Sáng 30/9, trên mạng xã hội Facebook tràn ngập những hình ảnh chia sẻ về mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội từ website giám sát chất lượng không khí AirVisual. Người dân đang rất lo lắng về tình hình ô nhiễm của các thành phố lớn tại Việt Nam.

Thực ra, đây cũng là vấn đề khiến chính phủ và người dân Hàn Quốc “đau đầu” trong nhiều năm gần đây. Có tới 97% số người được Bộ Môi trường hỏi năm 2018 cho biết ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng về thể xác hoặc tâm lý cho họ.

Vậy ô nhiễm không khí, bụi mịn gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Định nghĩa bụi mịn

Loại bụi có đường kính 10 μm gọi là PM10 là bụi mịn. Nguy hiểm nhất là loại bụi siêu mịn PM2.5. Kích thước 2,5µm là chỉ bằng một phần hai mươi đến một phần ba mươi độ dày của sợi tóc người.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, WHO, nồng độ siêu bụi trong không khí là 10µµg/m3 và 20µµg/ m3 trung bình mỗi năm, lần lượt với loại bụi PM 2.5 và PM 10 được coi là an toàn. Nhưng chỉ số đó ở Hàn Quốc là gấp hơn hai lần trong những năm gần đây.

Những điều cần biết về bụi siêu mịn trong không khí

Bụi mịn có nguồn gốc từ đâu

Bụi mịn chủ yếu được sinh ra khi đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu hỏa, nguồn nhiên liệu chính tạo ra khí thải ở xe ôtô và công xưởng.

Ở Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu môi trường kết luận rằng Trung Quốc gây ra 50-60% tình trạng ô nhiễm của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục rằng họ không hoàn toàn có lỗi về không khí ô nhiễm của Hàn Quốc, và yêu cầu Seoul phải có trách nhiệm nhiều hơn.

Việc yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc ô nhiễm môi trường liên quan nhiều đến lý do chính trị nên chính phủ Hàn Quốc xác định rằng trước hết phải tập trung cải thiện môi trường trong nước.

Tác hại của bụi mịn

Những hạt bụi có kích thước nhỏ, đặc biệt PM2.5 có thể đi thẳng vào mô, phế nang phổi, đường hô hấp trên, gây nên bệnh hô hấp. Về lâu dài, chúng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính.

Những người dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này là người già, phụ nữ có thai, trẻ em và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…

Chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều, người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp.

Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao, tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch sẽ gia tăng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàng năm ở hàn Quốc có 18.000 người được cho là chết từ các bệnh liên quan đến ô nhiễm.

Vấn đề này cũng thường xuyên xuất hiện trên mặt báo và được người dân quan tâm, nhưng thường theo mùa. Các chính trị gia Hàn Quốc phải chịu nhiều áp lực giải quyết vấn đề mỗi khi tình trạng bụi mịn tồi tệ nhất trong mùa xuân và mùa đông.

Một phụ huynh chia sẻ khi được phỏng vấn: “Tôi không đòi hỏi nhiều. Tôi chỉ muốn con tôi được chạy chơi bên ngoài dưới bầu trời xanh và có thể nghịch đất. Đó là mong muốn lớn nhất của tôi.”

Kinh tế Hàn Quốc thiệt hại vì bụi mịn

Bụi mịn đã khiến nền kinh tế Hàn Quốc thiệt hại hơn 4.230 tỉ KRW (3,72 tỷ USD) trong năm 2018 do làm giảm sút các hoạt động sản xuất.

Cụ thể, trong những ngày áp dụng biện pháp khẩn cấp chống bụi mịn năm 2018, kinh tế Hàn Quốc đã bị thiệt hại 158 tỉ KRW (139 triệu USD) do các hoạt động sản xuất bị giảm sút.

Các biện pháp đối phó với bụi mịn như trang bị khẩu trang đặc biệt đã khiến các hộ gia đình ở Hàn Quốc phải chi tới 21.260KRW (gần 19USD) mỗi tháng, chiếm 0,83% mức chi phí trung bình hàng tháng của họ.

Tình trạng ô nhiễm bụi mịn gia tăng đang làm thay đổi xu hướng mua sắm các thiết bị gia dụng của người dân với việc chọn mua máy lọc không khí và máy sấy quần áo.

Tình trạng bụi mịn cũng ảnh hưởng tới ngành du lịch của Hàn Quốc. Nhiều du khách quốc tế đến Hàn Quốc phàn nàn họ bị nhầm lẫn khói bụi do nồng độ bụi mịn cao với sương mù hoặc hơi nước.

Chính sách chống bụi mịn của chính phủ Hàn Quốc

Ngày 13/3/2019, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua tám dự luật liên quan tới vấn nạn bụi mịn.

Quốc hội đã thông qua Dự luật Cơ bản về sự cố, thảm họa và quản lý an toàn sửa đổi, trong đó quy định rõ về thiệt hại liên quan tới bụi mịn trong mục định nghĩa về “thảm họa xã hội;” quản lý bụi mịn ở cấp độ “thảm họa”.

Luật được thông qua tạo cơ sở pháp lý để chính phủ có thể rót ngân sách thực hiện các biện pháp giải quyết tình trạng bụi mịn.

  • Lắp đặt máy lọc không khí công suất cao tại các trung tâm y tế và trường học.
  • Các địa điểm công cộng, như công viên sông Hàn cũng được lắp máy hút bụi.
  • Các trường học tạm dừng hoạt động ngoài trời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh vào ngày có cảnh báo bụi.
  • Huy động xe cứu hỏa phun nước, làm sạch đường phố.
  • Nhân viên chính phủ tại những khu vực chịu ảnh hưởng của bụi mịn bắt buộc phải tuân thủ quy định sử dụng ôtô theo biển đăng ký chẵn-lẻ.
  • Cấm các phương tiện có lượng xả khí thải ở mức 5, mức cao nhất lưu thông.
  • Hỗ trợ hủy xe ôtô cũ, hủy xe tải chạy bằng dầu diesel của giới tiểu thương, tiến đến xóa bỏ hoàn toàn xe ôtô chạy bằng dầu diesel tới năm 2030.
  • Cho phép bán xe chạy bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LPG) cho cả người tiêu dùng nói chung, thay vì hạn chế bán đối với taxi, xe cho thuê, xe cho người tàn tật.
  • Tất cả các bãi đỗ xe do thành phố Seoul điều hành đóng cửa trong những ngày nồng độ bụi cao.
  • Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá thải ra nhiều bụi nhỏ thuộc đối tượng phải dừng hoạt động. Các bãi than ngoài trời sẽ phải di dời dần vào trong nhà để giảm phát sinh bụi nhỏ.
  • Gửi cảnh báo về nồng độ bụi mịn cao cho người dân. Khi bụi mịn trên 90µµg/m3 trong 2 tiếng đồng hồ liên tục, tin nhắn SMS sẽ được gửi về điện thoại của người dân, mang nghĩa “cảnh báo”. Còn nếu chỉ số trên 150µµg/m3, tin nhắn sẽ mang nghĩa “báo động”.

Các tin nhắn cảnh báo về bụi mịn được coi nghiêm trọng ngang với cảnh báo về thảm họa, không chỉ trên điện thoại, chúng còn xuất hiện trên khắp tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và các địa điểm công cộng từ xe bus đến các bến tàu, tàu điện ngầm.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).