Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong sớm, khiến bệnh tim và phổi nặng hơn, các triệu chứng hô hấp gia tăng, góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe đặc biệt là trẻ em và người già.

Do đó mỗi người cần biết cách bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, khí thải bụi mịn đang xuất hiện dày đặc.

1. Cập nhật thông tin chất lượng không khí

Nên kiểm tra chất lượng không khí trước khi ra đường. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại giúp bạn theo dõi mức độ ô nhiễm không khi trên toàn thế giới.

Bạn chỉ cần tìm kiếm “bụi mịn” (미세먼지) trên Google hoặc Naver là có thể kiểm tra được chất lượng không khí trong khu vực mình đang sống.

Một trong những ứng dụng tốt nhất về cảnh báo ô nhiễm không khí ở Hàn Quốc có tên là 미세미세, có trên iPhoneđiện thoại Android.

Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ gửi tin nhắn cảnh báo về nồng độ bụi mịn cao cho người dân. Khi bụi mịn trên 90µµg/m3 trong 2 tiếng đồng hồ liên tục, tin nhắn SMS sẽ được gửi về điện thoại của người dân, mang nghĩa “cảnh báo”. Còn nếu chỉ số trên 150µµg/m3, tin nhắn sẽ mang nghĩa “báo động”.

2. Hạn chế hoạt động ngoài trời

Một cách để tránh bụi ô nhiễm là cố gắng hạn chế đi ra ngoài một cách tối đa.

Các nghiên cứu cho thấy rằng khi nồng độ bụi siêu mịn cao, tác hai của việc đi ra ngoài trong 1 giờ cũng tương đương với việc bạn hít khói thuốc lá ở một không gian hẹp trong 1 giờ 24 phút.

Khi ở trong nhà, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên đóng kín cửa, nhà nào có điều kiện thì mua máy lọc không khí (공기청정기).

Máy lọc không khí có thể là một biện pháp đắt tiền nhưng sẽ là một lựa chọn đáng giá, bởi tiền bạc không thể đánh đổi được sức khỏe.

Hãy chắc chắn rằng máy lọc không khí của bạn có bộ lọc HEPA tích hợp được xếp loại H10 – H14. Số càng cao phía sau chữ “H” thì bộ lọc càng tốt. Bộ lọc H14 có thể loại bỏ 99,99% bụi cũng như vi rút và các chất độc hại khác trong không khí.

3. Chọn khẩu trang đạt tiêu chuẩn

Khẩu trang vải và khẩu trang y tế không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ từ bụi mịn và bụi siêu mịn. Khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30 đến 40% lượng bụi và không có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự ô nhiễm không khí.

Nên sử dụng khẩu trang chuyên dụng (미세먼지 마스크) được bán tại các nhà thuốc.

Khẩu trang chuyên dụng thường có ký hiệu N95 hoặc N99 chứa than hoạt tính có thể giúp bạn tránh tiếp xúc trực tiếp hít những luồng không khí ô nhiễm vào đường thở.

Tiêu chuẩn N95 có nghĩa là lọc được 95%, N99 là lọc 99% các loại bụi có trong không khí, kể cả bụi siêu mịn. Loại khẩu trang này được Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến nghị nên sử dụng ở thành phố ô nhiễm không khí.

Tại Hàn Quốc, khẩu trang chuyên dụng thường có thêm ký tự KT có nghĩa là Korea Filter – là những loại khẩu trang được chứng nhận có khả năng ngăn chặn bụi siêu mịn tại Hàn Quốc. Ký hiệu KF 94 hoặc KF 99 tương đương với việc khẩu trang có thể lọc được 94% hoặc 99% các hạt vật chất.

Sau khi chọn được loại khẩu trang tốt bạn còn cần biết đeo đúng cách. Mũi, miệng và cằm của bạn cần được che kín hoàn toàn để ngăn sự xâm nhập của bụi. Bạn có thể ấn hai ngón trỏ vào sống mũi để khẩu trang có thể che kín trên khuôn mặt.

Cần thay khẩu trang sau 10 đến 15 ngày sử dụng với điều kiện bảo quản nơi thoáng mát. Nếu bạn chỉ có khẩu trang y tế thì nên mang hai cái khẩu trang lồng vào nhau.

4. Bảo vệ mắt

Nếu bị đau mắt trong những ngày có nồng độ bụi mịn cao thì thì phải đeo kính khi ra ngoài. Người sử dụng kính áp tròng, sau khi ra ngoài về phải tháo kính ngay lập tức và sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo để làm vệ sinh cho mắt.

Nếu mắt cảm thấy nóng nhức hay khó chịu, thì đừng dụi mắt mà hãy sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước rửa mắt để làm sạch mắt.

Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, nhất định phải rửa tay sạch sẽ. Đầu chai thuốc nhỏ mắt nếu tiếp xúc với lông mày hoặc lông mi sẽ có thể bị ô nhiễm nên phải chú ý khi sử dụng.

5. Vệ sinh cơ thể

Bụi ô nhiễm có thể gây ra hiện tượng ngứa mắt, da mặt, ngứa và chảy nước mũi nên sau khi ra ngoài phải rửa mặt, tắm rửa sạch sẽ.

Quần áo đi ra ngoài phải treo ở mắc riêng để không dính bụi lên các quần áo khác.

6. Vệ sinh thực phẩm

Khi bảo quản các loại thực phẩm không có đóng gói, phải đậy kín bằng bọc plastic hoặc hộp đựng vệ sinh. Nếu thức ăn đang được lưu trữ hay bảo quản ở ngoài trời thì phải di chuyển vào trong nhà.

Đặc biệt, để các thực phẩm làm khô tự nhiên như ớt khô, lá cải khô, củ cải không… phải đóng gói hoặc bảo quản ở nơi kín. Khi nấu ăn, để bụi không bay vào nhà bếp, phải đóng cửa sổ rồi mới chế biến.

7. Chế độ dinh dưỡng

Bạn cần đảm bảo uống nhiều nước, bởi điều này sẽ giúp làm sạch bụi trong miệng, thanh quản, thực quản và hệ tiêu hóa. Một thức uống có lợi khác là trà xanh, trong trà xanh có rất nhiều tannin giúp loại bỏ các kim loại nặng như thủy ngân, chì hoặc cadmium có thể tích tụ trong cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, bạn cần bổ sung những thực phẩm như tỏi, gừng, lòng đỏ trứng gà và lê.

Ăn nhiều tỏi sẽ giúp giải độc kim loại nặng, gừng sẽ làm sạch các ống phế quản, lòng đỏ trứng chứa kẽm sẽ giúp ngăn chặn sự hấp thụ kim loại nặng, còn lê sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng viêm trong phổi.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).