Ngày 25/10/2019, trong cuộc họp báo tại thủ đô Seoul, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam Ki (홍남기) tuyên bố Seoul sẽ dừng nhận lợi ích của vị thế quốc gia đang phát triển trong các vòng đàm phán sắp tới của WTO (WTO 개발도상국 지위 포기).

Các quốc gia được WTO phân loại là quốc gia đang phát triển, có thể được hưởng một số ưu đãi nhất định ở lĩnh vực thương mại. Trong số các hiệp định và quy định của WTO, có tổng cộng 150 điều khoản ưu đãi đối với các quốc gia đang phát triển. Mặc dù mỗi điều khoản lại có sự khác biệt, nhưng đều có điểm chung là ưu đãi về thuế quan hoặc về tỷ lệ trợ cấp.

Ngoài ra, quốc gia đang phát triển còn được kéo dài thời hạn xóa bỏ hàng rào thuế quan so với các quốc gia phát triển. Theo quy chế nước đang phát triển tại WTO, Chính phủ các nước này được phép thực hiện các cam kết tự do thương mại trong khung thời gian lâu hơn so với các nước phát triển, đồng thời có thể được bảo hộ một số ngành nội địa.

Park Chung Hee đã xây dựng kinh tế Hàn Quốc như thế nào?

Tuy nhiên, ngày 26/7/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục tiến hành các cải cách tại WTO nhằm bảo đảm sự công bằng. Theo ông Trump một số nước mặc dù đã đạt được thành tựu lớn về phát triển kinh tế nhưng vẫn đang tự coi mình là nước đang phát triển và được hưởng lợi từ vị thế này.

Mỹ tuyên bố trong thời hạn 90 ngày, nếu WTO không có những cải cách đáng kể về vấn đề này, Mỹ sẽ đơn phương dừng ưu đãi với các nước tương ứng.

Mỹ cho rằng, các quốc gia đạt một số tiêu chuẩn nhất định như: Là thành viên của Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), là quốc gia có thu nhập cao theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới hoặc tổng kim ngạch thương mại chiếm ít nhất 0,5% tổng kim ngạch toàn cầu cần phải từ bỏ vị thế “quốc gia đang phát triển”.

Hiện Hàn Quốc đã đáp ứng đủ 4 tiêu chí này nên sẽ không thể tiếp tục giữ vị thế “quốc gia đang phát triển” trong WTO, vị thế mà quốc gia này đã duy trì từ năm 1995.

Nếu Seoul từ bỏ vị thế “quốc gia đang phát triển” thì ngành nông nghiệp nội địa có thể đối diện với những khó khăn nghiêm trọng. Trước tiên, Hàn Quốc sẽ phải giảm mạnh thuế quan với các mặt hàng nông sản chính như gạo, ớt, tỏi. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ phải cắt giảm trợ cấp nông nghiệp từ mức 1.490 tỷ won (1,2 tỷ USD) như hiện nay, xuống còn 800 tỷ won (667 triệu USD). Đồng thời, Hàn Quốc cũng phải nâng mạnh sản lượng gạo nhập khẩu được áp dụng mức thuế thấp 5%, hiện đang là 408.700 tấn/năm.

Nhiều người biểu tình phản đối quyết định của Chính phủ Hàn Quốc từ bỏ vị thế “quốc gia đang phát triển” tại WTO. Nông dân yêu cầu Chính phủ phải có các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp, như thành lập ủy ban đặc biệt, tăng ngân sách dành cho nông nghiệp.

Phong trào Làng mới đã thay đổi toàn diện nông nghiệp Hàn Quốc

Tổng hợp từ A Channel

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).