Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ dịch vụ thương mại 5G vào ngày 5 tháng 4 năm 2019. Số lượng thuê bao 5G tại Hàn Quốc đã chạm mốc 1 triệu vào giữa tháng 6 và dự kiến sẽ đạt 4 triệu thuê bao vào cuối năm nay.

Các nhà mạng Hàn Quốc hiện đang cung cấp vùng phủ sóng 5G tại các khu vực đô thị đông đúc ở 85 thành phố trên khắp đất nước châu Á này. Vào cuối năm nay, vùng phủ sóng 5G cũng sẽ được mở rộng đến các khu vực nông thôn và ngoại ô ở 85 thành phố.

XEM THÊM:

Mạng 5G ra biên giới

Vào tháng 6/2018, Hàn Quốc đã hoàn thành một quy trình đấu thầu thông qua đó họ đã cấp phổ tần ở cả hai băng tần 3,5 GHz và 28 GHz cho các nhà mạng. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong phổ tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong phổ tần 28 GHz. Phổ tần được chia thành 28 khối và 24 khối.

Các nhà khai thác tham gia SK Telecom, KT Corp và LG Uplus có giới hạn 10 khối cho mỗi phổ tần. Các công ty viễn thông đã trả tổng cộng 3,6183 nghìn tỷ won (3,3 tỷ Đô la) cho phổ tần, cao hơn 340 tỷ won so với giá khởi điểm 3,3 nghìn tỷ won. Thời hạn giấy phép phổ tần 3,5 GHz là 10 năm và phổ tần 28 GHz là 5 năm.

Nhà cung cấp mạng viễn thông KT vừa bắt đầu phục vụ dịch vụ 5G ở khu vực biên giới chia cắt Hàn Quốc và Triều Tiên, khu vực từng được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton gọi là nơi nguy hiểm nhất thế giới.

XEM THÊM: Những điều chưa biết về chiến tranh Nam – Bắc Hàn.

200 cư dân sống cách biên giới 400m thường được bảo vệ bởi lực lượng quân đội có vũ trang, dây thép gai và rào chắn chống tăng. Những người này không được phép rời khỏi nhà hoặc làm việc trên các cánh đồng nếu không có người hộ tống.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết, họ đã thử nghiệm các trạm 5G trên nhằm đảm bảo tín hiệu không thể vượt qua biên giới.

Công nghệ mạng viễn thông mới đã có thể sử dụng ở làng hòa bình Daeseong, ở vùng phi quân sự rộng 4km giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc. Công nghệ này sẽ giúp dân làng có thể phục vụ các dịch vụ trực tuyến một cách tốt hơn như học yoga qua mạng hay điều khiến hệ thống tưới nước cho cây trồng.

Trưởng thôn Daeseong, ông Kim Dong-gu đã bày tỏ sự vui mừng: Hiện tại, khu vực có đời sống nhiều hạn chế và căng thẳng này của chúng tôi sẽ có một cuộc sống tốt đẹp.

Lắp 5G trên bãi biển

Đầu tháng 8 là dịp nghỉ hè của người dân Hàn Quốc. Giới công chức và công nhân thường sẽ được nghỉ từ 2-5 ngày và địa điểm được người dân Hàn Quốc tìm đến nhiều nhất chính là những bãi biển.

XEM THÊM:

Nhà thầu của dự án lắp 5G trên bãi biển chính là LG Uplus. Được biết, mạng 5G sẽ được lắp tại hơn 50 bãi biển trên toàn quốc.

Với mạng 5G này, người dân Hàn Quốc có thể truy cập mạng Internet mọi lúc mọi nơi.

Công ty quản lý trang web đo tốc độ Internet toàn cầu, công bố ngày 14/7, cho biết tốc độ truy cập Internet bình quân của Hàn Quốc là 76,74 Mbps (Megabit/giây), đứng đầu trong số 140 nước được khảo sát.

Hàn Quốc đã vượt qua Na Uy (67,93Mbps), nước luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về tốc độ truy cập Internet kể từ tháng 8 năm ngoái. Tốc độ trung bình truy cập Internet qua điện thoại ở Hàn Quốc cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới là 27,22 Mbps.

Tốc độ truy cập Internet qua thiết bị di động của Hàn Quốc trong tháng 3 đạt 54,89Mbp, đứng thứ sáu thế giới, sang tháng 4 đạt 63,81Mbps, giữ vị trí thứ ba và chỉ một tháng sau đã vươn lên vị trí số một thế giới, tăng đến 79,7% so với một năm trước.

Mạng 5G giúp quản lý toà nhà thông minh

Mạng 5G trong tương lai sẽ là yếu tố quan trọng giúp các tòa nhà sẽ trở nên thông minh hơn.

Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của mạng 5G sẽ là Internet of Things (IoT). Đối với người quản lý bất động sản, điều này đồng nghĩa với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh hơn với nhiều dữ liệu hơn. Cùng với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), điều này có thể tiết kiệm đáng kể chi phí trong dài hạn.

Tương tự, với 5G, các đô thị cũng sẽ trở nên thông minh hơn. Các thiết bị sử dụng mạng 5G sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các thành phố thông minh, nơi dữ liệu lớn (big data) được sử dụng để xử lý để điều phối giao thông, chất thải, nước và năng lượng. Các cảm biến trên toàn thành phố sẽ có thể truyền dữ liệu thời gian thực cho phần mềm quản lý thành phố.

Mạng 5G chống dịch bệnh

Ý tưởng sử dụng mạng di động để chống lại các bệnh truyền nhiễm đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2015. Tại Hàn Quốc, căn bệnh này cũng đã cướp đi 37 mạng sống sau khi lây nhiễm sang 186 người.

Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này, KT đã giới thiệu một hệ thống để tìm hiểu xem một hành khách vào Hàn Quốc có đến các quốc gia bị nhiễm MERS hay không. Nếu hành khách được phát hiện đã đến các quốc gia này, KT đã chia sẻ thông tin với cơ quan phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc.

Hiện tại, KT đang tìm cách mở rộng phạm vi của sáng kiến để không chỉ phòng chốngđại dịch toàn cầu mà còn phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, một lĩnh vực cũng dễ bị tổn thương bởi đại dịch xuyên quốc gia như con người.

Lãnh đạo của KT cho biết: Bình thường, chỉ những người đồng ý cung cấp thông tin cá nhân mới có thể nhận được thông tin về dịch bệnh. Nhưng hệ thống cảnh báo này khả dụng cho bất kỳ ai khi có đại dịch.

Một số quốc gia châu Á gần đây đã bị dịch tả lợn châu Phi, có nguồn gốc từ các nước châu Phi.

Để cải thiện hệ thống phòng chống dịch bệnh, KT kêu gọi các chính phủ trên thế giới thu thập thông tin về các bệnh trên động vật và chia sẻ với nhau. KT cũng cam kết bảo vệ thông tin nhạy cảm thông qua công nghệ blockchain. Sử dụng công nghệ CNTT không chỉ làm tăng năng suất trong nông nghiệp mà còn có thể giúp vật nuôi tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).