MERS-CoV (tên đầy đủ là Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus) là Hội Chứng Đường Hô Hấp Trung Đông, gây ra bởi siêu virus có tên Coronavirus. MERS-CoV gây nhiễm trùng đường hô hấp, được phát hiện lần đầu vào năm 2012 ở Ả rập Xê út.

Nguồn gốc của MERS-CoV:

Hiện tại vẫn chưa biết chắc MERS-CoV phát nguồn từ đầu, nhưng rất có thể là từ động vật. MERS-CoV đã được phát hiện nơi lạc đà và một con dơi ở Bán đảo Ả Rập. Cần có thêm thông tin để nhận biết vai trò của lạc đà, dơi, và các động vật khác có thể có trong việc làm lan truyền MERS-CoV.

Triệu chứng nhiễm virus MERS-CoV:

Đến nay con đường nhiễm loại vius này vẫn chưa được xác định nhưng tất cả những ca nhiễm đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khu vực Trung Đông, đặc biệt là nước Ả-rập Xê-út nên bệnh do virus này gây ra được gọi là Hội chứng Hô hấp Vùng Trung Đông. Nhiều trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận đã từng có thời gian lưu trú lại khu vực Trung Đông hay có sự tiếp xúc với lạc đà khi đến các chợ buôn bán hay các trang trại chăn nuôi lạc đà. Những triệu chứng thông thường ban đầu là sốt cao, ho, khó thở hoặc thở gấp, có vấn đề về tiêu hóa như bị tiêu chảy. Với những người có hệ miễn dịch yếu, virus này còn có thể cùng lúc gây ra một số bệnh như viêm phổi và suy thận.

Những người bị nhiễm MERS-CoV phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Các trường hợp này có thể nghiêm trọng, với khoảng 30% trong tất cả các trường hợp bị MERS-CoV được xác nhận đã dẫn đến tử vong. Một số trường hợp đã được báo cáo là nhẹ.

MERS-CoV đã được cho thấy là lan truyền giữa những người tiếp xúc gần gũi. Những người này gồm bất cứ ai chăm sóc cho người bệnh (gồm nhân viên y tế và thành viên trong gia đình) và bất cứ ai ở cùng chỗ với người đang bị bệnh (thí dụ, sống chung, đến thăm).

Quá trình MERS-CoV xâm nhập vào Hàn Quốc:

Người Hàn đầu tiên nhiễm virus MERS-CoV là ông A (giấu tên), 68 tuổi, người từng lưu trú tại Bahrain sau đó di chuyển đến Qatar và trở về Hàn Quốc hôm 4/5/2015. Khi về nước, ông A không có bất cứ triệu chứng nào bất thường nhưng bảy ngày sau, ông bắt đầu có các triệu chứng đầu tiên như sốt hơn 38°C kèm theo các cơn ho. Sau đó, ông A đã đi khám ngoại khoa và nhập viện điều trị tại ba nơi và cuối cùng được xác nhận đã nhiễm virus MERS-CoV và được chuyển đến khu điều trị cách ly. Trong quá trình này, vợ của ông A cũng bắt đầu có những triệu chứng tương tự và sau khi xét nghiệm đã được xác nhận là ca nhiễm MERS-CoV thứ hai tại Hàn Quốc. Những người tiếp theo nhiễm virus này là bệnh nhân từng nằm chung phòng bệnh với ông A, con gái của bệnh nhân đó, và sau đó đến cả bác sĩ, những người từng tiếp xúc và điều trị cho ông A cũng cho kết quả dương tính với loại virus này.

Hiện nay các chuyên gia y tế Hàn Quốc đã phát hiện dịch bệnh MERS-CoV lây truyền đến thế hệ thứ 4 (tức người nhiễm bệnh MERS-CoV từ người đầu tiên đã tiếp tục lây cho người khác). Điều này cho thấy, dịch bệnh này có thể lây truyền đến thế hệ thứ 5, thậm chí thứ 6 với một tốc đô lây lan nhanh chóng.

