Hôm 2/8/2019, căng thẳng giữa hai nước đồng minh của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục leo thang sau khi Tokyo loại Seoul khỏi Danh sách trắng các nước được giao thương với Nhật liên quan đến nguyên vật liệu có thể dùng để chế tạo vũ khí.

Trước đó Nhật cấm xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại hoá chất thiết yếu trong quy trình sản xuất linh kiện bán dẫn cho chip điện tử dùng cho điện thoại di động và máy tính. Các hoá chất này cũng có thể dùng chế tạo vũ khí.

XEM THÊM:

Sự việc bắt đầu vào ngày 04/7/2019 khi chính phủ Nhật Bản ban hành quy định hạn chế xuất khẩu các vật liệu như polyimide, điện trở (dạng chất phủ) và etching gas (chất chống ăn mòn dưới dạng khí) sang Hàn Quốc kể từ ngày 04/7/2019. Những công ty Nhật Bản muốn xuất khẩu 3 loại nguyên liệu trên phải được chính phủ cấp phép.

Polyimide được sử dụng để chế tạo màn hình OLED, bao gồm loại màn hình dẻo sử dụng trên Galaxy Fold. Hai nguyên liệu còn lại được dùng cho việc sản xuất các sản phẩm bảng mạch, gồm điện trở (dạng chất phủ) và etching gas (chất chống ăn mòn dưới dạng khí). Chỉ tính 2 trên 3 loại nguyên liệu, Nhật Bản đã chiếm 90% thị trường cung ứng toàn cầu.

Nhật - Hàn đánh nhau, Samsung khốn đốn

Vấn đề là quá trình phê duyệt giấy phép kéo dài đến 90 ngày. Hàn Quốc hiện là bạn hàng thương mại lớn thứ 3 của Nhật Bản, mua khoảng 54 tỷ USD giá trị hàng hoá của Nhật Bản, bao gồm các loại máy móc công nghiệp, hoá chất và xe hơi. Vụ cấm xuất khẩu 3 loại hoá chất trên khiến cho Samsung và SK Hynix– hai nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc , cung ứng cho thị trường thiết bị điện tử thế giới chao đảo.

Bằng cách chặn nguồn cung cấp những hóa chất – mà Nhật Bản chiếm thị phần tới trên 90% – chính quyền Thủ tướng Abe muốn nhằm vào động cơ tạo sức mạnh cho nền kinh tế công nghệ cao của Hàn Quốc.

Nỗi lo thiếu nguyên liệu sản xuất

Samsung tự sản xuất chip và màn hình, họ nhận các hóa chất quan trọng cần thiết từ các công ty Nhật Bản như Sumitomo Chemical để tạo ra chúng. Tranh chấp thương mại sẽ hạn chế quyền truy cập của Samsung vào các hóa chất này vào thời điểm quan trọng.

Samsung Electronics, tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, cũng như các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn khác như SK Hynix, hiện đã cảm nhận được sức nóng từ căng thẳng với Nhật Bản. Đây là một trong những tình huống tồi tệ nhất mà chúng tôi từng trải qua, một quan chức cao cấp Samsung giấu tên cho biết. Các chính trị gia không chịu trách nhiệm gì về hỗn loạn này, kể cả khi nó gần như đang giết chết chúng tôi.

Sau khi Nhật có quyết định hạn chế xuất khẩu hoá chất sang Hàn, vào ngày 10/7/2019, Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae Young trong tháng 7 đã thăm Nhật Bản với hy vọng nhận được những bảo đảm về nguồn cung cấp.

Nhật - Hàn đánh nhau, Samsung khốn đốn

Theo một số nguồn tin, thái tử Samsung có thể liên hệ với Chủ tịch Sumimoto Chemical Hiromasa Yonekura, CEO Mitsubishi Trading Hironobu Abe và Chủ tịch Ushio Group Jiro Ushio, những người có quan hệ mật thiết với Samsung trong ngành bán dẫn. CEO Mitsubishi là anh trai Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ông Lee có thể đã tìm kiếm sự ủng hộ từ các nhà cung ứng lớn để ngăn chặn việc thu mua vật liệu bị gián đoạn. Nhưng Samsung có vẻ nhưng vẫn chưa đủ tiếng nói để can thiệp vào vấn đề ngoại giao giữa hai chính phủ.

