Khi nói về vấn nạn tự tử, người ta thường nghĩ ngay đến Nhật Bản, nhưng thực ra Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới.

Hàn Quốc được xem là cường quốc kinh tế ở châu Á, bên cạnh đó, văn hóa Hàn Quốc cũng phát triển rất mạnh mẽ. Những năm gần đây, làn sóng Hàn Quốc đã mang văn hóa Halyu đi khắp thế giới. Dưới ảnh hưởng của phim ảnh, âm nhạc, người ta vẫn thường nghĩ về đất nước Hàn Quốc với sự thịnh vượng, phát triển, giàu đẹp. Nhưng sự thịnh vượng lại không đi liền với hạnh phúc.

XEM THÊM:

Tôi không hạnh phúc

Cứ 10 người Hàn Quốc thì 7 người từng nghĩ rằng cuộc sống của họ không hạnh phúc. 5 năm trước, con số khảo sát này là 6/10.

Theo kết quả khảo sát về nhận thức về sức khỏe tâm thần của người hiện đại (1.000 người trong độ tuổi 19 ~ 59) được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Embrace Trend Monitor vào ngày 31 tháng 7 năm 2019, 76,4% số người Hàn Quốc được hỏi cho biết cuộc sống của họ không hạnh phúc.

Người Hàn Quốc không cảm thấy hạnh phúc

Tỷ lệ bất hạnh của nữ (81,6%) cao hơn so với nam (71,2%) và người ở tuổi 30 (80,4%) cảm thấy bất hạnh nhất theo tuổi. Tiếp theo là 78,0% ở độ tuổi 50, tiếp theo là 74,8% ở độ tuổi 20 và 72,4% ở độ tuổi 40.

Nguyên nhân sâu xa của sự bất hạnh trong cuộc sống là do các vấn đề kinh tế. Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ không hạnh phúc vì các vấn đề kinh tế cá nhân (39,0%) và các vấn đề kinh tế của gia đình(33,9%).

Giới trẻ Hàn được xem là biểu hiện rõ rệt của xu hướng sống chuộng vật chất. Trong khi chỉ 22% cho rằng gia đình đem lại hạnh phúc thì có tới 28% cho rằng có tiền là có tất cả. Hầu hết họ đều dành rất nhiều thời gian để lên mạng, trung bình mỗi tuần họ lướt net trên 10 giờ với các hoạt động như: viết blog, mua sắm và cả truy cập vào những trang web không lành mạnh.

Điều đáng nói là những người có công ăn việc làm ổn định ở Hàn Quốc cũng không cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc với cuộc sống của mình. Dân số Hàn Quốc đang bị già hoá, họ vừa phải phụng dưỡng cha mẹ, trang trải cho giáo dục của con cái và phải nộp đủ khoản: bảo hiểm, thuế, chi phí ăn uống, giáo dục.

Người Hàn Quốc không cảm thấy hạnh phúc

Sau thời kỳ phát triển thịnh vượng những năm 80-90, kinh tế Hàn Quốc bị chững lại. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, nhiều người trên thế giới đã bị mất việc làm, nhà cửa và hy vọng. Ở Hàn Quốc, những mất mát này được cảm nhận đặc biệt sâu sắc hơn vì cuộc sống khó khăn hiện tại trái ngược hoàn toàn với những ngày hoàng kim của nền công nghiệp hóa.

Đặc biệt, có nhiều người Hàn Quốc cảm thấy không hạnh phúc vì nghĩ rằng mình kém cỏi (27,7%). Ở độ tuổi 20, tỉ lệ này là 35,3% và độ tuổi 30 là 30,3%, độ tuổi 40 là 26,0%. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân từ mối quan hệ với người khác (17,7%), mối quan hệ giữa vợ / chồng (17,1%) và mối quan hệ với các thành viên trong gia đình (14,7%).

Suy cho cùng, tất cả những tư điều này đều xuất phát tư tư tưởng luôn so sánh mình với mọi người xung quanh của phần lớn người dân Hàn Quốc.

XEM THÊM: Văn hoá nunchi ở Hàn Quốc

Khi đặt mình lên bàn cân so sánh với ai đó, một mặt mình sẽ có động lực để cải thiện, phát triển bản thân. Nhưng nếu quá đà thì sự so sánh đó sẽ thành liều thuốc độc giết chết sự tự tin và bản sắc trong con người bạn.

Một bạn trẻ tham gia phỏng vấn chia sẻ: Tôi từng sống ở nước ngoài một thời gian. Tôi nhận ra, tại đây, nhiều người không tài giỏi bằng người Hàn Quốc nhưng lại có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một người khác nói: Ở những nước khác, tôi thoát khỏi áp lực bị so sánh giữa bản thân mình với người khác. Tôi không muốn đứa con tương lai của mình sau này cũng phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt đó.

Chọn cái chết làm lối thoát

Sự quảng bá văn hóa tuyệt vời của chính phủ Hàn Quốc đã khiến nhiều người ngỡ rằng cuộc sống ở đất nước này đúng là trong mơ. Thế nhưng, rất nhiều thanh niên Hàn Quốc cảm thấy cuộc sống ở đất nước họ như là địa ngục. Ngày càng nhiều người trẻ muốn chạy trốn khỏi đất nước này.

Nhưng ở Hàn Quốc, bạn sẽ thấy một hình ảnh phổ biến là người trẻ hầu như ai cũng cắm mặt vào chiếc smartphone và đeo tai nghe. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh này ở bất cứ nơi nào, trong tàu điện ngầm, ở những nơi công cộng. Theo lời của anh hướng dẫn viên du lịch, ở Hàn Quốc rất nhiều người trẻ mắc các chứng bệnh về tâm lý như tự kỷ, trầm cảm nên tỉ lệ tự tử ở đất nước này khá cao.

Ở đất nước này, trung bình mỗi ngày có 36 người tự tử, khiến tự tử trở thành nguyên nhân tử vong phổ biến thứ tư ở Hàn Quốc, sau ung thư, xuất huyết não và bệnh tim.

Người Hàn Quốc không cảm thấy hạnh phúc

Ngày 18/12/2017, thông tin ngôi sao K-Pop Jonghyun (thành viên ban nhạc SHINee) tự tử khiến người hâm mộ trên khắp châu Á không khỏi bàng hoàng. Trước khi qua đời, Jonghyun đã có gần 10 năm hoạt động trong ngành giải trí, tên tuổi thuộc top đầu làn sóng Hàn Quốc. Dường như có một cuộc sống đáng mơ ước, nhưng cuối cùng nam ca sĩ vẫn chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình.

XEM THÊM: Công bố bức thư tuyệt mệnh của Jonghyun.

Người Hàn Quốc không cảm thấy hạnh phúc

Trong lá thư tuyệt mệnh, Jonghyun viết về nỗi đau dai dẳng do căn bệnh trầm cảm mang đến. Anh đã cố gắng vật lộn, chống trọi, cầu cứu sự giúp đỡ, nhưng cuối cùng anh đã không thể vượt qua. Lật lại quá khứ, hàng loạt những ngôi sao nổi tiếng của Hàn Quốc cũng tự tử vì lý do tương tự, như Choi Jin Sil, Jung Da Bin, Park Yong Ha.

Người Hàn Quốc không cảm thấy hạnh phúc

Tưởng như đó chỉ là mặt trái của ngành công nghiệp giải trí, sau ánh hào quang là áp lực nặng nề, nhưng thực ra tự tử lại là vấn nạn mà cả xã hội Hàn Quốc phải đối mặt.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).