Một người đàn ông đang rán gà trong tiệm gà rán gia đình của mình tại Hàn Quốc.

200652577_700

Ngày càng có nhiều tiệm gà rán mọc lên như nấm tại Hàn Quốc, và rất nhiều các tiệm này đều do những người trung niên hay cao tuổi điều hành. Cụm từ “사장” (sajang) không chỉ dành cho những ông giám đốc có nhà máy, xí nghiệp hay hàng nghìn nhân viên, mà còn gọi chung cho những chủ cửa hàng với nhiều loại hình, quy mô khác nhau. Gọi như thế vừa lịch sự, vừa là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với người bán hàng. Thế nên nhiều khi người Hàn Quốc nói đùa rằng, ngay cả một ông chú làm việc một mình trong tiệm sửa giày hay đánh giày cũng đều được gọi là “사장” (sajang).

Người trung niên, người về hưu ở Hàn Quốc sống khá chật vật. Do khủng hoảng kinh tế, cũng như những cạnh tranh khắc nghiệt trong môi trường làm việc mà nhiều khi họ phải nghỉ hưu sớm.

Vài năm trước, có một cụm từ khá phổ biến tại Hàn Quốc có nghĩa “về hưu bắt buộc ở tuổi 38” (삼팔선) .Ý nói về tình trạng nhiều nhân viên, ngay cả những người làm tại các công ty lớn, đã bị gây áp lực để phải nghỉ hưu khi qua tuổi 38, độ tuổi sung mãn trong sự nghiệp của đời người. Tình trạng đó vẫn còn rất phổ biến.

Khi bị bắt buộc hoặc tự nguyện về hưu, nhiều người Hàn Quốc không chịu nghỉ ngơi, họ thường bắt tay vào ngay một công việc mới. Người có tiền thì lập công ty, cửa hàng riêng, người không có vốn thì làm nhân viên giao hàng, chạy taxi. Cũng bởi vậy mà đội ngũ taxi ở Hàn Quốc đều từ trung niên trở lên, có người 70 tuổi vẫn chạy taxi “ngon lành”. Lý do làm việc nhiều khi không chỉ để kiếm tiền, nhiều người chia sẻ, họ muốn làm việc để cuộc sống luôn năng động và có ý nghĩa hơn.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).