Sử dụng nhân sâm đúng cách sẽ tốt cho cơ thể, do tận dụng được lượng chất bổ có trong củ sâm theo phương pháp hợp lý nhất. Bài viết này sẽ tổng hợp các cách sử dụng nhân sâm cơ bản và tối ưu nhất.

Lưu ý rằng không nên lạm dụng sử dụng nhân sâm mà có thể gây hại cho cơ thể. Trước khi sử dụng nhân sâm, hoặc mua nhân sâm để tặng cần lưu ý xem thể trạng và sức khoẻ của người nhận có phù hợp hay không.

Người bị cao huyết áp không nên sử dụng nhân sâm:

Nhân sâm có 2 tác dụng đối với huyết áp: Liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn thì làm hạ huyết áp. Nhưng về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa. Hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững được, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống nhân sâm.

Những trường hợp sau cũng không nên sử dụng nhân sâm:

Các trường hợp không nên dùng và không được dùng nhâm sâm độc vị (tức là chỉ có nhân sâm, không có chất khác). Ví dụ: chè nhân sâm, các loại sâm củ gồm bạch sâm, hồng sâm… Đó là các trường hợp sau:

– Phụ nữ mang thai
– Trẻ em (từ mới đẻ đến 14 tuổi)
– Người đang bị táo bón
– Viêm loét dạ dày, đau dạ dày
– Đau bụng do hàn

– Rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy bụng, trướng bụng)
– Viêm ruột, viêm gan
– Viêm túi mật, sỏi mật
– Nấc
– Tiêu chảy

– Ho ra máu, giãn phế quản, viêm phế quản, lao phổi
– Ngoại cảm (phong hàn, phong nhiệt, phong ôn)
– Cao huyết áp
– Xơ mỡ động mạch

– Bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, luput ban đỏ, cứng bì…)
– Người đang dùng thuốc chống huyết khối (warfarin…)
– Người bị di tinh, xuất tinh sớm.

Nên xin tư vấn của bác sỹ trong các trường hợp kể trên để bồi bổ đúng cách, đúng lúc.

Không được nhầm lẫn giữa nhân sâm và hồng sâm:

Nhân sâm tươi chưa qua chế biến có màu trắng, khó bảo quản, chỉ bảo quản trong vòng 07 ngày. Nếu đem rửa bằng nước sẽ dễ bị hỏng nên thường phải sấy khô để bảo quản lâu hơn. Nhân sâm chưa qua chế biến có tính hàn (lạnh) và có nhiều tác dụng phụ không phù hợp với người có thể trạng yếu.

Cấu tạo của cây sâm Hàn Quốc với hoa, lá, thân và củ (nhân sâm).

Hồng sâm (còn gọi là red ginseng) được làm từ nhân sâm tươi. Những củ sâm sau khi rửa sạch, xếp thành từng hàng vào khay rồi được đem hấp ở nhiệt độ cao liên tục trong nhiều ngày cho đến khi củ sâm khô lại chỉ còn khoảng dưới 14% thành phần nước, tiếp đến sâm sẽ được sấy khô dưới môi trường tự nhiên, lúc này màu da và ruột củ sâm sẽ trở nên đỏ hay vàng nâu sẫm nên được gọi là hồng sâm.

Hồng sâm, chính là sâm tươi được đem hấp trong nhiều ngày, có thể bảo quản trong thời gian dài.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hồng sâm an toàn với tất cả mọi người, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Với người bị cao huyết áp, hồng sâm có tác dụng điều hòa và ổn định huyết áp nên phù hợp cho cả người cao huyết áp và thấp huyết áp. Với trẻ em dùng 1/3 liều so với người lớn, phụ nữ mang thai dùng ½ liều so với người bình thường.

Tuy nhiên, với trường hợp có vấn đề sức khỏe đặc biệt, không nên tự tiện dùng nhân sâm hay hồng sâm mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm) được giữ lại trong quá trình chế biến để giữ các hoạt chất trong sâm, đồng thời để tạo dáng cho nhân sâm nhưng không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi trước khi sử dụng.

Cách ngâm rượu sâm:

Rửa sạch củ sâm, lưu ý không nên nhúng sâm củ vào hẳn trong chậu nước, mà dùng khăn mềm vớt nước lên để rửa sạch đất bám trên củ sâm. Có thể dùng bàn chải đánh răng để làm sạch đất cát trên thân củ sâm. Để ráo nước, cho vào lọ ngâm với rượu. Chú ý không được ngắt bỏ rễ vì toàn bộ chất tinh túy tập trung ở phần vỏ và rễ sâm.

Bình rượu sâm, được ngâm bằng các củ sâm tươi.

Hũ rượu nên đậy kín để giữ mùi thơm nhân sâm. Để chỗ mát, tối. Rượu sâm uống vào có tác dụng làm mát cơ địa. Có thể pha thêm vài giọt mật ong vào ly rượu ngâm để hương vị thêm phần ngọt ngào, tươi mát. Chỉ nên uống một ngày một chén nhỏ và không nên uống vào buổi tối.

Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển

Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).