Theo Global Security, Hàn Quốc có quân số thường trực khoảng 625.000 binh lính. Trong đó lục quân có 560.000 người, hải quân 70.000 người, không quân 65.000 người. Lực lượng dự bị khoảng hơn 3 triệu người.

Tuy nhiên, năng lực quân sự của Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ qua được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của Mỹ. Nếu dừng tập trận và hợp tác với Mỹ, Seoul sẽ cần nhiều năm để xây dựng lại chiến lược hành động.

Quân nhân Mỹ đã đồn trú tại Hàn Quốc từ giai đoạn Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 tới nay.

⇢ Xem thêm các bài viết hay về quân sự và chiến tranh:

Hàn Quốc là nước đầu tiên bị Mỹ đòi phí quốc phòng

Hàn Quốc và Mỹ cùng đóng góp cho các chi phí để duy trì lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, bao gồm các khoản chi cho lực lượng nhân công người Hàn làm việc tại căn cứ quân đội Mỹ và chi phí xây dựng phía trong căn cứ, hỗ trợ hậu cần.

Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên mà Mỹ thẳng thắn đề nghị tăng mức chia sẻ chi phí quốc phòng. Những quốc gia khác đang có sự hiện diện của quân đội đồn trú Mỹ, mà Nhật Bản là điển hình cũng theo dõi mọi động thái đàm phán hết sức sát sao. Bởi lẽ, mọi thay đổi trong thỏa thuận với Hàn Quốc chắc chắn sẽ trở thành tiền đề cho những thương lượng sau này giữa Washington với các đồng minh còn lại.

Trước đề nghị của Mỹ, ban đầu Seoul đã bác bỏ thẳng thừng với quan điểm, mức đóng góp cũ để duy trì lực lượng khoảng 28.500 quân nhân Mỹ đang đồn trú ở Hàn Quốc (USFK) đã là rất lớn.

Mỹ lại đòi tăng phí quốc phòng để bảo vệ Hàn Quốc
Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn tại Pocheon, Hàn Quốc, ngày 16/4/2019. (Nguồn: AFP)

Seoul bắt đầu chia sẻ gánh nặng tài chính kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Số tiền chi ra bao gồm cả việc trả lương cho nhân lực địa phương được Mỹ tuyển dụng, cũng như chi phí hạ tầng và khí tài liên quan.

Một ví dụ cụ thể được đưa ra là việc mới đây Hàn Quốc đã chi tới 92% tổng chi phí xây dựng doanh trại Humphreys tại Anjeong-ri, lên tới 11 tỷ USD. Trong năm 2018, đóng góp của Seoul đã tăng lên mức 960 tỷ won (tương đương 866 triệu USD), trong khuôn khổ thỏa thuận SMA lần thứ 9 được ký kết trong năm 2014 và kéo dài 5 năm.

Sau nhiều lần đàm phán, thỏa thuận Các giải pháp đặc biệt (SMA) liên quan đến vấn đề chia sẻ chi phí duy trì lực lượng Mỹ tại bán đảo Hàn Quốc giữa Mỹ và Hàn Quốc đã được tiến hành từ tháng 10/2018. Trong năm 2018, Hàn Quốc đã đóng góp 960,2 triệu won (854,27 triệu USD) cho chi phí quân sự này.

Mỹ lại đòi tăng phí quốc phòng để bảo vệ Hàn Quốc

Tiếp đó, vào tháng 3/2019, Hàn Quốc và Mỹ lại tiến tới thoả thuận SMA lần thứ 10, với nội dung tăng mức chi trả của Seoul lên 8,2% so với năm 2018, tương đương 1.389 tỷ won (1,17 tỷ USD). Thông thường, SMA được ký cách 3 đến 5 năm một lần. Nhưng hiệp định mới nhất chỉ có thời hạn một năm.

Phản ứng của người dân Hàn Quốc: Chúng tôi không phải cây ATM của Donald Trump.

Mỹ tiếp tục đòi tăng tiền

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/8/2019 cho biết các cuộc đàm phán nhằm buộc Seoul tăng phần đóng góp để duy trì hoạt động của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) đã bắt đầu.

