Làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trong hoạt hoạt động tuyển dụng ở xã hội Hàn Quốc? Lời giải đó là các luật, qui định. Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm và giám sát chặt chẽ việc ban hành nhiều luật, các đạo luật cứng rắn, các quy định nghiêm khắc liên quan tới lao động.

Mới đây, Hàn Quốc thi hành luật cấm lạm dụng quyền hạn nơi công sở. Vào ngày 17/7, chính phủ Hàn Quốc lại ra thêm đạo luật cấm nhà tuyển dụng hỏi ứng viên xin việc về thông tin cá nhân không cần thiết.

XEM THÊM:

Hỏi đời tư sẽ bị phạt

Theo đó, vùng cấm hỏi bao gồm thông tin về nơi sinh, thành viên gia đình, tài sản, tình trạng hôn nhân, tình trạng cơ thể (chiều cao, cân nặng).

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng có thể hỏi một số thông tin nếu chúng có tính thiết yếu để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí cần tuyển dụng, ví dụ công việc người mẫu.

Hàn Quốc cấm nhà tuyển dụng hỏi về đời tư ứng viên

Theo Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, công ty nào vi phạm lệnh cấm sẽ bị phạt 3 triệu KRW (khoảng 60 triệu đồng) cho lần đầu tiên, bốn triệu KRW lần thứ hai, và 5 triệu KRW cho lần vi phạm thứ ba.

Từ quan điểm xã hội và văn hóa, từ chối trả lời các câu hỏi của nhà phỏng vấn là hết sức thô lỗ ở Hàn Quốc. Ngoài ra, cùng với văn hóa tôn trọng những người có thâm niên, người cao tuổi hoặc người có cấp bậc, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc đề cao hệ thống thứ bậc nghiêm ngặt. Nhân viên được mong đợi phải trung thành, làm theo hiệu lệnh và không được cãi lại cấp trên.

Nếu không trả lời câu hỏi của nhà phỏng vấn, điều này sẽ khiến cho nhà phỏng vấn cảm thấy bẽ mặt trước đồng nghiệp của họ, một vấn đề không hề đơn giản đối với nhà tuyển dụng. Do vậy, để tìm được việc làm, nhiều ứng cử viên không thể từ chối các câu hỏi mang tính chất phân biệt đối xử của nhà tuyển dụng.

Vấn đề kể trên trong thị trường lao động Hàn Quốc đã khiến cho nhiều thanh niên từ bỏ việc làm hoàn toàn, tham gia một nhóm gọi là Neets, viết tắt của Không học hành, không đào tạo, không làm việc. Những người này chiếm khoảng 15% dân số trẻ Hàn Quốc, gần gấp đôi mức trung bình của OECD. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc mong muốn tìm kiếm công việc ở nước ngoài ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Nhiều người cho rằng, việc trừng phạt các công ty với các mức phạt chỉ là một sự thay đổi bề ngoài, không có hiệu quả trong việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển dụng. Những gì mà thế hệ trẻ mong muốn đó là một sự thay đổi trong văn hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên, những mong muốn trên không thể trở thành hiện thực trong thời gian ngắn.

Đây là một bước khởi đầu để dẹp bỏ những định kiến bám rễ sâu trong xã hội. Tuy nhiên, việc thông qua đạo luật trên đã khiến cho nhiều thanh niên có dũng khí không trả lời các câu hỏi mang tính chất phân biệt đối xử.

XEM THÊM: 12 thói quen hình thành khi bạn sống ở Hàn Quốc

Hồ sơ xin việc không dán ảnh

Trước đó, vào năm 2017, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra quy định cấm doanh nghiệp yêu cầu ứng cử viên dán ảnh chân dung vào hồ sơ xin việc. Tức là doanh nghiệp phải sử dụng các mẫu đơn xin việc đã được chính phủ chấp thuận hoặc sử dụng các mẫu đơn xin việc mà chính phủ cung cấp.

Hàn Quốc cấm nhà tuyển dụng hỏi về đời tư ứng viên

Nhìn chung, người Hàn Quốc rất chú trọng chau truốt ảnh chân dung trong hồ sơ xin việc. Họ còn có xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ nhằm gia tăng lợi thế khi xin việc. Chính vì vậy nên nhiều người Hàn Quốc cho rằng: Xấu xí là thất bại của đời người. Trước khi xin việc, họ đầu tư phẫu thuật thẩm mĩ nhằm có ngoại hình hoàn hảo, đánh bại đối thủ cạnh tranh.

XEM THÊM: Từ 2019, các công ty tuyển dụng ở Hàn Quốc sẽ bị phạt 5 triệu KRW nếu hỏi về đời tư ứng viên

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).