Theo số liệu thống kê vào năm 2019 của cục thống kê giáo dục Kess, số lượng du học sinh đến Hàn Quốc học tập đã vượt 160 ngàn người.

Số lượng theo học bậc đại học là 111.587 người và cao học là 35.506 người. Riêng số lượng du học sinh đang theo học tại Seoul là 65.943 người.

Có hơn 181 quốc gia có sinh viên đang theo học tại đây, điển hình như Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ… Số sinh viên theo học chương trình học vị là 92.030 người trong tổng số 160,165 người. Trong tình trạng số lượng sinh viên nước ngoài ngày một tăng lên, các nhà trọ, quán ăn và ký túc xá cũng dần tăng theo.

Những năm gần đây, khi dạo quanh các trường đại học, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều thứ tiếng được sử dụng xung quanh như tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật và cả tiếng Nga.

Ngoài ra các du học sinh đến từ những nước khác nhau đã góp phần tạo nên những phong cách ăn mặc, màu sắc vô cùng đa dạng.

Quanh khu vực trường đại học Korea, nơi hiện đang có rất nhiều sinh viên ngoại quốc đang theo học, các nhà hàng, quán ăn ẩm thực các nước cũng tăng lên đáng kể.

Một chủ quán nhà hàng Việt Nam cho biết: Khi tôi đi vào con đường này, mỗi một bước đi, tôi sẽ đều nghe được tiếng nước ngoài, không những vậy khi tôi nhìn thấy những sinh viên đó kéo vali, tôi đã biết được rằng “À! kỳ nghỉ đã bắt đầu”.

Xuất thân và động cơ của mỗi học sinh

Một sinh viên Trung Quốc đang là chủ tịch hội sinh viên Trung Quốc tại trường đại học Korea cho biết: “Chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể hiểu được sinh viên. Nhiều du học sinh Trung Quốc đến đây du học có thể là do địa lý gần, hoặc do ảnh hưởng của làn sóng Hallyu, văn hóa Hàn Quốc hoặc do Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển”.

Một sinh viên Canada cho biết: “Tôi có ý định học tiếng Hàn vì nó rất cần cho kinh doanh quốc tế, do đó thông qua một cuộc tìm kiếm, tôi đã biết đến ngôi trường này”.

Một sinh viên người Nhật đến từ trường Sungkyunkwan cũng chia sẻ lý do mình đến đây: “Tôi đã lựa chọn đến đây học và thôi học tại một trường đại học ở Nhật. Tôi đã từng ấp ủ ước mơ là được đi học tiếng Hàn và đi làm một công việc liên quan đến Hàn và Nhật.

Vấn đề về ngôn ngữ là một sự trở ngại lớn trong môi trường đại học. Thông qua một chương trình giúp đỡ sinh viên ngoại quốc 1:1, tôi đã được nhận giúp đỡ từ một bạn Hàn Quốc và điều này giúp tôi thích ứng tốt hơn trong môi trường đại học.”

Một sinh viên đến từ Brazil hiện đang học tại Đại học Sejong cũng bày tỏ: “Tôi thích học âm nhạc ứng dụng và đã quyết định theo học tại một ngôi trường nhỏ ở Los Angeles nhưng cũng đã quyết định nghỉ học và vào năm ngoái tôi đã đến đây.

Tôi đã nhận được lời giới thiệu và nhập học tại trường Sejong. Ký túc xá cũng như các hoạt động tình nguyện ở đây đều làm cho tôi rất là ưng ý. Tôi rất thích K-Pop, và nhạc dân ca Hàn quốc. Mơ ước của tôi là được làm giảng viên thanh nhạc tại Hàn Quốc, do đó tôi sẽ đăng ký chương trình cao học tại đây”.

Các nhà hàng, quán ăn cũng đã thay đổi

So với 5 năm trước đây, môi trường xung quanh các trường đại học đã có nhiều thay đổi lớn.

Tại con đường Anam gần trường đại học Korea, nổi bật lên là những du học sinh đang nói chuyện rôm rả có vẻ như đang chia sẻ một ngày làm việc của mình.

Cũng trên con đường này, các cửa hàng với món ăn “đa văn hóa” đã dần mọc lên, trong đó chiếm một phần lớn là các nhà hàng Trung Quốc.

Một chủ quán nhà hàng Việt Nam chia sẻ: “Nếu có nhà hàng mới mở tại đây thì đa phần là nhà hàng Trung Quốc và cũng có rất nhiều cửa hàng chuyên về dịch vụ điện thoại do người Trung Quốc quản lý”.

Tại một cửa tiệm làm tóc cũng đã dán lên dòng chữ “hoan nghênh du học sinh Trung Quốc” bằng tiếng Trung. Ngoài ra còn có một số nhà hàng Ấn Độ và một số nhà hàng Hồi giáo.

Tình trạng nhà trọ cho sinh viên thuê cũng đã thay đổi. Dọc theo các trường đại học ở Sungkyunkwan có rất khu nhà cho thuê mới được xây lên.

