Ở Hàn Quốc, danh xưng sẽ phản ánh quan hệ, thái độ lễ phép. Khi các thành viên trong gia đình đoàn tụ trong những ngày lễ tết như Chuseok hay đầu năm mới, họ sẽ gặp gỡ nhiều người họ hàng và phải dùng những cách xưng hô mà thường ngày ít sử dụng.

Ví dụ, sau khi kết hôn vợ chồng chủ yếu gọi nhau là “여보 – chồng ơi, vợ ơi, mình ơi”, “당신 -anh, em, mình”, và sau khi có con cũng có trường hợp gọi nhau có sử dụng tên con như “◯◯아빠- bố ◯◯, ◯◯엄마- mẹ ◯◯”.

Vợ gọi bố mẹ chồng là “아버님”, “어머님”, chồng gọi bố mẹ vợ là “장인어른”, “장모님”. Bố mẹ chồng gọi con dâu trước khi có con là “(새)아가”, sau khi có con là “어멈아” và con trai mình là “애비야”. Bố mẹ vợ thì gọi con rể là “◯서방” với tên họ đi trước.

Hơn nữa, vợ gọi chị chồng là “형님”, em gái chồng là “아가씨”, anh chồng là “아주버님”, em trai chồng mà đã kết hôn là “서방님” và nếu chưa kết hôn là “도련님”. Chồng gọi chị gái vợ là “처형”, em gái vợ là “처제”, anh trai vợ là “형님”, và em trai vợ là “처남”.

Sự phức tạp trong xưng hô trong gia đình truyền thống Hàn Quốc

Nếu để ý, các bạn sẽ thấy danh xưng người vợ phải gọi các thành viên gia đình chồng bao giờ cũng phải có chữ “님” – là kính ngữ đi kèm với danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng trong tiếng Hàn.

Ví dụ: bố mẹ chồng là “아버님”, “어머님”; chị chồng là “형님”; anh chồng là “아주버님”; em trai chồng đã kết hôn là “서방님” và nếu chưa kết hôn là “도련님”.

Hàn Quốc: vận động bình đẳng giới từ cách xưng hô nhà nội - nhà ngoại

Nhưng danh xưng người chồng dùng gọi thành viên nhà vợ thì hầu như lại vắng bóng chữ “님”. Ví dụ: chồng gọi bố mẹ vợ là “장인어른”, “장모님”; chị gái vợ là “처형”; em gái vợ là “처제”; anh trai vợ là “형님”, và em trai vợ là “처남”.

Hàn Quốc: vận động bình đẳng giới từ cách xưng hô nhà nội - nhà ngoại

Hàn Quốc từ xưa đến nay đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và điều này phản ánh qua văn hóa gia đình. Sự khác biệt giữa cách xưng hô giữa vợ và chồng vốn được tiếp nhận như một quy chuẩn “hiển nhiên” trong quá khứ.

Nhưng khi người phụ nữ ngày càng khẳng định được chỗ đứng trong xã hội thì họ lại nhận thấy sự khác biệt này là biểu hiện của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn tồn dư trong xã hội cũ.

8 lời khuyên của bà mẹ Hàn nuôi dạy 6 con thành giáo sư & tiến sĩ ở Mỹ

Hàn Quốc: vận động bình đẳng giới từ cách xưng hô nhà nội - nhà ngoại

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện năm 2018, có 96.6% nữ giới Hàn Quốc được hỏi trả lời: không muốn gọi em gái chồng là “아가씨”, em trai chồng đã kết hôn là “서방님” và nếu chưa kết hôn là “도련님”.

Có nhiều người còn đề nghị Bộ Phụ nữ Gia đình và Viện Quốc ngữ Hàn Quốc thay đổi lại quy chuẩn về cách xưng hô. Ví dụ như gọi cả hai bên bố mẹ đều là 아버님, 어머님; trong trường hợp thân thiết có thể bỏ “님” và gọi “아버지”, “어머니”. Tất cả những thành viên vai dưới vợ hoặc chồng như em vợ, em chồng sẽ gọi chung là tên + 씨 hoặc tên + 님.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng danh xưng chỉ là một cách phân biệt, được hình thành theo thông lệ xã hội, không liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

Ví dụ khi gọi ông nội là “친할아버지”, ông ngoại là “외할아버지”, thì không có nghĩa là ưu tiên nhà nội, coi nhẹ nhà ngoại mà chỉ đơn giản là cách phân biệt “cha của bố” và “cha của mẹ”.

XEM THÊM:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).