Nhắc đến gà rán, chúng ta thường nghĩ ngay đến những chuỗi nhà hàng fastfood nổi tiếng như KFC, McDonald’s hay Lotteria.

Trong thực tế, gà rán áo bột giòn cũng là một khái niệm mới mẻ với người Hàn, được mang đến bởi người Mỹ trong thời kỳ chiến tranh. Trước đó, hầu hết người ta chỉ luộc hoặc gấp gà. Tuy nhiên, từ một món ăn “chẳng phải của mình” như thế, người Hàn đã thêm vào những biến tấu rất riêng mang nét đặc trưng của ẩm thực Hàn, khiến cho gà Hàn Quốc (Korean Chicken) trở thành một từ mang tính phổ biến toàn cầu.

Gà rán Hàn Quốc có tuổi đời không quá cao, ít ra là sau các hãng thức ăn nhanh có thịt gà nổi tiếng. Thế nhưng nhìn vào thực tại, gà rán kiểu Tây vẫn chỉ là thức ăn nhanh, còn gà rán Hàn Quốc lại có chỗ đứng riêng, chẳng những đắt hơn mà còn được nhiều người săn đón.

Điều gì làm nên thương hiệu gà rán Hàn Quốc?

Ở Hàn Quốc, gà rán bắt đầu manh nha với sự xuất hiện của món gà nướng rotisserie vào những năm 1960. Gà nướng rotisserie là tinh hoa ẩm thực Pháp, nhưng nhanh chóng ăn sâu vào văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Vào năm 1977, thương hiệu gà rán đầu tiên của Hàn Quốc – Lim’s Chicken chính thức ra mắt.

Điều gì làm nên thương hiệu gà rán Hàn Quốc?

Đến những năm 1990, các phiên bản gà rán Hàn Quốc hiện đại đã xuất hiện một cách mạnh mẽ và thực sự trở thành một món ăn được ưa chuộng với sự ra đời của các nhà hàng như KyoChon 1991, Nene Chicken. Hai thương hiệu này đều được mở vào những năm 1990.

Gà rán Hàn Quốc hiện đang là một mặt hàng xuất khẩu quốc tế khổng lồ với các chuỗi như Bonchon, KyoChon. Đầu bếp nổi tiếng David Chang của Momofuku có quá nhiều việc phải làm để mở rộng sự phổ biến của món ăn này đến những nơi xa xôi như Hoa Kỳ, Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Phillippines, Myanmar, Việt Nam và Singapore.

Các loại sốt

Nước sốt làm nên điểm khác biệt cho các món gà Hàn Quốc. Cũng cùng một món gà rán, nhưng sốt khác nhau lại cho ra nhiều thành phẩm khác nhau.

Ý tưởng sốt gà, thịt sau khi chiên thật ra không mới, nhưng người Hàn lại biến nó thành điểm đặc trưng của mình bằng cách sử dụng nguyên liệu truyền thống như tương đen, mật ong, gochujang… Nếu đã từng ăn gà Hàn Quốc thì hẳn ai trong chúng ta cũng từng lặng người trước hằng hà sa số các loại nước sốt, không biết chọn loại nào.

Điều gì làm nên thương hiệu gà rán Hàn Quốc?

Bây giờ, ngoại trừ các loại sốt cơ bản kể trên thì mỗi nhãn hàng, thương hiệu đều gần như tạo riêng cho mình một công thức đặc biệt chẳng nơi nào có, làm giàu thêm cho thư viện sốt gà vốn đã quá đa dạng. Tuy nhiên các loại sốt kinh điển nhất, được ưa thích nhất hẳn phải kể đến loại sốt cay chua ngọt trứ danh.

Cách chế biến

Thuở đầu, gà Hàn Quốc thường lấy gà rán làm chính, song hiện tại, bỏ đi chữ rán, gà Hàn Quốc có thể được nướng, được rút xương trước khi chiên, được xào, phủ phô mai đút lò… nhiều không kể xiết. Bằng cách này, gà Hàn Quốc đã tách bạch mình ra khỏi lĩnh vực thức ăn nhanh. Phương thức rán gà thật ra rất tiện lợi và nhanh, tuy nhiên nhiều món khác thì không thế.

Điều gì làm nên thương hiệu gà rán Hàn Quốc?

