Đối với học sinh thì những bộ đồng phục không có gì là xa lạ. Những bộ trang phục ấy thể hiện sự công bằng, bình đẳng của các gia đình, không phân biệt giàu nghèo. Mỗi nước đều có những bộ đồng phục khác nhau từ gam màu đến chất liệu.

Bên cạnh đó đồng phục mang sự đồng bộ và thống nhất cho toàn bộ ngôi trường học. Chính vì thế nó tạo sự bình đẳng giữa các học sinh với nhau. Đối với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện mua nhiều quần áo đẹp thì việc mặc đồng phục sẽ làm cho họ hạn chế được sự tự ti trong việc học hành.

Không chỉ vậy nó hạn chế được việc các bạn học sinh đua đòi theo các xu hướng thời trang gây nên sự xao nhãng trong việc học khiến học sinh chú trọng hơn vào công việc chính là học tập của mình.

Tuy nhiên, đồng phục của học sinh cũng có những mặt hạn chế. Thể hiện cá tính là một trong những mong muốn lớn nhất của mỗi người nhưng bộ đồng phục đã làm hạn chế điều đó. Mặt khác, mặc đồng phục không thể thoải mái bằng thường phục là quần jean, áo thun như học sinh ở Mỹ hay Australia.

Lịch sử đồng phục học sinh Hàn Quốc

Lịch sử đồng phục học sinh của Hàn Quốc bắt đầu khi trường trung học Tây phương đầu tiên được xây dựng ở đất nước này. Năm 1886, Mary F. Scranton thành lập trường đại học nữ Ewha và cho may bốn bộ đồng phục dành cho bốn học sinh của trường. Ban đầu, bộ đồng phục có màu đỏ, sau đổi thành áo sơ mi trắng mặc cùng váy đen.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Trong thời kì Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản từ năm 1910 đến 1945, việc mặc đồng phục trở nên rất phổ biến ở xứ sở Kim Chi. Nữ sinh mặc váy dài trong khi nam sinh vận trang phục kaki.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Sau này, do kinh tế phát triển nên các bộ đồng phục cũng thay đổi theo và phù hợp theo mùa. Chính vì điều này hằng năm các bậc phụ huynh phải chi số số tiền lớn chi các bộ đồng phục. Nhưng cũng vì thế mà đồng phục của học sinh Hàn Quốc là một trong số đồng phục mà các nước trên thế giới rất thích vì dù chỉ là đồng phục đi học nhưng vẫn thể hiện được cá tính và tươi vui trên từng bộ đồng phục.

Đồng phục học sinh tiếng Hàn gọi là Gyobok. Phần lớn các trường cấp 1, ngoại trừ vài trường tư thục thì đều không có đồng phục. Tuy nhiên kể từ khi lên cấp 2, mặc đồng phục lại là một quy định vô cùng nghiêm ngặt của các trường học. Những bộ đồng phục ngày nay ở Hàn Quốc thường rất thời trang, dựa theo phong cách phương Tây với blazer, áo sơ mi, cà vạt, váy ngắn cho nữ và quần dài cho nam.

Đồng phục học sinh tiếng Hàn gọi là Gyobok. Phần lớn các trường cấp 1, ngoại trừ vài trường tư thục thì đều không có đồng phục. Tuy nhiên kể từ khi lên cấp 2, mặc đồng phục lại là một quy định vô cùng nghiêm ngặt của các trường học. Những bộ đồng phục ngày nay ở Hàn Quốc thường rất thời trang, dựa theo phong cách phương tây với blazer, áo sơ mi, cà vạt, váy ngắn cho nữ và quần dài cho nam.

Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc mang đề tài học đường thực sự đã phản ánh khá chân thật về thời trang đồng phục của các nữ sinh xứ sở kim chi. Thực sự là ngoài đời, đồng phục của các nữ sinh Hàn Quốc cũng đẹp mắt không thua kém trên phim là bao và cách phối cũng khá tương đồng.

Đồng phục của phần nhiều các ngôi trường tại Hàn Quốc thường là váy ngắn trên đầu gối nên các bạn nữ sinh rất thích diện giày sneaker để tạo vẻ ngoài vừa trẻ trung, trendy lại vừa khỏe khoắn, năng động. Ngoài ra, họ cũng thường kết hợp giày sneaker với tất lửng trên mắt cá chút xíu trông hết sức cá tính và đáng yêu.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Đồng phục khẳng định thương hiệu

Đồng phục đôi khi còn trở thành biểu tượng, thương hiệu khẳng định đẳng cấp của các trường phổ thông ở Hàn Quốc. Tiêu biểu như ở Seoul có Trường trung học nghệ thuật Hallim là mơ ước của những cô cậu học sinh mong muốn trở thành người nổi tiếng.

Những ngôi sao từng là học sinh trường nghệ thuật Halim phải kể đến là Dongho (cựu thành viên của U-Kiss), Krystal (thành viên F(x), Ahreum (cựu thành viên T-ara) và Subin (thành viên của Dal Shalbet).

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Các khoa của trường đào tạo về người mẫu thời trang, nhạc kịch, vũ đạo… Nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành ca sĩ, diễn viên nổi tiếng trong làng giải trí K-Pop được khán giả xứ kim chi và nhiều nơi biết đến.

Trưởng Hallim nổi tiếng là nơi toàn trai xinh gái đẹp diện đồng phục đắt đỏ ai cũng choáng. Bộ trang phục này từng được nhiều sao học ở trường này mặc tới chỗ làm, phim trường hay cả các đài truyền hình.

