Kỳ tích sông Hán hay Hán Giang Kỳ tích (한강의 기적, Miracles of Han River), đôi khi bị gọi nhầm là Kỳ tích sông Hàn, là cụm từ đề cập tới sự phát triển mạnh mẽ và liên tục về kinh tế tại Hàn Quốc, đi kèm với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng, chứng kiến nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật to lớn cũng như sự phát triển toàn diện về chất lượng giáo dục và đời sống xã hội kể từ sau chiến tranh chia cắt hai miền Bắc – Nam Hàn vào đầu những năm 1950.

Có nguồn gốc từ cụm “Kỳ tích sông Rhine” dùng để mô tả sự hồi sinh kinh tế mạnh mẽ của Tây Đức sau Chiến tranh thế giới thứ 2, từ kỳ tích cũng được dùng khi nói đến Hàn Quốc nhằm biểu hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ đến khó tin, biến Hàn Quốc từ một đống tro tàn sau chiến tranh và nằm trong nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập quốc dân trên đầu người là 79 đô-la vào năm 1960 trở thành một quốc gia có GDP danh nghĩa lớn thứ 11 thế giới chỉ sau chưa đầy bốn thập niên.

Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Hàn Quốc gia nhập OECD vào năm 1996, trở thành thành viên của G20 vào năm 2012 và đứng thứ 14 về quy mô nền kinh tế vào năm 2013.

Năm 2018, Hàn Quốc là nước thứ 7 trên thế giới gia nhập “câu lạc bộ 30-50″gồm những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người đạt 30.000 đô-la và tổng dân số lớn hơn 50 triệu người.

Bối cảnh của Kỳ tích sông Hán

Từ năm 1910 đến 1945 là giai đoạn toàn bộ bán đảo Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm đóng, bắt đầu từ khi vị vua cuối cùng của Đế quốc Đại Hàn là Thuần Tông Long Chiếu Đế (순종 융희제) tuyên bố thoái vị, chấm dứt hơn 520 năm cai trị của Nhà Joseon.

Với sự đầu tư mạnh mẽ của Nhật Bản, đặc biệt trong giai đoạn 1930-1940, bán đảo Hàn Quốc trong thời Nhật trị trải qua một giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế nhất định.

Tuy nhiên, phần lớn lợi ích đều rơi vào tay người Nhật, trong khi hầu hết người Hàn vẫn còn rất nghèo đói. Nền kinh tế bán đảo Hàn Quốc không ngừng kiệt quệ và đi xuống trong trong chiến tranh Thái Bình Dương dưới sự bóc lột của đế quốc Nhật.

Năm 1945, dưới sự hỗ trợ của quân đồng minh, bán đảo Hàn Quốc hoàn toàn được giải phóng trước sự đầu hàng của lính Nhật. Tuy nhiên, đất nước cũng bị phân tách thành hai phần tại vĩ tuyến 38 với miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng và kiểm soát của Liên Xô và miền Nam chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng và kiểm soát của Mỹ.

Năm 1948, miền Bắc chính thức đổi tên thành Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, gọi tắt là Triều Tiên (Bắc Hàn). Miền Nam đổi tên là Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc.

Giai đoạn 1948 – 1960: Cộng hòa đệ nhất và Chiến tranh Triều Tiên

Ngày 15/8/1948, Nhà nước Cộng hòa thứ nhất, tức Cộng hòa đệ nhất (제1공화국), được thành lập ở phía Hàn Quốc, trở thành nhà nước cộng hòa tư bản độc lập đầu tiên tại Hàn Quốc. Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) trở thành tổng thống đầu tiên của đất nước Hàn Quốc sau cuộc bỏ phiếu đại trà vào tháng 5 năm 1948 và duy trì chính quyền của mình đến năm 1960.

Mặc dù Nhà nước Cộng hòa thứ nhất tuyên bố chủ quyền tối cao trên toàn bộ lãnh thổ hai miền nhưng trên thực tế chỉ có quyền lực ở phía Nam từ vĩ tuyến 38 đổ xuống.

Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 tới năm 1953 đã tàn phá đất nước nặng nề với hơn 3 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người khác bị thương tật, sau đó kết thúc bằng một hiệp định ngừng bắn.

Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc
Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Giai đoạn 1960-1961: Cộng hòa đệ nhị

Nhà nước Cộng hòa thứ hai được thành lập trong cuộc Cách mạng tháng 4 năm 1960. Mặc dù chỉ tồn tại trong vòng một năm nhưng vẫn có tác động to lớn tới kinh tế và lịch sử Hàn Quốc thông qua ý thức hệ và chính sách đề ra trong giai đoạn này.