Ở cửa hàng thức ăn nhanh với gà rán sẵn cùng những chiếc máy rán công nghiệp canh đúng thời gian cho mỗi mẻ thì gà Hàn Quốc lại mang hương vị nhà hơn, khi mà được rán thủ công, sốt thủ công, được nướng, được xào được bỏ lò theo yêu cầu của khách. Sự đa dạng trong cách chế biến này cũng góp phần tạo nên vị thế của gà Hàn Quốc như hiện tại. Đến cả những người không thích đồ rán, chiên cũng sẽ thích các món khác.

Nhờ các Idol Hàn Quốc

Với những ai yêu mến phim Hàn hoặc các idol K-Pop chắc chắn sẽ quen với việc nhìn trai xinh, gái đẹp xứ sở kim chi ăn gà rán một cách ngon lành. Đó có lẽ cũng là một trong những cách thức để món ăn tưởng chừng đơn giản này trở nên nổi tiếng toàn cầu.

Điều gì làm nên thương hiệu gà rán Hàn Quốc?

Việc ăn gà, gọi gà đến nhà là việc hết sức phổ biến và thường là một trong những lựa chọn đầu tiên của giới trẻ Hàn khi đi ăn. Thậm chí, khi chúng ta còn đang nhắc tới gà Hàn Quốc bằng ba chữ để phân biệt thì người Hàn rút gọn lại chỉ còn một chữ gà (chikin – 치킨). Từ gà chung chung này lại có thể chỉ ngay đến trường phái các món gà thuộc ẩm thực Hàn Quốc.

Và khi các idol thể hiện điều đó ra nhiều lần, hiển nhiên sẽ hình thành một loại ám thị khiến fan của họ cũng thích gà Hàn Quốc theo. Sự nổi tiếng của gà Hàn Quốc cũng như các món ăn xứ sở Kim Chi gần như luôn gắn liền với sự phổ biến về văn hoá trẻ của Hàn.

Ảnh hưởng văn hoá

Người Hàn Quốc thích ăn gà rán và họ đã nâng món gà rán thành một nghệ thuật ẩm thực với hàng trăm thương hiệu và hơn 36.000 quán gà trên toàn quốc, nhiều hơn cả số cửa hàng McDonal trong nước. Sau khi nhìn vào thống kê, cứ trung bình 1km lại có 1 quán gà rán, người ta đã phải thốt lên Hàn Quốc quả là thiên đường gà rán.

Điều gì làm nên thương hiệu gà rán Hàn Quốc?

Người Hàn lại còn đẩy việc ăn gà rán lên thành một nét văn hoá mới là Chimaek. Ở Hàn Quốc, ăn gà rán mà thiếu bia thì chẳng thể gọi là ăn gà rán. Do đó, từ chimaek – từ gọi tắt của ăn gà rán và uống bia, đã trở thành một văn hóa bên bờ sông Hàn (chi là chicken, có nghĩa là maek – có nghĩa là bia). Mặc dù bạn có thể lựa chọn một loại đồ uống không cồn để kết hợp với gà rán (như Coca chẳng hạn) nhưng bia vẫn là lựa chọn hàng đầu.

XEM THÊM: Văn hóa chimaek bên sông Hàn của người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc còn tổ chức cả những lễ hội dành riêng cho gà rán. Lễ hội bia và gà rán đã trở thành một trong những lễ hội thường niên của thành phố Daegu. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức đủ loại thương hiệu gà, uống bia tươi mát lạnh và cùng đu đưa theo điệu nhạc sôi động của các DJ nổi tiếng. Sân khấu chính sẽ còn có nhiều phần công diễn âm nhạc hấp dẫn, các cuộc thi ẩm thực (liên quan đến bia và gà) và rạp chiếu phim ngoài trời dành cho những vị khách muốn xem phim ban đêm.

XEM THÊM: Lễ hội bia và gà rán Daegu

Sự phổ biến của chimaek bùng nổ trong những năm gần đây nhờ góp mặt trong những bộ phim truyền hình đình đám Hàn Quốc và sự đi lên của các chuỗi nhà hàng. Nhiều nhà hàng chimaek có mặt ở khắp xứ Hàn, mở dịch vụ giao hàng gà tươi và bia ở mọi nơi từ nhà riêng, văn phòng cho đến các điểm dã ngoại.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).