Sau khi phó Chủ tịch Samsung Lee Jae Young trở về Hàn Quốc, Samsung đã gửi một lá thư tới các khách hàng trong nước đề nghị họ tích trữ lượng hóa chất Nhật Bản để dùng trong 3 tháng. Trong khi đó, các công ty Hàn Quốc cũng nháo nhào đổ đi tìm kiếm các nguồn nguyên liệu khác.

Tất cả smartphone, máy tính đều cần những con chip nhớ. Chip nhớ của SK Hynix và Samsung được sử dụng trong các thiết bị như iPhone của Apple, điện thoại Huawei, máy tính HP, Lenovo và kể cả TV Sony, Panasonic… Nhật Bản là nhà cung cấp thiết bị chế tạo mạch điện tử và bán dẫn lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm tới 32%.

Nhật - Hàn đánh nhau, Samsung khốn đốn

Quyết định của Nhật Bản có thể lan rộng ra khắp thế giới khi Hàn Quốc chiếm 70% thị phần thị trường bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) và 50% thị phần bộ nhớ flash NAND. Samsung cũng đang dẫn đầu thị trường chip về doanh thu, trong khi SK Hynix đứng thứ ba.

Một nguồn tin từ hãng chip SK Hynix cho biết họ không có đủ hàng dự trữ cho 3 tháng sắp tới, và sẽ phải ngừng dây chuyền sản xuất nếu không thể mua các nguyên liệu cần thiết từ Nhật Bản trong thời gian này.

Trong khi đó, Samsung cho biết hãng vẫn dự trữ các vật liệu đó. Tuy nhiên, công ty đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế vì không rõ tranh chấp giữa hai nước sẽ kéo dài bao lâu. Theo phân tích, các mặt hàng chủ chốt của công ty gồm điện thoại, màn hình, chip nhớ đều lệ thuộc nặng nề vào Nhật.

Danh sách trắng là đòn giáng thứ hai

Samsung lại bị lao đao lần thứ hai khi vào sáng 2/8, Nhật Bản chính thức loại Hàn Quốc khỏi Danh sách trắng.

Chính quyền Thủ tướng Abe đổ thêm dầu vào ngọn lửa căng thẳng với nước láng giềng khi chính thức loại Hàn Quốc khỏi Danh sách trắng (một quy chế ưu tiên xuất khẩu dành cho những quốc gia tin cậy), đồng nghĩa với việc các công ty Nhật Bản phải được chính phủ cấp phép thì mới có thể xuất khẩu các vật liệu nhạy cảm sang Hàn Quốc.

Nhật - Hàn đánh nhau, Samsung khốn đốn

Samsung cũng đã chính thức thừa nhận những thách thức từ cuộc chiến thương mại với Nhật Bản khi công bố kết quả tài chính hôm 31/7 vừa qua. Chúng tôi đang đối mặt nhiều khó khăn do gánh nặng từ thủ tục cấp phép xuất khẩu mới (của Nhật Bản), và những bất ổn mà thủ tục này đưa tới, Phó Chủ tịch Samsung Lee Myung-jin nói về kết quả doanh thu quý 2 năm nay.

Quy chế Danh sách trắng, một biểu tượng cho sự tin cậy lẫn nhau giữa các chính phủ, cho phép Hàn Quốc cùng 26 quốc gia khác được miễn khỏi những kiểm duyệt xuất khẩu như vậy. Hầu hết các máy móc, linh kiện mà Hàn Quốc sử dụng cho ngành sản xuất ôtô và chất bán dẫn được cho là sẽ bị loại khỏi danh mục ưu tiên này.

Nhật - Hàn đánh nhau, Samsung khốn đốn

Samsung cũng cho biết, doanh nghiệp này đã phải cắt giảm 10% sản lượng mục tiêu dành cho chip di động Exynos do những hạn chế thương mại gần đây mà Nhật Bản áp đặt đối với Hàn Quốc. Những con chip Exynos này sẽ được sử dụng cho Galaxy Note 10 sắp tới.

Trong báo cáo tài chính vừa phát hành, Samsung cũng thừa nhận áp lực của chính phủ Abe khiến họ bị ngộp, không dám nói trước điều gì từ các chính sách thắt chặt này tác động đến công ty ra sao. Và nếu tập đoàn có ảnh hưởng nhất đến nền kinh tế Hàn Quốc còn cảm thấy như vậy, các doanh nghiệp khác sẽ khó khăn ra sao? Sau khi Nhật đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách hưởng ưu đãi, dự báo nhiều ngành nghề khác như xe hơi, pin,… cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).