Nhà nước Cộng hòa thứ hai mặc dù vẫn duy trì quan điểm chống Cộng sản cực đoan nhưng đồng thời cũng chấm dứt chế độ độc tài và đàn áp từ thời Rhee, thành lập chế độ dân chủ tự do và nhen nhóm kế hoạch 5 năm lần đầu tiên tập trung vào phát triển nền kinh tế đất nước.

Do những bất ổn về mặt chính quyền, Nhà nước Cộng hòa thứ hai kết thúc chỉ sau 13 tháng, để lại những vấn đề chính trị và kinh tế chưa được giải quyết.

Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Giai đoạn 1961-1963: Hội đồng Tối cao Tái thiết Quốc gia SCNR

Lực lượng đảo chính nhằm lật đổ nhà nước Cộng hòa thứ hai đã thành lập ra Hội đồng Tối cao Tái thiết quốc gia (국가재건최고회의) vào tháng 5/1961 gồm chính quyền quân sự với các bộ phận hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Chỉ trong hai năm rưỡi của chính quyền quân sự dưới sự lãnh đạo của Park Chung Hee và cộng sự, một nền tảng cho khuôn khổ hoạt động của chính quyền đã được thiết lập và rất thành công khi dẫn dắt quá trình phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc.

Trong giai đoạn này, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) được triển khai với sự trợ giúp to lớn từ Mỹ, trở thành một yếu tố quan trọng đặt nền móng cho Kỳ tích sông Hán.

Chính sách kinh tế phát triển theo định hướng nhà nước này được thiết kế không chỉ để thiết lập tính chính danh cho vị trí thống trị của Park Chung Hee ở vai trò chủ tịch SCNR mà còn để các lãnh đạo đảo chính, gồm cả Park, nhận được sự công nhận của Mỹ như là những người tái thiết quốc gia.

Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Kế hoạch 5 năm nhắm tới phát triển kinh tế quốc gia thông qua việc mở rộng ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp năng lượng như than đá và điện; phát triển các ngành công nghiệp cơ bản như phân bón hóa học, xi măng, lọc dầu, sắt và thép; xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường bộ, đường sắt và bến cảng; tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có về lực lượng lao động; bảo tồn và tận dụng đất đai; tăng cường xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế; và thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.

Trong một báo cáo của đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc lúc bây giờ là Samuel D.Berger gửi tới Ngoại trưởng Dean Rusk đã viết “cuộc cách mạng thật sự từ bên trên này [đang được] toàn bộ lực lưởng khẩn trương thực hiện với những đổi mới từng được bàn nhiều trong quá khứ: chính sách ngân hàng và tín dụng, thuế, ngoại thương, gia tăng việc làm trong khu vực công cho người thất nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, quản trị công và phúc lợi xã hội.”

Dù Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất chưa thể tạo ra một nền kinh tế tự lực ngay lập tức nhưng đã mang lại nền tảng phát triển và hiện đại hóa làm tiền đề cho thời kỳ cải cách chính sách và thành công kinh tế dài hạn sau này.

Giai đoạn: 1963 – 1972: Cộng hòa đệ tam

Nhà nước Cộng hòa thứ ba được thành lập sau sự giải tán Hội đồng Tối cao Tái thiết Quốc gia và Park Chung Hee được bầu làm Tổng thống Hàn Quốc, đánh dấu sự chuyển đổi của đất nước Hàn Quốc một lần nữa từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự.

Trong giai đoạn này, chế độ độc tài của Park Chung Hee và đảng cầm quyền Cộng hòa Dân chủ chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế, chống cộng sản và tăng cường mối quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.

Dưới thời Đệ tam Cộng hòa, Hàn Quốc nhận được 800 triệu đôla Mỹ từ Nhật Bản và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, phần lớn từ Mỹ để đổi lại việc tham chiến của quân lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam.

Chính phủ Park Chung Hee đã sử dụng khoản tiền viện trợ này để thiết lập một nền kinh tế tự lực, triển khai phong trào Saemaul nhằm hiện đại hóa và phát triển các vùng nông thôn.

Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc
Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Sự lãnh đạo (và đàn áp) mạnh mẽ từ chính phủ cùng việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động giá rẻ trong nước được coi là chất xúc tác cho sự phát triển của nền kinh tế. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên chứng kiến sự phát triển lớn mạnh của chaebol (tài phiệt), các tập đoàn công nghiệp gia đình lớn.

Giai đoạn 1972 – 1981: Cộng hòa đệ tứ

Nhà nước cộng hòa thứ tư được thành lập vào năm 1972 với sự lãnh đạo của ba đời tổng thống là Park Chung Hee (1972-1979), Choi Kyu Hah (1979-1980) và Chun Doo Hwan (1980-1981).

