Phong trào tẩy chay hàng xuất xứ Nhật Bản đang ngày càng lan rộng tại Hàn Quốc sau một quyết định của chính phủ Nhật hồi đầu tháng 7/2019.

Thực tế cho thấy, mặc dù có nhiều mâu thuẫn và xích mích đã xảy ra kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1965, nhưng sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 nền kinh tế chưa bao giờ bị phá vỡ. Nhật Bản và Hàn Quốc đều là đối tác quan trọng của nhau, nhưng đây là lần đầu tiên những mâu thuẫn này thể hiện rõ ràng trên mặt trận kinh tế như hiện nay.

XEM THÊM:

Nguồn cơn

Ngày 1 tháng 7 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định thắt chặt quy trình xuất khẩu một số mặt hàng nhất định sang Hàn Quốc.

Những mặt hàng nằm trong dự luật hạn chế xuất khẩu này bao gồm: Polyimide Fluoride (được sử dụng trong màn hình các sản phẩm điện thoại thông minh), Photoresist (chất cản quang) và Hydro Florua có độ tinh khiết cao (được sử dụng trong quy trình sản xuất bán dẫn). Được biết, luật hạn chế xuất khẩu các mặt hàng này sang Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 4 tháng 7.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Nhật Bản chiếm 70% sản lượng về nhựa nhiệt dẻo và chất cản màu, 90% sản lượng khí ăn mòn toàn thế giới. Ba mặt hàng trên là nhựa nhiệt dẻo dùng trong sản xuất màn hình tivi, smartphone; chất cản màu và khí ăn mòn dùng trong sản xuất chíp bán dẫn. Từ trước tới nay, Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào Nhật Bản về nguồn cung ba mặt hàng này, nên sẽ rất khó để ngay lập tức tìm được các nguồn nhập khẩu thay thế khác.

Với quyết định này, Hàn Quốc bị ra khỏi một danh sách các khách hàng đáng tin cậy của Nhật. Danh sách này vốn cho phép họ chỉ chịu các biện pháp hạn chế chuyển giao công nghệ có liên quan đến đến an ninh quốc gia ở mức tối thiểu. Các doanh nghiệp chế tạo của Nhật Bản mỗi lần xuất khẩu các mặt hàng trên sang Hàn Quốc sẽ phải xin Chính phủ nước này cấp phép. Quá trình xin cấp phép và thẩm định thường mất tới ba tháng.

Như vậy, quy định xét duyệt xuất khẩu mới sẽ làm đình trệ các hoạt động xuất khẩu các vật liệu này, dẫn đến nguy cơ gây tổn thương cho các hãng điện tử Hàn Quốc đang mua chúng. Các ông lớn công nghệ như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Display sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định này.

Luật thắt chặt xuất khẩu này được cho là một biện pháp trả đũa của chính phủ Nhật Bản trước quyết định của Tòa án tối cao Hàn Quốc nửa cuối năm 2018. Tòa án tối cao Hàn Quốc phán quyết rằng các công ty Nhật Bản bao gồm Nippon Steel, Sumitomo Metal, Mitsubishi Heavy Industries sẽ phải bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng ép làm việc trong các nhà máy và hầm mỏ vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên (1910-1945).

Các nguyên đơn trong vụ kiện đang tiến hành thủ tục bán tài sản bị thu giữ của các công ty Nhật Bản tại Hàn Quốc như là một phần của phán quyết bồi thường. Nếu kế hoạch bán các tài sản này được thực hiện, các công ty Nhật Bản sẽ bị thiệt hại.

Hàn Quốc coi đây là một hành động trả đũa và tuyên bố đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về động thái thay đổi xuất khẩu của Nhật Bản.

Mối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc-Nhật Bản vẫn tồn tại nhiều bất đồng âm ỉ từ đầu năm 2019. Nhật bản đã không mời tàu chiến Hàn Quốc tới dự chương trình quốc tế đánh giá hải quân dự kiến tổ chức ở Tokyo vào tháng 10/2019.

Điều này được cho bắt nguồn từ vụ việc Hàn Quốc yêu cầu tàu của lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản tham dự chương trình tại Busan vào đầu năm 2019 không treo Húc Nhật kỳ, vốn có từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Tokyo đã từ chối do vậy tàu chiến của Nhật Bản không thể tham dự sự kiện này.

Phong trào tẩy chay hàng Nhật

Nhằm phản đối biện pháp trả đũa kinh tế của Nhật Bản, người dân Hàn Quốc đã liên tiếp vận động cho chiến dịch tẩy chay các hàng hóa nhập từ Nhật.

