Thế Vận hội Mùa hè 2020, tên gọi chính thức tiếng Anh là Games of the XXXII Olympiad (第三十二回オリンピック競技大会 Dai Sanjūni-kai Orinpikku Kyōgi Taikai), dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 24/7 ~ 09/8/2020 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Đây là lần thứ tư TVH Mùa hè được tổ chức ở châu Á, sau Tokyo 1964, Seoul 1988 và Bắc Kinh 2008. Tokyo trở thành thành phố đầu tiên của châu Á hai lần đăng cai TVH.

Tuy nhiên, mới đây nước chủ nhà Nhật Bản lại đưa ra một quyết định mới: chấp nhận cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic Tokyo 2020. Đây là quyết định mang tính thách thức với Hàn Quốc, trong bối cảnh hai quốc gia đang có nhiều căng thẳng về kinh tế và chính trị.

Nhật Bản phỉ báng tượng Thiếu nữ Hòa bình của Hàn Quốc

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Trước đó, người dân Hàn Quốc cũng đã bày tỏ phẫn nộ với thiết kế của tấm huy chương Paralympic Tokyo 2020. Những tấm huy chương theo đuổi phong cách truyền thống với họa tiết dập nổi và phần chữ “Tokyo 2020”. Mặt huy chương thể hiện Paralympic Games là khởi nguồn cho làn gió mới của thế giới và một trải nghiệm chung kết nối trái tim với khối óc.

Ngay khi mẫu huy chương này được công bố, nó đã phải hứng chịu “cơn mưa chỉ trích” từ cộng đồng mạng Hàn Quốc. Bởi họ cho rằng hình ảnh được khắc họa trên đó trông rất giống với biểu tượng lá cờ Húc Nhật kỳ.

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Tại sao người Hàn phẫn nộ với Húc Nhật kỳ?

Húc Nhật kỳ (욱일기) là lá cờ có hình vòng tròn màu đỏ ở giữa, tượng trưng cho mặt trời và các tia nắng xung quanh. Lá cờ này từng lần đầu xuất hiện trong cuộc cải cách Minh Trị (năm 1870), rồi sau đó được sử dụng làm quân kỳ chính thức của quân đội Nhật Bản dưới thời Đế quốc Nhật, và hiện là lá cờ riêng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Thiết kế của cờ tương tự như quốc kỳ Nhật Bản, cùng có một hình tròn đỏ ở chính giữa tượng trưng cho mặt trời, điểm khác là có thêm những tia nắng (trên cờ hiệu có 16 tia) minh họa cho tên gọi “đất nước mặt trời mọc” của Nhật Bản. Cuộc cải cách Minh Trị lần đầu giới thiệu Húc Nhật Kỳ vào năm 1870.

Cả Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Lục quân Đế quốc Nhật Bản đều có một phiên bản của lá cờ này; hiệu kỳ hải quân upset với mặt trời đỏ gần về phía dây treo; trong khi đó phiên bản của lục quân có mặt trời ở chính giữa.

Khi Nhật Bản bại trận vào tháng 8/1945 và Hải quân và Lục quân đế quốc bị giải tán, lá cờ này không còn được dùng đến. Tuy nhiên với sự tái lập của Lực lượng Phòng vệ, lá cờ đã được sử dụng lại vào năm 1954.

Lịch sử Hàn Quốc giai đoạn cuối Joseon và thời Nhật trị

Ngày nay Húc Nhật Kỳ với 16 tia nắng là cờ hiệu của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản trong khi Lực lượng Tự vệ Mặt đất sử dụng phiên bản có 8 tia sáng.

Cờ hiệu hải quân, treo trên các tàu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (1889–1945) và Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản (1954 đến nay).

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Chiến kỳ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản (1870–1945).

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Cờ của Lực lượng Tự vệ Mặt đất Nhật Bản.

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Trong thời gian qua, Nhật Bản vẫn treo lá cờ này, khăng khăng rằng đây là lá cờ riêng của Lực lượng phòng vệ được quy định theo pháp luật của nước này.

Ủy ban tổ chức Tokyo cho rằng: lá cờ này không có ý nghĩa chính trị nên không có lý do gì bị cấm tại Thế vận hội.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản thừa biết người dân Hàn Quốc nhạy cảm với lá cờ này như thế nào. Trước đó, thông qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã đề nghị phía Tokyo xem xét đến cảm nghĩ của người dân Hàn Quốc về hình ảnh lá cờ Húc Nhật kỳ.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Chính phủ Hàn Quốc đã đề nghị Tokyo cân nhắc một cách tích cực về cảm nghĩ của người dân Hàn Quốc đối với lá cờ Húc Nhật kỳ và đã trao đổi ý kiến với nước này về các nội dung liên quan.

Trong quá khứ cũng không ít lần các sao Hàn bị chỉ trích vì vận đồ có hoạ tiết của lá cờ này.

Năm 2007, T.O.P, thành viên nhóm nhạc K-Pop nam Big Bang mặc chiếc áo khoác có hình Húc Nhật kỳ ở ngực. Sau khi bị lên án, giám đốc điều hành YG Entertainment, công ty quản lý Big Bang, giải thích T.O.P cũng như các nhà điều hành công ty thực sự không biết hình ảnh đó có ý nghĩa gì.

YG lọt khỏi BIG 3 vì ma túy và mại dâm

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Năm 2012, Hyeri của nhóm Girl’s Day cũng bị phê phán thậm tệ khi mặc áo phông có hình ảnh Húc Nhật kỳ ở giữa.

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Ngày 15/8/2016, đúng ngày Quốc khánh của Hàn Quốc – kỷ niệm thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật, Tiffany (SNSD) bị chỉ trích dữ dội vì phần mềm chỉnh ảnh đính lá cờ Húc Nhật kỳ.

Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020
Hàn Quốc phẫn nộ vì Nhật Bản cho cổ vũ bằng Húc Nhật kỳ tại Olympic 2020

Việc làm của Tiffany bị đưa lên cả bản tin thời sự quốc gia của đài SBS và tiếp tục trở thành đề tài hot trên các trang mạng lớn. Mặc dù Tiffany đã viết thư tay xin lỗi, nhưng trên các diễn đàn, cộng đồng mạng dành cho thành viên SNSD những lời chửi bới cay nghiệt và không hề có bất kỳ bình luận nào tỏ ý bảo vệ hay động viên cô.

⇢ Theo dòng sự kiện:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).