Trong giai đoạn này, tiếp nối sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ trước đó, bảy ngành công nghiệp chính bao gồm thép, hóa dầu, ôtô, máy móc, đóng tàu và điện tử đã nhanh chóng phát triển lớn mạnh với sự bảo hộ của nhà nước, mặc cho nhiều bất ổn về mặt chính trị.

Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc

Giai đoạn 1981 – 1997: Tái cấu trúc thị trường

Tính tới giữa những năm 1980, tổng doanh thu của 5 chaebol đứng đầu Hàn Quốc chiếm tới 66% tổng sản lượng quốc gia và hai tập đoàn lớn Samsung, Hyundai được tạp chí Fortune đưa vào danh sách 50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

Phát triển kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ thần kỳ (trên 12% giữa năm 1986 đến 1988), phần lớn nhờ vào lợi thế từ việc sụt giảm giá dầu và lãi vay quốc tế, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, đồng Yên mất giá cũng như tính cạnh tranh ngày một tăng cao của hàng xuất khẩu quốc gia.

Tuy nhiên vào khoảng cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, cấu trúc kinh tế Hàn Quốc bắt đầu bộc lộ những khuyết điểm và tác động đi kèm. Cuộc cải cách chính trị vào năm 1987 đã mở ra một giai đoạn đình trệ sản xuất, áp lực đòi tăng lương và sự suy nhược của cộng đồng doanh nghiệp vốn đã quen được sự bao bọc của nhà nước.

Trong giai đoạn này, đồng won không ngừng mất giá, làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu trong nước và tăng giá nhập khẩu, nền kinh tế lâm vào tính huống khó khăn dù vẫn duy trì mức phát triển tầm 7% vào giữa những năm 1990.

Khu vực tài chính bị tái cấu trúc, các doanh nghiệp trở nên minh bạch, theo định hướng thị trường và kiểm soát chặt chẽ hơn, cho phép sự kiểm toán từ các tổ chức quốc tế.

Cuối năm 1995, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, đối lập với tình trạng đói nghèo sau chiến tranh Triều Tiên. Tháng 12/1996, Tổng thống Kim Young Sam công bố Hàn Quốc đã giành được sự công nhận quốc tế về phát triển kinh tế thông qua việc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD.

XEM THÊM:

author-avatar

About Huong Tran

Làm việc tự do, sống và hưởng thụ từng ngày ý nghĩa trên mảnh đất vừa xa lạ vừa thân quen Hàn Quốc.

5 thoughts on “Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc – Con đường trở thành cường quốc kinh tế thế giới chỉ sau 4 thập kỷ

  1. Dong van hien viết:

    Chao mọi người cho em hỏi chút vấn đề. Trước đây e có đăng ký visa d10 để đợi học liên thông nhưng trong quá trình học e muốn xin lại d10 để đi xin việc làm và ko muốn học nữa. Có anh chị nào từng có trường hợp như vậy không ạ cho em xin ít thông tin e cảm ơn

    1. Thông tin Hàn Quốc viết:

      Chào anh chị!

      Vui lòng tham gia group của TTHQ™ tại đây và đặt câu hỏi/thắc mắc liên quan đến Hàn Quốc để được các anh chị thành viên của TTHQ™ tư vấn ạ: https://facebook.com/groups/tthqgroup/

      Trong Group có thể đã có sẵn nội dung tương tự, hoặc câu hỏi của anh chị đặt trong group sẽ giúp các thành viên có câu hỏi tương tự tìm được câu trả lời chung.

      Cảm ơn anh chị đã liên hệ và chúc anh chị nhiều sức khỏe 🙂

  2. TUYENNGUYEN viết:

    Cho m hỏi trong thời gian có visa D10 m có bị giới hạn thời gian về VN ko ạ?

  3. ju pit viết:

    chào các anh/chị: e đang là sv năm 3 ĐH thương mại và sau khi tốt nghiệp đại học e có dự định đi du học tại ĐH hàn quốc. nhưng hiện tại e chưa biết thông tin cụ thể về trường cũng như các chương trình học bổng, điều kiện nhận học bổng. mong các anh/chị giúp e với ạ.
    ps: nếu ai có bạn hàn quốc thì giới thiệu cho e với ạ. khả năng nói của e còn hạn chế nên muốn giao lưu ạ.tks m.ng

    1. benben viết:

      Hi bạn, bạn có thể xin được 1 số học bổng ở 1 số trường top nếu bạn nỗ lưc để có kết quả tốt nghiệp tốt, hoặc topik cao…cụ thể thì comment cũng khó, nếu bạn cần biết thêm thông tin thì bạn gửi mail mình sẽ giúp bạn thông tin nha. Mình học master business ^^ : warmish0601@gmail.com ^^

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).