Theo nguồn tin mới nhận, chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch giải phóng 1 triệu tấn nước ô nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Đây là phát biểu của tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Greenpeace. Greenpeace cảnh báo rằng khi nước bị ô nhiễm được giải phóng ra biển Thái Bình Dương, các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc, sẽ tiếp xúc với chất phóng xạ.

Vào tháng 4/2011, Nhật Bản cũng đã thả 11.000 tấn nước bị nhiễm phóng xạ nhẹ từ hồ chứa của nhà máy ra biển

Theo giải thích của tập đoàn TEPCO, Nhật Bản, việc tháo xả hơn 11.000 tấn nước bị nhiễm phóng xạ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Bởi vì một người lớn chỉ hứng chịu mức độ phóng xạ khoảng 0,6 millisievert trong một năm nếu tiêu thụ hàng ngày các loại tảo và hải sản trong vùng. Trong môi trường tự nhiên, con người bị phóng xạ ở mức 2,4 millisievert mỗi năm.

Trận động đất 9 độ Richter ngày 11/3/2011, đã gây ra sóng thần với những đợt sóng cao 14m đổ ập vào khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nằm sát bờ biển Thái Bình Dương. Toàn bộ hệ thống điện và bơm nước làm nguội của 6 lò phản ứng trong nhà máy bị hỏng. Các thanh nhiên liệu trong bốn lò từ số 1 đến số 4 bắt đầu bị nóng chảy và gây ra những vụ nổ, nhả khói nhiễm phóng xạ lên không trung.

Để ngăn chặn thảm hoạ có thể lớn hơn, các lực lượng cứu hỏa, binh sĩ và nhân viên kỹ thuật Nhật Bản ngày đêm bơm nước vào khu tâm lò để làm nguội các thanh nhiên liệu. Do khu nhà máy bị nổ vỡ, khối lượng nước bị nhiễm phóng xạ này tràn ngập phòng máy, các đường hành lang bên trong.

Các lò phản ứng bị hư hỏng không thể sửa chữa nhưng nước làm mát vẫn phải được bơm liên tục để tránh làm các lõi hạt nhân bị nóng quá mức. Nước bị nhiễm xạ trong quá trình làm mát đó được thu gom tại tầng hầm. Ở đó, lượng nước bị nhiễm xạ tăng lên, do bị hòa lẫn với nước ngầm thấm qua các vết nứt trong các tòa nhà chứa lò phản ứng.

Hàn Quốc lo ngại khi Nhật Bản sắp xả 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ ra Thái Bình Dương
Bên ngoài nhà máy Fukushima Số 1 ở Okuma, Fukushima, Nhật Bản.

Khối lượng nước thần chết khổng lồ này đang được chứa trong khoảng 900 bồn lớn và ngày càng sinh sôi nảy nở. Ước tính lượng nước phóng xạ ở Fukushima vẫn đang tăng lên với khối lượng khoảng 150 tấn mỗi ngày. Và cho đến thời điểm này, lượng nước ô nhiễm tích tụ đã lên tới 1,11 triệu tấn.

Không chỉ Hàn Quốc, các nhà hoạt động môi trường quốc tế cũng lo ngại việc xả thải nước nhiễm tritium xuống đại dương có thể trở thành thói quen. Một đại diện của tổ chức tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Greenpeace phát biểu: Nhật Bản phát biểu là sẽ an toàn vì đại dương rất lớn nên chất này sẽ bị pha loãng, nhưng điều đó tạo ra một tiền lệ có thể bị sao chép, khi bất cứ ai cũng được cho phép đổ chất thải hạt nhân xuống biển của chúng ta.

Video dưới mô phỏng mức độ ô nhiễm trên biển nếu Nhật xả nước nhiễm tritium.

Sean Bernie, chuyên gia của tổ chức tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Greenpeace cho biết: chính phủ Nhật Bản đang cố gắng giải phóng hơn 100 tấn nước bị nhiễm phóng xạ. Trong trường hợp này, vùng nước bị ô nhiễm sẽ lưu thông qua các đại dương và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới Hàn Quốc.

Greenpeace kêu gọi Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về cách xử lý nước bị ô nhiễm trước khi Thế Vận Hội Tokyo diễn ra vào năm 2020 và yêu cầu kế hoạch xả thải của nước này phải bị loại bỏ.

Tờ báo uy tín của nhật là Asahi cũng đưa tin: hiện tại chính phủ (Nhật) vẫn không thể kiểm soát nguồn nước bị ô nhiễm ngay cả khi Thế Vận Hội Tokyo chỉ chưa đầy một năm nữa là khai mạc.

XEM THÊM: Bắc Hàn có thể đã thải nước nhiễm xạ ra biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).