Các nhà nhà khoa học cũng rất bất ngờ về điều này, vì không nghĩ dịch bệnh này có thể lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng như vậy. Dịch bệnh MERS-CoV đang xảy ra ở Hàn Quốc lây lan nhanh và nguy hiểm hơn nhiều lần so với dịch bệnh MERS-CoV xảy ra ở các nước Trung Đông vào năm trước.

MERS-CoV có nguy hiểm không?

MERS-CoV là loại vius nguy hiểm giống như SARS, có thể lây rất nhanh thông qua tiếp xúc và không khí. Virus MERS-CoV sau khi nhiễm sẽ ủ bệnh từ 02-14 ngày tùy khả năng miễn dịch từng người. Triệu chứng nhiễm bệnh đa dạng như sốt (38°C trở lên), ho, hắt hơi liên tục, khó thở hoặc tiêu chảy. Đây là những biểu hiện thông thường, rất khó phát hiện. Cho đến nay chưa có vắc-xin chữa được bệnh này.

Cách phòng tránh MERS-CoV:

  • Vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên. Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
  • Trong thời gian du lịch (hoặc cư trú) tại Trung Đông tránh tiếp xúc với các động vật như lạc đà, dơi, dê. Đặc biệt là tránh tiếp xúc với lạc đà (chợ và các nông trại lạc đà, cưỡi lạc đà). Tránh những trường hợp ăn thịt lạc đà sống hoặc uống sữa lạc đà chưa qua khử trùng.
  • Khi ho, hắt xì nên dùng khăn giấy hoặc khăn tay che miệng và mũi. Trong trường hợp không có khăn giấy và khăn tay thì nên dùng tay áo để che miệng và mũi.
  • Tránh đến những nơi đông người. Trong trường hợp không thể tránh được thì phải đeo khẩu trang.
  • Khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở phải đeo khẩu trang và đến ngay cơ quan y tế để được điều trị.
  • 14 ngày sau khi đi du lịch ở Trung Đông về có triệu chứng sốt, khó thở phải khai báo và đến ngay trạm y tế khu vực để được điều trị.

Khai báo triệu chứng lây nhiễm MERS-CoV:

Thế nào là bệnh nhân bị nghi lây nhiễm MERS-CoV?

  • Người đã đi Trung Đông trong vòng 14 ngày qua, có triệu chứng sốt và viêm phổi.
  • Người đã tiếp xúc gần với người bị sốt và viêm phổi vừa từ Trung Đông về trong vòng 14 ngày qua.
  • Người đã đi hoặc làm việc tại các cơ quan y tế khu vực Trung Đông trong vòng 14 ngày qua, bị sốt và có các triệu chứng suy hô hấp cấp (ho, khó thở).
  • Người bị sốt hoặc có triệu chứng suy hô hấp cấp, có tiếp xúc gần với bệnh nhân được xác nhận đã nhiễm Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông.

Số điện thoại khai báo lây nhiễm MERS-CoV:

1. Tổng đài tư vấn Dasan 120.
2. Đường dây nóng 109 (Nhấn tiếp phím 1 để được nhân viên tư vấn bằng tiếng Anh).

Hỗ trợ từ chính quyền Seoul với bệnh nhân MERS-CoV:

– Bệnh nhân SARS và những người tiếp xúc với SARS sẽ được hỗ trợ chi phí khám và điều trị.

– Hỗ trợ nhu yếu phẩm cho những người bị cách ly tại nhà (thực phẩm, đồ dùng vệ sinh cá nhân v.v.)

– Hỗ trợ không gian chung cho người nước ngoài cũng như người Hàn Quốc gặp khó khăn trong trường hợp bị cách ly tại gia (cung cấp nơi ăn ở và thực phẩm).

– Hỗ trợ phí sinh hoạt cho bệnh nhân nhiễm Mers và những người bị cách lý tại gia (không phân biệt tư cách lưu trú và bao gồm cả những người đã ở quá thời hạn lưu trú).

Đối với người nước ngoài:

  • Hỗ trợ 409,000 KRW/ hộ gia đình 1 người
  • Hỗ trợ 696,500 KRW/ hộ gia đình 2 người

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).