Seoul, thủ đô của Hàn Quốc có nhiều tiên gọi khác nhau trong quá khư như: Wiryeseong (위레성, Úy Lễ Thành), Hanyang (한양, Hán Dương) và Hanseong (한성, Hán Thành). Tên Seoul (서울) hiện nay lấy từ tên trong từ Hàn cổ Seorabeol hay Seobeol, có nghĩa là “kinh thành”.

Với lịch sử hơn 600 năm, Seoul vừa là thành phố vừa mang dáng vẻ hiện đại với những trung tâm mua sắm, tòa nhà cao tầng và chung cư cao cấp; vừa mang trong mình những giá trị lịch sử với cung điện, đền đài và các di tích Nho giáo. Nếu muốn thưởng thức vẻ đẹp truyền thống của Seoul thì bạn hãy dành thời gian đến thăm các cung điện cổ dưới đây nhé!

5 cung điện thời Joseon ở Seoul lần lượt là cung Gyeongbok (Cảnh Phúc), cung Changdeok (Xương Đức), cung Gyeonghee (Khánh Hi), cung Deoksu (Đức Thọ) và Cung Changgyeong (Xương Khánh).

Cung Gyeongbok (경복궁)

Cung Gyeongbok (Cảnh Phúc) là cung được xây dựng vào năm 1359, dưới thời vua Thái Tổ Yi Seong Gye (태조 이성계, Lý Thành Quế) và là cung có quy mô hoành tráng nhất trong năm cung.

TTHQ Canchinhdien

Vào thời đó, trong nội cung và khu vực xung quanh có tới 3.000 người sống, sinh hoạt. Cũng như hầu hết các cung điện khác ở Hàn Quốc thì Gyeongbok khi đó được xây dựng học theo kiểu cung điện của Trung Quốc. Cung Gyeongbok bao gồm 11 tòa nhà ở các vị trí khác nhau. Các tòa kiến trúc của Cung Gyeongbok là biểu tượng cho một nền văn hoá giàu có và lịch sử lâu đời.

Những cung điện còn lại vẫn cho ta thấy nét kiến trúc truyền thống và cách bài trí tổng thể bên trong cung điện. Quan điểm truyền thống của Hàn Quốc về công trình xây dựng là “Bối San Lâm Thủy” có nghĩa là xây dựng nhà tại địa điểm có núi phía sau và có sông phía trước.

Cố cung Gyeongbok đã lưu giữ được đường nét cổ kính gần như nguyên mẫu xa xưa và chứa đựng những đặc trưng trong lối kiến trúc cung điện phương Đông: kiến trúc có quy mô to lớn, khí thế hùng vĩ được xây dựng nhằm củng cố sự thống trị, sự uy nghiêm hoàng quyền. Bố cục đối xứng trong toàn bộ tổng thể qua trục chính Bắc – Nam gây được cảm giác các lớp kiến trúc trùng trùng điệp điệp. Mặt bằng công trình hình chữ nhật. Mái nhà cấu tạo theo kiểu “chồng diêm” gồm hai tầng mái nối chồng lên nhau.

Không gian kiến trúc được căn chỉnh theo hướng từ bắc xuống nam và được bao quanh bởi các bức tường cao, có ngói ở trên, và ở mỗi mặt của bức tường đều đặt một cảnh cổng lớn. Cửa Ðông là Geonchunmun (건춘문), cửa Tây là Yeongchumun (영춘문), cửa Bắc là Sinmumun (신문문) và cửa Nam là Gwanghwamun (광화문). Theo đúng quan niệm kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc, cửa phía Nam – Gwanghwamun hay theo cách gọi Hán Việt là Quang Hóa Môn là cửa lớn nhất.

Bắt đầu từ hướng cửa phía Nam đi dọc theo trục Nam – Bắc thì kế tiếp du khách sẽ đi qua cửa Heungnyemun (흥례문) hay còn gọi là Hưng Lễ Môn.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Trước khi vào được Chính điện Geunjeongjeon (근정전) thì du khách cần đi qua một khoảng sân rộng. Đây là nét kiến trúc sân chầu truyền thống của cung điện ở phương Đông mà du khách nào đã từng đến với cung đình Huế thì sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng. Ở sân có các cột đá ghi dấu thứ bậc của các quan đứng xếp hàng trong các buổi lễ, buổi chầu.

Chính điện trong cung Gyeongbok là điện Geunjeong (근정전, Cần Chính điện), mang nghĩa là “Nếu nhà vua liêm chính, cần cù thì sẽ trị vì đất nước anh minh”. Đây là nơi tiến hành các sự kiện trong đại như nghi lễ quốc gia, tiếp đón sứ thần hay các đại quan trong triều.

