Theo một khảo sát do chính quyền thành phố Gwangju thực hiện từ tháng 3~10/2019, có 24.7% số người tham gia trên tổng số gần 400 người lao động nước ngoài từ 17 quốc gia khác nhau cho biết có gặp khó khăn trong việc đòi tiền công lao động xứng đáng được hưởng.

Đối tượng tham gia điều tra không chỉ gồm những người đang có visa lao động phổ thông (E-9) và visa lao động tạm thời (H-2) mà cả nhóm lao động bất hợp pháp, du học sinh và người tị nạn…

Tỷ lệ bị trì hoãn/nợ lương (임금체불) ở nhóm người cư trú bất hợp pháp là 33.3%, cao hơn hẳn so với nhóm cư trú có visa hợp pháp (23.8%).

Nguyên nhân được cho là bao gồm cả lý do khách quan như doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chuẩn bị phá sản nên chậm trễ trong việc trả lương và lý do chủ quan như các chủ doanh nghiệp cố tình dùng thủ đoạn ăn chặn lương của người lao động nước ngoài vốn gặp khó khăn trong hiểu biết về luật pháp và ngôn ngữ.

Khi được hỏi về cách xử lý trước tình trạng bị quỵt tiền công, 68.2% cho biết họ buộc phải tìm việc mới, trong khi 31.8% còn lại thừa nhận mình không làm gì cả.

Ngoài ra 54.5% số người lao động cho biết họ đã từng là nạn nhân của việc tấn công về mặt tinh thần hoặc thể xác, chủ yếu là từ ông chủ hoặc các đồng nghiệp người Hàn. Nam giới có xu hướng gặp nhiều hơn (56.8%) so với nữ giới (48%).

Điều này cho thấy một nhu cấp thiết về việc giáo dục nhân quyền đối với người lao động Hàn Quốc đang làm việc cùng người lao động nước ngoài.

Hồi tháng 8 vừa qua, một video đã được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh một lao động người Uzbekistan bị ông chủ Hàn bạo hành trên cánh đồng làm việc đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ và cảnh sát đã phải bắt tay vào điều tra.

Trong video, đi kèm với những lời mắng nhiếc thậm tệ như “Làm nhanh đi trước khi tao giết mày” hay “Mày hỏi găng tay cái gì, tự đi mà mang theo” thì người đàn ông Hàn cũng đánh mạnh vào đầu và dùng chân đá vào người khi nạn nhân ngã xuống đất.

Theo Dịch vụ thông tin Tuyển dụng Hàn Quốc, số lao động nước ngoài tại tỉnh Jeonnam hiện nay vào khoảng 14.000 người. Trong đó, các chủ nhà máy là nhà tuyển dụng lớn nhất với 8.400 công nhân làm việc trong nhóm ngành sản xuất, theo sau là nhóm ngành nông nghiệp và chăn nuôi (2.290 người), đánh bắt cá (2.986), xây dựng (693 người) và dịch vụ (104 người).

Trong trường hợp thành phố Gwangju, số lao động nước ngoài có đăng ký tại thời điểm hiện tại là 7.515 người. Ông Kim Kyeong Ho, cán bộ Văn phòng hợp tác lao động cho biế thành phố sẽ có kế hoạch phát triển các biện pháp toàn diện nhằm hỗ trợ người lao động nhập cư ở Gwangju dựa trên kết quả khảo sát đã thu được kể trên.

Cần lưu ý rằng, cho dù bạn đang cư trú hợp pháp hay bất hợp pháp ở Hàn Quốc hãy liên lạc với các tổng đài của chính phủ Hàn Quốc để được hỗ trợ miễn phí về mọi mặt.

CẦN BIẾT: Các bài tiếng Hàn thiết thực giúp bạn tránh được các tiêu cực trên

Tổng hợp từ Nocutnews

author-avatar

About Huong Tran

Làm việc tự do, sống và hưởng thụ từng ngày ý nghĩa trên mảnh đất vừa xa lạ vừa thân quen Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).