Một người làm bất động sản gần đó cho biết: “Đa phần sinh viên đến đây đều là Trung Quốc. Thường các sinh viên ngoại quốc ổn định cuộc sống tại đây trong nhiều năm nên đôi khi cũng không tránh được một vài xích mích với chủ nhà.

Để tránh trường hợp không mong muốn, thường chúng tôi sẽ thêm vào một vài điều kiện khi ký hợp đồng. Tuy nhiên dạo gần đây, những trường hợp như trên đã được giảm xuống”.

Một vị chủ nhà trọ hasukjip (하숙집) chia sẻ: “Tôi sống cùng với một vài du học sinh trong nhà của mình, có một sinh người Trung Quốc sau khi tốt nghiệp và làm bên hải quan cũng thường hay liên lạc với tôi. Bây giờ tôi cũng xem những sinh viên ngoại quốc khác như con cháu trong nhà”.

Những sinh viên cùng nước sẽ thường hay tập trung lại với nhau. Những nhóm sinh viên này sẽ chia sẻ cho nhau những thông tin hay những điểm cần phải chú ý trong hợp đồng nhà.

Hội sinh viên ngoại quốc của trường Đại học Seoul cũng hay tìm kiếm những thông tin sinh hoạt cho những du học sinh.

Môi trường đại học và việc làm thêm

Rời xa gia đình để đến với một miền đất khác quả thật là một điều không dễ dàng đối với những cô cậu sinh viên ở độ tuổi 20 này. Trở ngại lớn nhất đầu tiên đó chính là về ngôn ngữ, cũng có một số lớp học chuyên về tiếng Anh nhưng số lượng lại quát ít.

Đa phần là những lớp chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Hàn, gây ra rất nhiều khó khăn cho du học sinh khi nghe giảng và “ác mộng” trong thi cử.

Ngoài ra một sinh viên đến từ Thổ Nhĩ Kỳ tâm sự nỗi khó khăn: “Những tài liệu thông báo của trường lúc nào cũng là file HWP và đa phần chúng tôi đều không mở được trên điện thoại”.

Một sinh viên khác chia sẻ sự bất tiện: “Máy tính tôi xài là notebook, chính vì thế nên khi vào website trường để đăng ký môn hoặc xem thông tin thì không thể vào được. Do nhà trường thường hay sử dụng trình duyệt Internet Explorer. Tôi hy vọng trường tôi khắc phục được điều này, để sinh viên ngoại quốc như tôi có thể thuận tiện cập nhật thông tin”.

Một số trường cũng đã tích cực thay đổi trình duyệt web, cũng như trong thư viện trường, có lắp những dàn máy chỉ để dành cho sinh viên ngoại quốc bằng tiếng Anh và tiếng Trung để thuận tiện cho những du học sinh này học tập.

Để tránh tình trạng các du học sinh không theo kịp, một số giáo sư và các giảng viên cũng nói chậm lại và viết những câu từ không quá khó.

Trong tiết học, khi chia nhóm, mỗi một nhóm sẽ bao gồm sinh viên ngoại quốc và sinh viên Hàn Quốc. Như vậy vừa có thể trao đổi thông tin cho nhau, vừa giúp các sinh viên ngoại quốc hiểu bài và cũng một phần dễ đánh giá được điểm quá trình.

Thêm nữa, một số sinh viên theo đạo Hồi tại trường Yeonse do không ăn được đồ ăn trong trường nên sau một thời gian kiến nghị và thảo luận hai bên, nhà trường đã quyết định mở thêm một nhà hàng cho những người đạo Hồi và nhà ăn này đã đi vào hoạt động từ hồi tháng 4/2018.

Năm 2016, trường đại học Seoul cũng đã quyết định mở một nhà ăn dành cho người theo đạo Hồi. Không chỉ là nguyên liệu, mà quy trình nấu nướng cũng phải được theo tiểu chuẩn Hồi giáo.

Nỗi khó khăn của các du học sinh chính là tiền sinh hoạt cũng như tiền học phí. Sinh viên Canada đã tâm sự rằng: “Tôi nhận tiền học bổng từ Canada và tiền tôi kiếm được trước đây để đi du học nhưng hiện tại nó đã không còn nhiều. Tôi phải đi kiếm việc, nhưng tôi đang đổi visa D-2 nên tôi đang tìm hiểu không biết là nếu xin được việc có đi làm ngay được không”.

Ngoài ra vào kỳ nghỉ một bộ phận sinh viên mua nhiều sản phẩm Hàn Quốc đem về quê hương bán để kiếm thêm tiền sinh hoạt tại Hàn Quốc.

Ngoài những nhà hàng quán ăn và những của hàng tiện lợi có sự xuất hiện của rất nhiều những du học sinh thì nay, những quán nét, những cửa hàng mỹ phẩm tại Myeongdong cũng đã bắt đầu có việc thuê những sinh viên ngoại quốc.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Hani

author-avatar

About Hồng Yến

Biết đến Hàn Quốc qua những bản nhạc K-Pop. Đặt chân tới Hàn Quốc do niềm yêu thích và cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về văn hóa, ẩm thực nơi đây. Hiện đang có sự quan tâm đến xã hội cũng như lịch sử Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).