt ngày, nó biến thành một cô gái xinh đẹp lấy tên là Ungnyeo (웅녀- 熊女).

Nàng Ungnyeo thường quỳ dưới gốc cây đàn hương thiêng khi xưa và cầu nguyện để xin thần ban cho nàng một đứa con. Hwanung đã hóa thân thành người và kết hôn với nàng ấy. Kết quả, nàng đã thụ thai rồi sinh hạ một người con trai, cậu bé ấy là Dangun.

Người dân trong nước đã vô cùng vui mừng trước sự ra đời của Dangun, sau đó Dangun trở thành vua đầu tiên của bán đảo Triều Tiên. Ông cho lập ra vương quốc của mình là Joseon (조선- 朝鮮), đặt kinh đô ở Bình Nhưỡng (평양- 平壤- Pyeongyang). Sau này nhà vua cho chuyển kinh thành của mình về Asadal, trên núi Thái Bạch và trị vì trong khoảng 2000 năm. Cuối cùng ông thoái vị và trở thành thần núi.

Thần thoại Dangun đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết dân tộc Hàn Quốc mỗi khi quốc gia gặp khó khăn, hoạn nạn.

Thần thoại này còn nhấn mạnh tư tưởng Hoằng ích Nhân gian (홍익인간 – hiến dâng phụng sự lợi ích loài người). Thần Hwanung điều khiển gió mưa cùng mọi luật lệ vũ trụ, giám sát việc thiện ác, trừng trị kẻ tội lỗi, ngăn chặn bệnh tật, cai quản các lĩnh vực hoạt động, dạy dân làm nông nghiệp và các nghề khác, mang văn hoá đến cho dân chúng.

Thân thoại lập nước Dangun qua tái tạo của một Thiền sư yêu nước Hàn Quốc, đã kết hợp trên nền tảng chủ nghĩa dân tộc, những niềm tin tôn giáo Shaman bản địa với tư tưởng nhà vua – thiên tử, triết lý âm dương , tam tài (thiên – địa – nhân) chịu ảnh hưởng Trung Hoa và tư tưởng Phật giáo Đại thừa.

Dangun là niềm tự hào về tổ tiên cao quý, thiêng liêng, tự hào về dân tộc có truyền thống lâu đời của mỗi người dân Hàn Quốc.

Ngày 03/10 dương lịch hàng năm trở thành ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc. Đó là ngày Dangun Wanggeom (단군 왕검) lập nước Gojoseon (고조선) trên bán đảo Hàn Quốc vào năm 2333 trước công nguyên, được gọi là Gaecheonjeol (개천절).

“Gaecheon” (개천) theo âm Hán là “Khai thiên” tức “mở trời”. Ngày này cũng có ý nghĩa giống với ngày Giỗ tổ Hùng vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Việt Nam.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).