Chính điện Geunjeongjeon là một tòa nhà đồ sộ, hai tầng mái, đặt trên một nền đá cao có nhiều bậc cấp dẫn lên qua hai hành lang lộ thiên bằng đá chạm trổ bao quanh. Bậc cấp dẫn lên điện hay qua các cửa (tam quan) dù rộng nhưng luôn luôn có chừa một lối đi ngay cửa giữa dành cho nhà vua.

Điện có năm gian, được thiết kế sắc sảo với nhiều chi tiết trên các dui mè của cả hai tầng mái cong cong, các cột gỗ sơn đỏ. Bên trong cung điện cũng là dạng bài trí truyền thống giống như các cung điện ở Trung Hoa nhưng có phần giản dị hơn.

근정전

Nằm gần với chính điện là các điện nhỏ hơn vẫn được xây dựng theo trục kiến trúc Bắc – Nam: Sajeongjeon (Điện Tư Chính) và Sujeongjeon (수정전, Điện Tu Chính) để nhà vua xử lí các công việc Hoàng gia; Donggung (동궁, Đông Cung của Thái Tử); Gangnyeongjeon (강녕전, Khang Ninh điện) và Gyotaejeon (교태전, Giao Thái Điện) của đức vua và hoàng hậu. Dưới đây là điện Geunjeongjeon là một kiến trúc một tầng làm bằng gỗ quý. Diện tích điện rất lớn và nó được đặt nằm trên nền đá cao:

Phù hợp với quan niệm phong thủy trong kiến trúc, đi về phía Tây du khách sẽ gặp hồ nước rộng phong cảnh hữu tình trên đó có Gyeounghoeru (경회루, Khánh Lâu Hội) dùng thiết đãi yến tiệc cho các đoàn sứ thần ngoại quốc. Quanh hồ có nhiều cây cối như tùng, thông… có những cây liễu đang rũ lá làm cho cảnh trí thêm đẹp đẽ trữ tình .Và bên một góc hồ còn có cả một lãnh cung như đặc trưng về môt phần không thể thiếu của hoàng gia.

경희루

Ngoài ra, từ mọi góc nhìn, mọi mảng kiến trúc, cố cung Gyeongbok đều cho thấy sự tinh tế trong văn hóa cung điện.

Cố cung Gyeongbok còn cho du khách hiểu thêm rất nhiều về nghệ thuật trang trí màu sơn của Hàn Quốc (단청, Dancheong). Dangcheong là hình trang trí cho các Tự viện và Cung điện, màu sắc theo kiểu Hàn Quốc, trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí này luôn thể hiện vẻ đẹp cùng giá trị nghệ thuật đích thực.

Có năm màu cơ bản:màu xanh (hướng Đông), trắng (hướng Tây), đỏ (hướng Nam), đen (hướng Bắc), và màu vàng (Trung tâm) khiến họa tiết trang trí trở nên bắt mắt và tạo nên nhiều cảm giác chiều sâu. Màu sơn này cũng được sử dụng để bảo vệ bề mặt của tòa nhà trước các thay đổi nhiệt độ bất thường và giúp các cấu trúc hài hòa với môi trường xung quanh.

경복궁 가을4

Cung Changdeok

Cung Changdeok (창덕궁, Xương Đức) là cung điện thứ hai được xây dựng dưới thời Thái Tổ triều đại Joseon, chính điện của cung là điện Injeong (인정전, Nhân Chính điện).

인정전

Trong thời kỳ Imjinwoeran (임진왜란, Biến loạn Nhâm Thìn), khi tất cả các cung điện bị quân Nhật đốt phá thì cung Changdeok là cung được xây dựng lại đầu tiên và được sử dụng làm chính cung trong suốt 270 năm. Một đặc điểm đặc biệt của cung điện Changdeokgung là việc xây dựng ít làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và khai thác triệt để sự hài hòa với thiên nhiên.

Các tòa nhà được thiết kế và xây dựng để làm sao hòa lẫn với môi trường xung quanh liền ngay một cách dễ dàng và thậm chí các hướng đã được đưa ra xem xét cẩn thận trong việc lập kế hoạch và xây dựng. Không gian đã được sử dụng để đem lại bầu không khí hoàn toàn khác nhau trên khắp các khu vườn.

창덕궁 3

Một đặc điểm đặc biệt nữa của cung điện Changdeokgung là việc xây dựng ít làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và khai thác triệt để sự hài hòa với thiên nhiên. Các tòa nhà được thiết kế và xây dựng để làm sao hòa lẫn với môi trường xung.

Không gian xây dựng vườn được tính toán chi tiết để đem lại bầu không khí hoàn toàn trong lành, thoải mái, dễ chịu trên khắp các khu vườn cũng như đem lại sinh khí cho các công trình kiến trúc bên trong cung điện.

