Theo quy định của Bộ Lao động Hàn Quốc, mức lương tối thiểu năm 2020 là 8.590 KRW/ giờ, tăng 2.9% so với mức lương tối thiểu của năm 2019.

Đây là tin vui cho rất nhiều người lao động. Tuy nhiên vẫn còn một số người, đặc biệt là những du học sinh, cho tới thời điểm này vẫn chỉ được trả một mức lương rất thấp.

Sa thải nhân viên Hàn Quốc để tuyển người ngoại quốc

Đứng trước tình hình kinh tế khó khăn, cộng thêm việc lương cơ bản mỗi năm lại tăng nên các chủ người Hàn đều phải chịu rất nhiều áp lực về tài chính. Do đó một số người đã quyết định sa thải nhân viên người Hàn để tuyển những người ngoại quốc.

Lý do được đưa ra là người ngoại quốc thường không thông thạo tiếng, do đó sẽ không nắm được luật lương cơ bản.

Tại một cửa hàng tiện lợi, ông chủ A (58 tuổi) hiện đang sinh sống tại Seoul, cũng đã sa thải một nhân viên người Hàn do áp lực về lương, thay vào đó là tuyển một du học sinh Trung Quốc 20 tuổi vì du học sinh này chấp nhận mức lương thấp hơn lương cơ bản sau khi đến thỏa thuận phỏng vấn.

Vốn dĩ các cửa hàng tiện lợi thường sẽ không trả lương theo lương cơ bản bao gồm cả người Hàn, nhưng nếu là du học sinh con số này sẽ còn ở mức thấp hơn.

Ông Kang, một nhân viên đã nghỉ hưu được 7 năm và sử dụng tiền lương hưu để mở một tiệm cửa hàng tiện lợi. Việc mở cửa hàng đã khiến ông Kang được mỗi tháng thu nhập khoảng trên 2.500.000 KRW.

Ngoài ra để tiết kiệm chi phí tuyển nhân viên,bốn thành viên trong gia đình ông Kang thay phiên nhau làm việc tại cửa hàng. Hai vợ chồng ông thì làm từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Cuối tuần vào ban ngày là hai đứa con gái và con trai. Và thời gian còn lại sau 10h đêm tất cả các ngày trong tuần thì là của du học sinh Trung Quốc. Dù trả lương thấp hơn lương tối thiểu, nhưng tình hình kinh tế của ông Kang cũng không khá hơn.

Nỗi lòng của những du học sinh

Một sinh viên người Việt Nam hiện đang làm tại một cửa hàng tiện lợi tại Seoul chia sẻ: “Vào tháng trước tôi cũng có tìm hiểu về mức lương cơ bản của Bộ Lao động. Đến khi thương lượng phỏng vấn thì chủ cho biết lương chỉ có 8000KRW một giờ. Và chủ giải thích cho tôi là lương cơ bản không áp dụng cho người nước ngoài. Nếu như tôi không làm thì sẽ tìm người khác”.

Bạn sinh viên này biết là chủ của mình phạm luật nhưng do sợ bị mất việc nên không báo.

Một bạn người Việt khác đang làm tại một nhà hàng cho biết mình cũng chỉ nhận được lương dưới mức lương tối thiểu. “Tôi được giới thiệu làm phục vụ và làm cùng với những người Việt Nam khác. So với mức lương tối thiểu thì tôi nhận được ít hơn. Bởi vì là du học sinh nên chỉ có thể nhận được với mức lương đó”.

Một du học sinh Trung Quốc hiện đang làm tại cửa hàng tiện lợi tại thành phố Daejeon cho biết:

“Tôi làm việc từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng, lúc tôi phỏng vấn thì chủ bảo là lương sẽ 7.500 KRW, lúc đó tôi thấy hơi thấp nhưng so với chỗ khác, lương như vậy cũng tạm ổn nên đã nhận lời. Nhưng vì là lần đầu tôi làm nên lương học việc chỉ có 7.000 KRW/ giờ. Nhưng sau khi học việc xong, thì tôi cũng chỉ nhận được 7000 KRW/ giờ. Với lại tình hình dịch cúm bây giờ nên cũng rất khó khăn cho người Trung Quốc xin việc khác”.

Gần đây do số sinh viên ngoại quốc tăng lên vượt mốc 160 ngàn người, dẫn đến tình hình kiếm được việc cũng sẽ càng khó khăn hơn. Một phần tình hình kinh tế đang khó khăn, nên một số chủ đều sẽ tìm đến những du học sinh mà không biết về luật lương cơ bản.

Hơn nữa, đa phần các du học sinh đều khó khăn nên tâm lý chung khi xin việc là dù có bị chèn ép về lương thì cũng cắn răng chịu đựng. Vì không làm thì không biết sẽ phải làm thế nào để chi tiêu tiền sinh hoạt cũng như gánh nặng về tiền học phí.

Một phần vì cạnh tranh công việc càng ngày càng cao, nên rất sợ bị chủ đuổi và cố gắng hết sức để làm việc nhưng cũng chính vì điều này mà việc học cũng sa sút theo.

Để ngăn chặn tình trạng bị bóc lột sức lao động của các du học sinh, chính phủ Hàn Quốc cũng đã có quy định về giấy làm thêm cũng như giờ làm thêm.

Để nhận được giấy cho phép đi làm thêm, du học sinh cần có 6 điều kiện như: đơn xác nhận đi làm thêm của du học sinh, thẻ người nước ngoài, hợp đồng lao động, bản sao giấy đăng lý ký kinh doanh, bằng topik và bảng thành tích. Khi đó nếu chủ có vi phạm tiền lương tối thiểu hoặc không trả lương thì du học sinh có thể kiện được.

Tuy nhiên hiệu quả lại không lớn. Đa phần chủ sẽ từ chối ký vào bản hợp đồng nên một số sinh viên đành phải ngậm ngùi làm việc và chịu tiền lương ít. Do một phần du học sinh đều đi làm thêm tới tận khuya nên nếu có bị bốc lột thì cũng không có thời gian đi kiện.

Hơn nữa thời gian cho phép làm thêm quá ít, nên một số du học sinh cũng đã không làm giấy này. Tuy nhiên, nếu không làm giấy thì khi bị phát hiện quá ba lần có thể sẽ bị trục xuất.

Nhà nghiên cứu Kim Sa Rang của đoàn thể nhân quyền cho dân di cư cho biết: “Du học sinh sợ rằng khi tố cáo những hành vi lên Cục Quản lý lao động sẽ có những bất lợi cho họ và họ sợ bị vi phạm nhân quyền. Nếu nhìn vào lệnh thi hành quản lý xuất nhập cảnh, khi người ngọai quốc bị xâm hại về nhân quyền thì dù đi làm và không có giấy phép cũng không bị trục xuất”

Và cũng khuyên du học sinh cần học luật lao động tại trường nơi mà du học sinh có thể tiếp cận được những quy định này.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ 국제신문

author-avatar

About Hồng Yến

Biết đến Hàn Quốc qua những bản nhạc K-Pop. Đặt chân tới Hàn Quốc do niềm yêu thích và cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về văn hóa, ẩm thực nơi đây. Hiện đang có sự quan tâm đến xã hội cũng như lịch sử Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).