Trong một cuộc gặp riêng tại Seoul vào thứ 5, ngày 28/11/2019 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị phó Chủ tịch hội đồng quản trị Samsung Electronics, ông Lee Jae Yong, hãy cân nhắc việc xây dựng một cơ sở sản xuất chip tại Việt Nam bên cạnh các nhà máy sản xuất điện thoại và các thiết bị IT khác mà gã khổng lồ hiện đang sở hữu tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gợi ý rất nhiều chính sách ưu đãi đi kèm, tuy nhiên ông Lee chưa hề đưa ra bất kỳ hứa hẹn nào. Thay vào đó, vị lãnh đạo Samsung cũng đã hứa hẹn sẽ tuyển dụng 3 ngàn kỹ sư Việt Nam cho trung tâm R&D hiện đang thi công tại Hà Nội. Trung tâm nghiên cứu và phát triển này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.

Ý tưởng này có vẻ như một chiến lược đôi bên cùng có lợi khi cân nhắc tới những ưu đãi từ chính phủ, chi phí lao động thấp và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, theo các ý kiến bình luận từ chuyên gia trong ngành, khả năng Samsung sẽ chấp thuận đề nghị này là rất thấp nếu xem xét đến những yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.

“Khi một nhà sản xuất chip tìm kiếm địa điểm đặt nhà máy sản xuất chip, có hai yếu tố cần cân nhắc – tài năng con người và thị trường tiềm năng”, một chuyên gia cho biết. “Quan trọng hơn cả là nhà máy sản xuất chip cần được đặt gần thị trường mục tiêu của họ.”

Samsung hiện đang điều hành một nhà máy mạch tích hợp SoC tại Austin, Texas và một nhà máy chip nhớ tại Tây An, Trung Quốc.

“Austin là nơi có rất nhiều sinh viên kỹ thuật hàng đầu và Mỹ cũng là thị trường lớn nhất của Samsung,” một chuyên viên Samsung giải thích.

Lý do không chỉ Samsung mà cả SK Hynix – nhà cung cấp chip nhớ lớn thứ hai thế giới – đều đặt cơ sở sản xuất chip nhớ tại Trung Quốc là vì đây là một thị trường đáng kể với tiềm năng phát triển to lớn.

“Samsung và SK Hynix không chỉ xây dựng nhà máy sản xuất tại Trung Quốc bởi vì chi phí nhân công thấp,” một chuyên gia khác trong ngành cho biết. “Một mặt là họ nhận thức được tiềm năng phát triển của thị trường nơi đây, mặt khác là do mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.”

Các chuyên gia kinh tế cũng khá hoài nghi về khả năng Samsung sẽ đặt nhà máy chip tại Việt Nam.

“Nhà máy chip nhớ cần có các kỹ sư tinh hoa bậc cao,” Joo KRW, giám đốc phòng nghiên cứu kinh tế tại Viện Nghiên cứu Huyndai cho biết khi nhắc tới những khác biệt về nguồn nhân lực tại Việt Nam. “Ngoài ra, thị trường Việt Nam cũng không lớn như Trung Quốc dù Việt Nam là một trong những nền kinh tế hàng đầu trong số các nước ASEAN.”

Từ năm 1995, Samsung đã đầu từ 17 tỉ USD vào các nước Đông Nam Á và tuyển dụng khoảng 130,000 công nhân địa phương tại các cơ sở sản xuất TV, điện thoại, màn hình, pin và các bộ phận điện tử khác. Tới 58% số điện thoại của Samsung trên thị trường toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam.

Bán dẫn là một phần quan trọng để sản xuất điện thoại. Tuy nhiên, không giống như các bộ phận cồng kềnh dùng để sản xuất xe ôtô hay các thiết bị IT lớn hơn, việc vận chuyển các bộ phận nhỏ xíu là khá đơn giản, do đó không nhất thiết phải xây dựng nhà máy chip ở gần để giảm thiểu chi phí logistics.

Việt Nam hiện có nhiều nhà máy sản xuất cho các thiết bị IT nhưng chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng không cần dùng tới chip nhớ Samsung với độ chi tiết kỹ thuật cao.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ KoreaHerald

author-avatar

About Huong Tran

Làm việc tự do, sống và hưởng thụ từng ngày ý nghĩa trên mảnh đất vừa xa lạ vừa thân quen Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).