Theo số liệu năm 2019 của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc, số cặp vợ chồng đa văn hóa đăng ký kết hôn tại nước này trong năm 2018 là 23,773 cặp, tăng 8,5% so với năm trước đó.

Trong số này, trường hợp vợ là người Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, tình trạng ly hôn của các gia đình đa văn hóa có xu hướng giảm và thời gian chung sống trở nên dài hơn và ổn định.

Hôn nhân đa văn hóa bao gồm các trường hợp: người Hàn Quốc (bao gồm cả người nhập tịch) kết hôn với người nhập tịch hoặc người nước ngoài, hoặc hôn nhân giữa những người nhập tịch với nhau (không bao gồm mối quan hệ hôn nhân giữa những người nước ngoài).

Tổng số cặp kết hôn năm 2018 là 258.000, giảm 2.6% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, các cuộc hôn nhân đa văn hóa đã giảm trong sáu năm liên tiếp kể từ năm 2010, sau đó đã tăng trở lại kể từ năm 2017. Trong đó, các cặp vợ chồng đa văn hóa chiếm 9.2%, tăng 0.9% so với năm trước đó.

Cụ thể, trường hợp vợ là người nước ngoài chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 67%, trường hợp chồng là người nước ngoài chiếm 19.6% và trường hợp có vợ hoặc chồng đã nhập tịch là 14.6%.

Xét theo quốc tịch của cô dâu, vợ mang quốc tịch Việt Nam là phổ biến nhất, ở mức 30%. Đây là mức tăng 2.1% so với 27.9% của năm trước. Vợ Trung Quốc (26.1%), tiếp theo là vợ Thái (6.6%). Số gia đình đa văn hóa có vợ là người Việt Nam lần đầu vượt qua Trung Quốc năm 2016 và khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn hơn.

Xét quốc tịch của chú rể, chồng mang quốc tịch Trung Quốc là cao nhất với tỉ lệ 9.4%, tiếp theo là Hoa Kỳ (6.2%) và Việt Nam (2.5%).

Độ tuổi kết hôn trung bình của các cuộc hôn nhân đa văn hóa là 36.4 tuổi đối với người chồng và 28.3 tuổi đối với người vợ, cao hơn lần lượt là 0.3 và 0.2 năm so với năm ngoái. Trong số đó, những người chồng từ 45 tuổi trở lên chiếm 26.9% và những người vợ ở độ tuổi 20 với 27.6%.

Xét theo khu vực, đảo Jeju là địa phương có số lượng đăng ký kết hôn đa văn hóa nhiều nhất, chiếm 12%. Tiếp đó là tỉnh Nam Chungcheong 10.7%, thành phố Daejeon 7.3% và thành phố Sejong 4.5%. Số vụ ly hôn gia đình đa văn hóa là 10.254 trường hợp, giảm 0.5% (53 vụ) so với một năm trước đó.

Năm ngoái, số gia đình đa văn hóa đã ly hôn là 1254 cặp đôi, giảm 0.5% (53 trường hợp) so với năm trước, thấp nhất kể từ năm 2008. Thời gian (bình quân) chung sống cùng nhau cho đến khi ly hôn là 8.3 năm, nhiều hơn gấp đôi so với 10 năm trước. Điều này cho thấy các gia đình đa văn hóa đang dần trở nên ổn định, bền vững hơn.

Năm 2018, có 18,079 em bé được sinh ra trong các gia đình đa văn hóa, chiếm 5.5% tổng số ca sinh, thấp hơn 2.2% so với năm trước. Số người thiệt mạng trong các gia đình đa văn hóa là 2202, tăng 10% so với năm trước.

XEM THÊM: Cô dâu Việt – Đi làm kiếm tiền hay nỗ lực học tiếng Hàn để giữ gìn hạnh phúc gia đình?

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).