⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới nCoV gây ra xuất phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã qua mặt dịch SARS năm 2002-2003 về số lượng ca bị lây nhiễm, với 28.275 bệnh nhân và 565 người chết, tính đến sáng ngày 06/2/2020.

Ngoài việc gây bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, virus corona còn gây ra một làn sóng xa lánh nhắm vào người Trung Quốc trên khắp thế giới, kể cả ở Châu Á.

Thông tin từ Reuters cho biết, chính quyền và trường học ở Toronto của Canada đã phát đi cảnh báo trước tình trạng phân biệt đối xử đối với người Canada gốc Hoa, trong khi ở châu Âu, có bằng chứng về việc cư dân Trung Quốc phải đối mặt với sự ghẻ lạnh ngay trên đường phố.

Tại Nhật Bản, hashtag #ChineseDon’tComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) đang lan truyền trên Twitter.

Tại Châu Âu, những người Á Châu, dù không phải người Trung Quốc và chưa từng đặt chân lên đất Trung Quốc, trở thành mục tiêu bị kỳ thị công khai. Trong số các nạn nhân bị kỳ thị, có cả người Việt Nam.

“Giả định người châu Á với sự không tin tưởng về thể chế chính trị, kết hợp với sự lo lắng về sức khỏe đã khiến việc này trở nên mạnh mẽ hơn”, Charlotte Setijadi, nhà nhân học giảng dạy tại đại học Quản lý Singapore nói với Reuters.

Một bảng hiệu tại một tiệm nail ở Phú Quốc, Việt Nam (Nguồn ảnh: nytimes)

Chính quyền Trung Quốc cho biết, loại virus này có khả năng bắt nguồn từ một chợ bán hải sản và động vật hoang dã bất hợp pháp.

Và điều này làm gia tăng những lời chễ giễu về các món ẩm thực kỳ lạ và các bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng động vật hoang dã. “Hãy chấm dứt việc ăn dơi” , một người sử dụng Twitter ở Thái Lan – một trong những điểm đến hàng đầu của du khách Trung Quốc viết.

“Không lấy gì làm ngạc nhiên khi người Trung Quốc mắc các bệnh tật lạ”, một người dùng Twitter khác ở Thái Lan đăng tải, cùng một video clip cho thấy cảnh một người đàn ông ăn thịt sống, họ cho rằng thói quen ẩm thực đó đã tạo điều kiện để phát sinh virus corona ở Vũ Hán. Có thể thấy rằng: Thái độ kỳ thị do thiếu hiểu biết không những đáng lên án, mà còn nguy hiểm.

Không chỉ đơn thuần là sự kỳ thị dân Trung Quốc, đó còn là sự căng thẳng về mặt chính trị, kinh tế.

Tại Hồng Kông, Hàn Quốc và Việt Nam, các doanh nghiệp trước đó đã đăng thông báo nói rằng, họ không chào đón khách hàng đến từ Trung Quốc đại lục.

“Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ Trung Quốc trong thời gian này vì đất nước bạn đang có dịch bệnh corona đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này” thông báo bằng tiếng Anh dán bên ngoài một khách sạn ở Đà Nẵng, một điểm đến thu hút khá đông khách du lịch từ Trung Quốc.

Nhà chức trách sau đó đã yêu cầu khách sạn gỡ thông báo trên, người chủ khách sạn này đã phản bác yêu cầu của cơ quan chức năng trong một bài đăng trên Facebook, tỏ rõ quan điểm không đồng tình.

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên người dân Trung Quốc bị kỳ thị như vậy.

“Một số hiện tượng bên ngoài có thể bị ảnh hưởng đến những căng thẳng, lo lắng chính trị và kinh tế lớn hơn liên quan đến Trung Quốc, đang tương tác với nỗi sợ về việc lây nhiễm gần đây”, Kristi Govella, Phó giáo sư nghiên cứu châu Á tại đại học Hawaii, Manoa nói với New York Times.

Khảo sát qua mạng do viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore tiến hành, công bố vào giữa tháng 1/2020 cho thấy, 86% người Việt Nam nói họ thích Mỹ hơn khi được hỏi: “Nếu ASEAN buộc phải làm đồng minh với một trong hai địch thủ chiến lược, Mỹ và Trung Quốc, bạn sẽ chọn ai?”.

Việt Nam đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về thái độ “ưa chuộng” dành cho Mỹ so với Trung Quốc

Với toàn khối ASEAN, mức trung bình 54% thích Mỹ và 46% nghiêng về Trung Quốc. Điều đáng nói là cuộc khảo sát này diễn ra trước khi virus corona bùng phát.

Rõ ràng, chủng virus mới không phải là toàn bộ căn nguyên của việc kỳ thị này. Đó chỉ như một đốm lửa nhỏ, bùng lên sau rất nhiều sự việc khác. Và điều này, có thể sẽ trở nên nguy hại hơn rất nhiều nếu có thêm sự kích động.

Từ nỗi sợ bệnh tật hay từ phân biệt đối xử?

New York Times viết rằng, tại một nhà hàng sushi trong khu vực từng là chợ cá Tsukiji ở Tokyo, nơi có khoảng 90% khách hàng là người Trung Quốc, Yaeko Suenaga, 70 tuổi, nói rằng bà hiểu lý do vì sao một số cửa hàng có thể không muốn tiếp khách từ Trung Quốc.

“Tôi không nghĩ điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử mà từ nỗi sợ hãi rằng một số người đã bị nhiễm một loại virus có thể dẫn đến tử vong.”

Còn các chuyên gia y tế công cộng thì nói, họ hiểu hiện tượng trên như “một phản ứng tự nhiên để cố tránh khỏi một nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn, nhất là khi căn bệnh đó chưa có thuốc chữa trị”, Karen Eggleston, Giám đốc Chương trình chính sách y tế châu Á, tại Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein, đại học Stanford nói với tờ New York Times.

Nhưng những sự kỳ thị như vậy cũng gặp nhiều chỉ trích.

Le Courrier Picard, tờ báo khu vực ở miền Bắc nước Pháp gây phẫn nộ với tiêu đề mang đầy tính khiêu khích “Alerte Jaune (Tạm dịch: Báo động da vàng”). Tất nhiên, sau đó chính tờ báo này đã phải lên tiếng xin lỗi.

Người Pháp gốc Á đã dùng mạng xã hội để phản đối bị kỳ thị. Họ tạo ra hashtag #Jenesuispasunvirus (“Tôi không phải là virus”) trên Twitter để phản đối việc bị kỳ thị, nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng.

Người Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung từng phải chịu những phản ứng bài xích tương tự trong đại dịch SARS năm 2003.

“Định kiến ​​và những ngôn từ hẹp hòi không tốt chút nào”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố. Họ đang không chỉ chống lại một dịch bệnh, mà đó còn là vấn đề liên quan đến chính trị mỗi quốc gia. Chúng ta phải cùng nhau đấu tranh chống kỳ thị và hận thù sắc tộc để chung sống và duy trì một xã hội đa văn hóa.

XEM THÊM: Tác động của dịch viêm phổi cấp ở Vũ Hán lên nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn dịch SARS 2003?


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).