Trong một dòng trạng thái trên Twitter, ông Trump viết: Hàn Quốc là một quốc gia giàu có, giờ đã thấy nghĩa vụ đóng góp cho sự bảo vệ quân sự mà Mỹ cung cấp. Quan hệ giữa hai nước là một quan hệ tốt.

Mỹ lại đòi tăng phí quốc phòng để bảo vệ Hàn Quốc

Mức chi phí tăng cao Seoul phải trả cho năm 2019 là một phần trong các yêu cầu từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đòi hỏi những nước có quân đội Mỹ đồn trú phải trả tiền nhiều hơn.

Bình luận trên của ông Trump được đưa ra trước thềm chuyến thăm Seoul của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vào ngày 9/8/2019 tới đây để thảo luận về các vấn đề còn tồn đọng giữa hai bên.

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin từ các quan chức chính quyền ông Trump và những người liên quan cho biết theo chỉ đạo của Nhà Trắng, chính quyền ông Trump đang yêu cầu các nước như Đức, Nhật và cuối cùng là bất cứ nước nào khác có quân đội Mỹ đồn trú sẽ phải thanh toán thêm 50% hoặc nhiều hơn nữa chi phí tài chính để duy trì quân nhân Mỹ tại nước họ.

Thậm chí trong một số trường hợp, các nước có lính Mỹ đồn trú có thể bị yêu cầu thanh toán gấp 5-6 lần so với mức chi ngân sách hiện đang áp dụng.

Hàn Quốc vừa mất thêm tiền, vừa nơm nớp sợ

Con số mà Hàn Quốc đóng góp vào phí quốc phòng hiện tại chưa làm Washington hài lòng. Mỹ hiện mong muốn Hàn Quốc sẽ tăng mức chi lên 1,3 tỷ USD mỗi năm, trong đó bao gồm thêm hạng mục triển khai các vũ khí chiến lược như máy bay tàng hình, tàu sân bay, cũng như tàu ngầm hạt nhân xung quanh bán đảo Triều Tiên, nhằm sẵn sàng yểm trợ lực lượng đồn trú trong các tình huống thông thường cũng như khẩn cấp.

Đồng thời, kế hoạch quân sự của Mỹ tại châu Á chưa dừng ở việc đối chọi với đối thủ duy nhất là Bắc Hàn. Dưới thời ông Trump, đối thủ lớn nhất của vị tổng thống này là Trung Quốc. Ông đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch gia tăng hiện diện quân sự ở Đông Á.

Đồ họa hệ thống tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất dự kiến Mỹ sẽ triển khai ở Hàn Quốc:

Mỹ lại đòi tăng phí quốc phòng để bảo vệ Hàn Quốc

Ngày 6/8/2019, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định Washington sẽ sớm triển khai tên lửa tấn công đến Hàn Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia đồng minh quan trọng nhất khu vực.

Hôm 3/8/2019, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng khẳng định sẽ sớm mang vũ khí tên lửa tấn công đến các căn cứ của đồng minh tại châu Á. Như vậy, Hàn Quốc đã phải chi tiền để Mỹ bảo vệ họ khỏi mối đe dọa Bắc Hàn. Và bây giờ, theo quan điểm của Mỹ, Hàn Quốc tiếp tục phải đối diện với một mối đe dọa mang tên Trung Quốc.

Chắc chắn, Seoul sẽ phải đối mặt với việc Mỹ mang vũ khí đến lãnh thổ của mình và phải chi thêm tiền cho việc được bảo vệ này.

Tuy nhiên, vào năm 2017, khi hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD được lắp đặt tại Hàn Quốc, Hàn Quốc đã phải hứng chịu sự trả thù của nước láng giềng Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã trả đũa bằng việc cấm hàng loạt hàng hóa Hàn Quốc xâm nhập vào thị trường tỉ dân này. Hàng loạt doanh nghiệp công nghiệp của Hàn Quốc thời điểm đó gặp điêu dứng, đặc biệt các doanh nghiệp ôtô, điện tử công nghệ cao.

Nếu tiếp tục chấp thuận cho Mỹ mang đến tên lửa tấn công, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đối diện với hai vấn đề: trả thêm tiền chi phí quân sự cho Mỹ, và nguy cơ đối đầu căng thẳng với Trung Quốc.

XEM THÊM:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).