창덕궁 1

Trong suốt quá trình lịch sử kể từ khi được xây dựng, cung điện Changdeok đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kiến trúc Hàn Quốc về quy hoạch cảnh quan, sân vườn, nghệ thuật liên quan trong nhiều thế kỷ sau đó. Khuôn viên cung điện là một ví dụ nổi bật của kiến trúc cung điện Viễn Đông và thiết kế sân vườn, đặc biệt là cách bày trí mà ở đó các tòa nhà được hòa nhập và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với địa hình và sự duy trì độ che phủ của cây bản địa. Với các tiêu chí trên, quần thể kiến trúc Cung điên Changdeok được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.

Nguồn ảnh: http://www.cdg.go.kr/
Nguồn ảnh: http://www.cdg.go.kr/
Nguồn ảnh: http://www.cdg.go.kr/

Cung Changgyeong (창경궁)

Cung Changgyeong (창경궁, Xương Khánh) vốn có tên là cung Sugang (수강, Thọ Khang), do vua Sejong (Thế Tông) cho xây làm nơi nghỉ ngơi cho cha mình là vua Taetong (태종, Thái Tông). Đến thời Seongjong (성종, Thành Tông), cung được sửa lại làm nơi ở của các hoàng hậu và được đổi lại là cung Changgyeong. Chính điện của cung Changgyeong là điện Myeongjeong (명정전, Minh Chính điện).

Trong thời kỳ bị Nhật xâm chiếm, quân Nhật đã cho xây vườn thú, vườn cây và bảo tàng trong cung với dã tâm hủy hoại quyền uy, thanh danh của triều đình Joseon. Trong quá trình phục hồi lại cung Changgyeong, tất cả các công trình này đều đã bị dỡ bỏ.

Qua lối mòn vào Cung điện Changgyeong, cổng Honghwa (홍화), du khách sẽ bắt gặp cầu Okcheon (옥천). Hầu hết các cung điện thời Joseon đều có một chiếc cầu cong cong bắc ngang qua cái ao nhỏ, tương tự như cầu Okcheon này.

옥천교

Đại sảnh của cung Changgyeong – Myeongjeongjeon (명정전), được xây dựng vào năm thứ 14 thời vua Seongjong (1483) và là đại sảnh lâu đời nhất trong số các đại sảnh ở các cung điện Hàn Quốc.

Nhà kính trong cung Changgyeong được xây dựng năm 1970 là nhà kính hiện đại đầu tiên theo phong cách phương Tây ở Hàn Quốc. Phía trước nhà kính có một đài phun nước theo phong cách Phục hưng đích thực và một khu vườn như mê cung.

명정전

Còn Tongmyeongjeon (통명전) được xây dựng là để dành cho Hoàng hậu, là tòa nhà lớn nhất trong Cung điện Changgyeong, du khách có thể dễ dàng nhận ra những chi tiết tinh tế trong cấu trúc kiến tạo tòa nhà này.

동명전

Rời khỏi Tongmyeongjeon (통명전), băng qua những mỏm đá trắng, du khách sẽ bắt gặp Jagyeongjeon. Nhìn theo hướng Đông Nam của Jagyeongjeon (자경전) là Punggidae (풍지대). Punggidae là một cái cột dài có buộc một mảnh vải, dùng để kiểm tra vận tốc và cấp gió.

Tiếp tục rảo bước theo hướng Bắc, du khách sẽ phát hiện ra mặt hồ lớn tên gọi Chundangji (춘당지). Thật ra một nửa hồ khi xưa chính là ruộng lúa do chính tay nhà vua cày cấy, nhưng khi Nhật vào chiếm đóng, ruộng lúa đã bị nhổ đi, thay vào đó là những chiếc tàu nhỏ trang trí nổi bồng bềnh trên nước. Ngày nay thì hồ nước này dùng để trồng các loài cây sống trong nước.

춘당지

Cung Gyeonghui

Cung Gyeonghui (경희궁, Khánh Hi) nằm ở phía Tây của cung Gyeongbok nên còn được gọi là cung phía Tây. Chính điện của cung là điện Sungjeong (숭정전, Sùng Chính điện).

Hầu như các công trình trong cung Gyeonghui đã bị quân Nhật phá hủy hoặc di dời và cung điện ngày nay là mô hình được phục hồi lại hình ảnh cũ của cung. Cung có tên gọi cũ là cung Gyeongwon (경원, Cảnh Viên) nhưng sau đại biến Eulmi (을미, Ất Vị, quân Nhật đột nhập cung và ám sát hoàng hậu Myeongseong) thì vua Gojong (고종, Cao Tông) đã dời cung Gyeongbok và sống tại cung Deoksu.