Hình ảnh các sao K-Pop diện bộ đồng phục này đã khiến không ít fan mơ ước một ngày được đặt chân vào trường Hallim. Cách đây không lâu trên một diễn đàn K-Pop đã đưa thông tin về mức giá bộ đồng phục của trường nghệ thuật Halim khiến nhiều người không khỏi choáng.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay
  • Áo khoác: 189 USD
  • Áo jacket: 139 USD
  • Áo sơ mi: Giá 39 USD
  • Vest mặc trong: 55 USD
  • Cardigan: 69 USD
  • Váy/quần: 82 USD
  • Đồng phục thể dục: 75 USD
  • Cà vạt: 15 USD

Với mức giá trên thì tổng chi phí của bộ đồng phục mùa đông là 663 USD (hơn 15 triệu đồng). Trong khi giá của bộ đồng phục mùa hè là 400 USD (hơn 9,3 triệu đồng).

Giống như trường Hanlim, Trường Nghệ thuật biểu diễn Seoul (SOPA) cũng nổi tiếng vì có nhiều idol theo học. Nhờ vậy, bộ đồng phục màu vàng trở nên quen thuộc với các fan K-Pop và nhận được ”mưa” lời khen vì thiết kế đẹp.

Bộ đồng phục với áo khoác màu vàng tươi vào mùa đông và trang phục với áo sơ mi màu xanh cùng caravat họa tiết vào mùa hè luôn là niềm tự hào của học sinh trường này.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Đồng phục của Trường Ngôn ngữ Quốc tế Chungnam cũng nổi bật bởi tông màu không lẫn đi đâu được: màu hồng phấn. Phần áo ngoài của trường được thiết kế dài, rộng giúp các nữ sinh thoải mái hơn, không lo lộ nhược điểm cơ thể.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Trường nghệ thuật Jeonju chọn tông màu lạ, từng bộ được thiết kế vừa với người, điểm nhấn nằm ở phần cổ bèo và huy hiệu quý tộc. Vì bộ đồng phục trông đẹp như 1 chiếc váy diện đi chơi hàng ngày nên số lượng nữ sinh trong trường selfie với đồng phục trên instagram là không đếm xuể.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Tuy nhiên cũng có một số trường thiết kế những mẫu đồng phục mang đậm tính truyền thống. Đây thường là các trường nghiên cứu văn hoá dân gian.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Những bất tiện

Có thể người ta cảm thấy thích thú với những bộ đồng phục váy ngắn đáng yêu của học sinh Hàn Quốc, coi đó là một nét thú vị của nữ giới quốc gia này. Nhưng đôi khi chỉ người ngắm mới lấy đó làm sự vui thích, còn đối với nữ sinh Hàn Quốc, chuyện không đơn giản chỉ là quần áo đẹp.

Đã từng có nhiều tranh luận nổ ra tại các diễn đàn quốc tế, cho rằng đồng phục nữ sinh Hàn Quốc hiện đang quá ngắn và có phần khêu gợi. Phần da thịt lộ ra khá nhiều, tạo điều kiện cho những kẻ biến thái chòng ghẹo phụ nữ, cũng như tăng nguy cơ bị dòm ngó, tấn công nhằm vào nữ sinh.

Hàn Quốc là đất nước có bốn mùa thay đổi rõ rệt, mùa hè khá nóng và mùa đông thì rất lạnh. Chỉ một số ít trường chấp nhận cho nữ sinh mặc quần dài bên trong váy, còn lại đều quy định rất nghiêm ngặt, chỉ cho học sinh được mặc váy đồng phục mà không cho mặc đồ khác, kể cả khi trời tuyết rơi lạnh dưới -10ºC.

Các bậc phụ huynh vì lo cho sức khoẻ con em đã lên tiếng đòi thay đổi quy định, thế nhưng nhiều trường vẫn kiên quyết không chịu đổi mới quy định, cho rằng bộ trang phục là gìn giữ hình ảnh đẹp của học sinh Hàn Quốc, cũng như sử dụng trang phục có thể khiến học sinh khoẻ mạnh hơn, có khả năng đề kháng cao hơn đối với các loại cảm cúm thông thường. Để đối phó lại cái lạnh, các em học sinh còn nghĩ ra biện pháp quấn chăn đi học, vừa có thể che chắn cho bản thân, vừa chống được cái lạnh.

Đến mùa hè, việc đắp chăn trở nên không khả quan vì thời tiết nóng nực. Ngồi học mà cứ phải khép nép cả buổi sẽ vừa không tốt cho tư thế, vừa gây mất tập trung. Vì vậy, nhiều trường học cấp 2, cấp 3 Hàn Quốc còn thống nhất lắp một tấm chắn bằng gỗ ở trước bàn các nữ sinh khi các em ngồi học.

Đồng phục của học sinh Hàn Quốc xưa và nay

Chỉ tính riêng tỉnh Chungnam cũng mất 1,3 tỉ KRW (25,6 tỷ VND) để trang bị cho toàn bộ các trường cấp 2 và cấp 3 trên toàn tỉnh.

Dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao không cho nữ sinh mặt quần dài để tiết kiệm tiền?

Có vẻ dường như đồng phục nữ sinh đã trở thành một biểu tượng cho trường học Hàn Quốc nên việc thay đổi quy định này chắc sẽ còn gặp nhiều phản đối.

BẠN CHƯA BIẾT:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).