Trong cuộc sống thường ngày, không ít lần chúng ta thấy người khác làm rơi đồ cá nhân. Nhưng hiếm khi bạn nhận được lại chiếc ví đó nguyên vẹn, không mất thứ này thì cũng thiếu thứ khác. Tất nhiên là cũng có trường hợp gặp người tốt, trả lại đồ cho ta với tinh thần: Mình giúp người, người giúp mình.

Nhưng ở Hàn Quốc, hành động này không chỉ xuất phát từ ý thức, được giáo dục từ nhỏ của người Hàn Quốc mà còn có luật pháp và hệ thống CCTV (camera quan sát) luôn kiểm soát ở khắp mọi nơi.

⇢ Bạn có biết: 5 Điều người Hàn dặn nhau khi đi du lịch Việt Nam

Không cầm đồ không phải của mình

Vào tháng 3/2016, một phụ nữ Hàn Quốc đem 25 triệu KRW (khoảng 500 triệu VND) rải ngay quảng trường Seoul, nhưng tuyệt nhiên không có một bóng dáng người Hàn nào nhảy vô hôi tiền. Người phụ nữ bị cảnh sát bắt giữ ngay lúc đó, số tiền trên cũng được cảnh sát thu dọn trong trật tự.

Phải làm gì khi nhặt được ví hay tiền rơi tại Hàn Quốc?

Hàn Quốc được đánh giá là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, đặc biệt người dân hầu như không đụng, không quan tâm tới đồ cá nhân của người khác.

Nếu bạn để túi xách hay đồ cá nhân trên ghế, trên bàn ở quán cà phê hay nơi công cộng ư? Người Hàn Quốc sẽ chỉ có một suy nghĩ: À, người này đang muốn giữ chỗ nên mới để đồ ở đây!

Ở Hàn Quốc, bạn hoàn toàn có thể để máy tính, ví, cà phê trên bàn như thế này mà không phải cảnh giác.

Phải làm gì khi nhặt được ví hay tiền rơi tại Hàn Quốc?

Một anh chàng ngoại quốc đã làm một thử nghiệm, để chiếc túi của mình ở giữa đường. Địa điểm quay là một khu phố tấp nập, có nhiều người qua lại. Nhưng suốt 3 tiếng đồng hồ trôi qua, chiếc túi của anh vẫn ở nguyên chỗ cũ.

Chán nản, anh chàng còn cố ý chuyển lại vị trí chiếc túi để ở ngay giữa đường đi. Nhưng những người dân tốt bụng chỉ nhặt chiếc túi và đặt lên bồn hoa cạnh đó.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến người dân Hàn Quốc thờ ơ với tiền như vậy?

1. CCTV khắp nơi

Hàn Quốc được đánh giá là 1 trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới do có tỷ lệ tội phạm cực thấp. Tại đây, CCTV (camera an ninh) được lắp đặt ở mọi nơi, từ nhà ga, tàu điện ngầm, siêu thị, trường học…

CCVT vừa phòng chống tội phạm vừa giữ vai trò lớn trong việc lùng bắt tội phạm. Hơn nữa nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truy cứu hành vi vi phạm luật trong cuộc sống hàng ngày.

Chính vì vậy, mọi việc làm sai trái hay phạm pháp đều sẽ bị ghi lại và sau đó những người phạm tội sẽ bị xử phạt theo quy định. Với tình hình an ninh cực tốt, người dân Hàn Quốc có thể đi ra ngoài tới 2~3 sáng mà không hề phải lo lắng, sợ hãi gì.

Phải làm gì khi nhặt được ví hay tiền rơi tại Hàn Quốc?

Văn hoá dùng thẻ

Người Hàn Quốc có thói quen chi tiêu và thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng. Vì vậy, nếu sử dụng tiền mặt tại một số địa điểm như trung tâm thương mại, nhà hàng (cao cấp) bạn còn có khả năng bị đánh giá là thiếu tế nhị.

Văn hóa sử dụng thẻ tín dụng của Hàn Quốc đạt đến 90% và tại các thành phố lớn thì tỉ lệ này còn cao hơn. Vì vậy, ví của người Hàn Quốc trong tình trạng dày cộp một đống thẻ và không có một tờ tiền mặt nào.

12 thói quen tốt hình thành khi bạn sống ở Hàn Quốc.

Vì vậy, nếu một người Hàn Quốc bị mất ví, thực ra họ chỉ lo giấy tờ tuỳ thân hoặc tiếc thời gian phải làm lại thẻ. Bởi họ chỉ cần gọi điện cho tổng đài khoá thẻ lại, khi đó sẽ không bao giờ bị lo mất tiền trong thẻ.

