Ở Hàn Quốc, giữa người làm thêm ở cửa hàng tiện lợi và chủ cửa hàng thường có một thỏa thuận ngầm: Nhân viên có thể ăn những phần cơm hộp hoặc sandwich hết hạn.

Có thể nói, đây chính là “nút giao” giữa sự “phô trương” của chủ tiệm và “cái bụng đói” của nhân viên.

Liệu việc này có gây hại cho sức khỏe? Thực ra thực phẩm quá hạn không phải là không ăn được. Có rất nhiều trường hợp vẫn có thể sử dụng những thực phẩm đó tuỳ theo tình trạng bảo quản của chúng.

Tuy nhiên trong tương lai, thỏa thuận ngầm này có thể sẽ bị phá bỏ. Nguyên nhân là do ứng dụng bán giảm giá các sản phẩm cận đát của cửa hàng tiện lợi hoặc nhà hàng đang trở nên phổ biến.

Start-up Meero (미로) là công ty đã phát triển “Last Order” (라스트오더) – một ứng dụng săn hàng cận đát giảm giá. Có khoảng 140.000 người sử dụng ứng dụng này hàng tháng, thu hút 15.000 cửa hàng thành viên trên toàn quốc, bao gồm cả Seven Eleven.

Ứng dụng cung cấp nhiều lựa chọn đa dạng

Trên ứng dụng Last Order, có thể dễ dàng tìm thấy các phần cơm hộp còn 7 giờ cho tới hạn sử dụng, một suất ăn gồm gà và thịt nguội giảm 50%, giá bán chỉ còn 2.100 KRW

Ngoài ra còn có không ít sự lựa chọn đến từ các nhà hàng. Gà có xương giảm 30%, dimsum giảm 51%, súp gà (닭곰탕) giảm 44% và thậm chí nhiều món ăn giảm tới 70%.

Một số phần ăn giảm giá cuối ngày 9/3/2020 trên app Last Order

Bữa tối ngày 3/3/2020 được Jo Yoo Jin – phóng viên báo Chosun Ilbo chia sẻ.

Jo Yoo Jin – phóng viên báo Chosun Ilbo cho biết, cô đã gọi phần cơm cà ri 8.500KRW bằng app Last Order. Sản phẩm này có thể mua trong khoảng thời gian từ 17:00 – 20:00 tối. Khi sử dụng coupon giảm giá cộng với giá giảm cận đát, suất ăn được giảm 44%, chỉ còn 4.760KRW.

Youn Sang Yong – chủ quán ăn “Golden Jokbal” (황금 족발) ở quận Dobong, Seoul (서울 도봉구) chia sẻ với Nhật báo Chosun: “Chẳng cần chờ hết đát, chúng tôi giảm giá từ khi mới mở cửa. Thay vì phát tờ rơi, số tiền giảm giá cho khách hàng cũng tầm chi phí quảng cáo thôi”.

Theo Lee Eun Hee – giáo sư ngành Nghiên cứu người tiêu dùng, trường đại học Inha: “Giảm giá cận đát là một giao dịch có lợi đối với đôi bên”. Người bán bán được hàng cũ, người mua mua được giá hời.

Giáo sư cũng nói thêm: “Trọng tâm của mô hình này là người mua tin vào độ tươi mới của thực phẩm. Được như thế, quá trình này sẽ vẫn duy trì”.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, các ứng dụng tiện ích ngày càng phong phú. Tuy nhiên vô hình chung, điều này lại làm khó cho một số thành phần trong xã hội.

App giúp mua – bán thực phẩm cận đát là một ví dụ. Cuộc sống của người làm thêm sẽ khó khăn hơn một chút, khi bữa cơm của họ đang dần biến mất, và có nguy cơ bị xóa sổ.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Chosun

author-avatar

About Mai Huyên

Mình không biết tại sao lại thích Hàn Quốc. Có lẽ do ly kem mát lạnh và ngọt ngào đó; hay là buổi nắng rực rỡ nơi hòn đảo xinh đẹp; cũng có thể do cơn mưa hè, ngày mọi người nói 안녕 lần cuối.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).