숭정전

Cung Deoksu

Cung Deoksu (덕수궁, Đức Thọ) nhỏ nhất trong số 5 cung điện ở Seoul. Đây vốn không phải là cung điện chính, chỉ là hành cung, nơi vua nghỉ chân tạm thời. Năm 1592, thời điểm Nhật Bản xâm lược, vua Seonjo (서조, Tuyên Tổ) phải lánh nạn về Uiju. Khi ông quay trở lại, cung chính là Gyeongbok, hay các hành cung, biệt cung như cung Changdeok đều bị tàn phá.

Vì thế vua không có chỗ ở và phải tạm thời dùng cung Deoksu. Đây vốn là tư gia của con cháu Wolsan Daegun (월산대군, Nguyệt San Đại Quân), anh của vua Seongjong (성종, Thành Tông) triều Joseon xưa kia. Sau khi cung Changdeok được khôi phục thì vua chuyển về đó, vì thế cung Deoksu không có người ở trong suốt 274 năm.

덕수궁 전경

Cửa cung có tên gọi cũ là Daeanmun (대안문, Đại An Môn), có chữ “An” nghĩa là “an nhàn, thoải mái”, nhưng đến năm 1904, sau khi cung Deoksu bị cháy, nó đã được đổi thành Daehanmun (대한문, Đại Hán Môn) với ý nghĩa là “cửa mở lên trời”.

Năm 1895, hoàng hậu của một đất nước có chủ quyền bị người nước ngoài sát hại ngay chính trong cung điện của mình. Sau khi hoàng hậu Myeongseong (명성 황후, Minh Thành) bị thực dân Nhật giết chết, vua Gojong (고종, Cao Tông) cảm thấy tính mạng mình bị đe dọa, đã lánh nạn vào tòa công sứ Nga và bắt tay với người Nga.

Sau khi ở Tòa công sứ Nga khoảng 1 năm, vua chuyển về cung Deoksu. Lúc bấy giờ đường Jeongdong, nơi có cung Deoksu chính là địa điểm tập trung nhiều trụ sở nước ngoài và nơi ở của các giáo sĩ truyền đạo. Do là nơi có các tòa công sứ của Anh, Đức, Pháp, Nga nên được xem là nơi an toàn hơn và có thể kiềm chế được Nhật ở một chừng mực nào đó.

Tháng 2 năm 1897, vua Gojong chuyển nơi ở về cung Deoksu và cũng tháng 10 năm đó, vua đặt quốc hiệu là Daehan (Đại Hàn), cử hành lễ lên ngôi hoàng đế tại đàn tế Hwangu (Hoàn Khâu đàn). Vua tuyên bố Joseon trở thành quốc gia có hoàng đế chứ không phải xưng vương như trước đây. Như vậy, cung Deoksu được xem là một địa danh lịch sử mở ra kỷ nguyên đế chế Hàn Quốc.

Tuy nhiên, năm 1905, với việc ký kết Điều ước Ất Tị, quyền ngoại giao của Joseon thời Đại Hàn Đế Quốc đã bị tước bỏ. 2 năm sau, hoàng đế Gojong bí mật cử đại sứ tới La Hay, Hà Lan để thông báo cho phương Tây về tình cảnh bi đát này. Biết được ý đồ đó, thực dân Nhật đã ép vua Gojong thoái vị. Năm 1910, đất nước đã mất vào tay Nhật Bản và cung Deoksu cũng bị sụp đổ.

Cung Deoksu lúc bấy giờ rộng gấp 3 lần hiện nay. Số căn nhà, lầu gác cũng nhiều hơn gấp 10 lần. Sau khi Joseon bị sáp nhập vào Nhật Bản năm 1910, khu đất phía sau cung điện bị Nhật bán đi mất. Khoảng phía trước là Daehanmun (Đại Hán Môn), có con đường chạy qua là Taepyeongro (Thái Bình Lộ), đường cứ lấn dần vào phía trong, làm cho cung điện nhỏ lại chỉ còn bằng 1/3 ngày trước.Chính điện của cung Deoksu là điện Junghwa (Trung Hòa). So với các cung khác thời Joseon, cung Deoksu có kiến trúc độc đáo với sự xuất hiện của các công trình mang phong cách phương Tây và các loài cây truyền thống.

Deoksugung Doldam-gil

Deoksugung Doldam-gil (đường lát đá cung Deoksu), hay còn được biết đến dưới cái tên đường “Jeongdong-gil”, con đường men theo bức tường đá bao quanh cung Deoksu là địa điểm hẹn hò lý tưởng của các cặp đôi.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
SONY DSC

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).