Nếu chủ nhân của thẻ chưa kịp khoá mà đã bị ai đó quẹt thẻ thì sao? Cảnh sát cũng sẽ rất dễ dàng truy tìm lịch sử giao dịch và đây cũng sẽ là chứng cứ rõ ràng để khép tội Chiếm đoạt tài sản.

Phải làm gì khi nhặt được ví hay tiền rơi tại Hàn Quốc?

Luật pháp nghiêm minh

Ở Hàn Quốc, nếu nhặt được tiền hay ví rồi bỏ ví hay tiền nay vào túi của mình, bạn sẽ bị kết tội Chiếm đoạt tài sản bị rơi của người khác (점유이탈물횡령죄) và bị phạt tới 3.000.000KRW (~ 60.000.000VND) hoặc bị ngồi tù 1 năm.

Người nhặt được tiền có thời gian 07 ngày để giao nộp cho cảnh sát. Nếu nộp muộn thì người nhặt sẽ không được hưởng quyền lợi cơ bản cũng như các quyền lợi sau này.

Em bé học sinh tiểu học nhặt được 1.000KRW mang đến đồn cảnh sát.

Phải làm gì khi nhặt được ví hay tiền rơi tại Hàn Quốc?

Trong trường hợp bạn nhặt được tiền rơi và đem báo với cảnh sát tại khu vực đó, bạn sẽ nhận được từ 5% đến 20% số tiền bạn nhặt được.

Khi cảnh sát dán giấy thông báo tìm chủ nhân của chiếc ví nhưng sau 06 tháng mà chủ nhân của nó không tới nhận thì người nhặt được sẽ nhận toàn bộ số tiền đó.

Trong vòng 03 tháng mà người nhặt được tiền hoặc đồ vật không quay lại để nhận thì số tiền hoặc đồ vật này sẽ được xung vào công quỹ.

Thẻ cư trú ở Hàn Quốc, đừng bao giờ cho ai mượn!

Giáo dục nhân cách con người

Nhưng có phải sự thật là người Hàn thờ ơ với tiền?

Trên diễn đàn Thông tin Hàn Quốc, một thành viên tên Choi Eun Ji chia sẻ:

Chồng tôi sáng ăn ở nhà 9 giờ rồi đi làm đến 1 – 2 giờ đêm. Hôm nào cố làm thì tới 3 giờ sáng. Về đến nhà lại làm ở máy tính từ một đến hai tiếng. Sáng ra 7h30 đến 8 giờ đã dậy vì con nhỏ vò đầu bứt tai, bắt dậy chơi.

Ở Hàn không có năng lực kiếm tiền thì vất vả và kiếm được ít lắm. Chồng tôi chẳng biết hai chữ nhậu hay gặp bạn bè là gì! Nếu là chủ thì còn làm nhiều và vất vả hơn cả nhân viên nữa. Không biết đi sai giờ một phút nào, ngoại trừ việc đột xuất.

Nói thẳng ra, ai cũng cực khổ vì tiền. Nhưng không phải vì vậy mà ai cũng tham tiền, nhất là khi tiền đó không thuộc về mình.

Một người Việt khác cũng đang sinh sống ở Hàn Quốc chia sẻ:

Người Hàn Quốc không lượm tiền giữa đám đông, như vậy mất mặt lắm. Họ được giáo dục về điều đó. Hơn nữa, ở Hàn chỗ nào cũng có camera, ai nhặt cũng khó thoát. Người Hàn có ý thức dân tộc cao. Cứ ai mang vinh quang về cho đất nước là đắt sô quảng cáo. Họ ủng hộ vô điều kiện. Còn ngược lại lỡ làm xấu hình ảnh thì coi như hết đường sống.

Một cư dân mạng cũng đồng tình điều này trên diễn đàn: Ở Hàn Quốc nhặt tiền rơi hay ví rơi mà không trả thì bị khép vào tội ăn cắp, bị phạt tiền hoặc ở tù mà, trong hồ sơ đã có án thì rất khó tìm việc làm. Thế thôi!

Như vậy, có thể khẳng định rằng: một nền giáo dục tốt là giáo dục cho con người lòng tự trọng và sự tiết chế lòng tham.

Một xã hội văn minh là biết khuyến khích những việc làm tốt, lên án những việc phạm pháp, đồng thời có những công cụ kìm chế, răn đe những lòng tham đột xuất dẫn đến hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của con người.

XEM THÊM:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).