Người dân tổ chức biểu tình ở quảng trường Gwanghwamun vào ngày 4/7, tuyên bố không dùng, không mua hàng Nhật, không đi du lịch Nhật Bản.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc
Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Người dân biểu tình trước cửa hàng quần áo thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, cửa hàng kinh doanh xe ôtô nhập khẩu từ Nhật Bản, cũng như Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Tại một siêu thị lớn, số lượng bán hàng đối với bia nhập từ Nhật Bản đã giảm hơn 13%, ngay sau khi Tokyo công bố quyết định siết chặt quy chế xuất khẩu. Nhiều siêu thị còn treo biển: Không bán bia và các hàng hoá của Nhật Bản.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc
Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Một người dân Hàn Quốc chia sẻ: Là một người ghiền bia Nhật Bản, tôi thích uống bia lon Asahi hay Kirin sau giờ làm việc. Nhưng sau khi nghe tin về động thái trả đũa của Nhật Bản và các cuộc vận động tẩy chay trên mạng xã hội, tôi sẽ chọn uống bia của các thương hiệu khác.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Ngoài ra, một danh sách các công ty Nhật Bản làm ăn ở Hàn Quốc cũng đang lan truyền mạnh trên ứng dụng nhắn tin Kakao Talk và các nền tảng mạng xã hội khác của Hàn Quốc, kèm theo với áp phích kêu gọi người dùng tham gia cuộc tẩy chay các công ty này. Danh sách bao gồm hãng điện tử Panasonic, thương hiệu thời trang Uniqlo, hãng quần áo và phụ kiện thể thao Descente, chuỗi cửa hàng đồng giá Daiso, công ty đồ uống Kirin…

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Tẩy chay hàng Nhật thế nào, hãy vào đây

Không hổ danh là cường quốc công nghệ, các cao thủ IT Hàn Quốc còn lập một trang web hướng dẫn mọi người phải tẩy chay hàng Nhật thế nào. Trang web có tên là Nono Japan, liệt kê các sản phẩm của Nhật trong mọi lĩnh vực như Điện tử, Quần áo, Ô tô…và còn cung cấp các sản phẩm thay thế tương đương của thương hiệu trong nước hay nước khác.

Ví dụ quần áo UNIQLO của Nhật có thể thay thế bằng Topten, BYC; giày ABC Mart thay bằng giày Lesmore, Shoemarker.

Với trang web này, người dân không chỉ hô khẩu hiệu mà có thể tham khảo để biết mình có thể tẩy chay hàng Nhật một cách cụ thể và thiết thực như thế nào.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Cùng với đó, nhiều người còn chia sẻ trên các trang mạng xã hội về việc hủy các tour du lịch tới xứ sở hoa anh đào, hay đăng tải các bài viết kêu gọi hạn chế đi du lịch Nhật Bản. Cư dân mạng xứ kim chi hiện đang lan truyền những thông điệp như: Hạn chế đi du lịch Nhật Bản chính là yêu nước.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Vào ngày 1/7 vừa qua, bản kiến nghị trực tuyến có tiêu đề “Yêu cầu chính phủ trả đũa lệnh trừng phạt kinh tế của Nhật” đã được gửi lên Nhà Xanh, cho thấy sự quyết tâm trong việc tẩy chay của công dân Hàn Quốc.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Trước mâu thuẫn Nhật – Hàn, các nhóm nhạc thần tượng K-Pop có một hoặc vài thành viên mang quốc tịch Nhật Bản như TWICE Sana, Mina, Momo cùng với IZ*ONE Sakura, Nako, Hitomi cũng bị cư dân mạng Hàn Quốc gọi tên vì là người Nhật nhưng lại làm việc trên đất Hàn.

Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến cho rằng thật sai lầm đổ hết mọi trách nhiệm cho những nghệ sĩ vô tội. Họ là người Nhật không có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm cho những gì mà chính phủ Nhật Bản đã làm.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Cập nhật đến ngày 24/7/2019

Phong trào tẩy chay hàng Nhật vẫn chưa giảm nhiệt tại Hàn Quốc. Điều thú vị ở đây là phong trào này hoàn toàn tự phát từ phía người dân. Trong khi chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực hết sức giải quyết vấn đề theo hướng ngoại giao thì người dân Hàn Quốc lại phản ứng vô cùng quyết liệt.

Các bạn trẻ Hàn Quốc thi nhau đăng lên Instagram chứng nhận: Đã huỷ tour du lịch Nhật.

Theo các cơ quan du lịch, cứ 4 khách đặt tour đến xứ sở Mặt trời mọc thì có 1 người đã hủy tour. Tình hình tại các hãng hàng không cũng không khả quan khi số lượng đặt vé mới đang có chiều hướng giảm. Trong bối cảnh này, một số công ty lữ hành Hàn Quốc thậm chí đã ngừng bán các tour du lịch Nhật Bản.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Không chỉ các thành phố lớn như Seoul, Busan, những địa phương trên toàn Hàn Quốc cũng đồng loạt tham gia phong trào tẩy chay hàng Nhật. Một siêu thị tư nhân treo tấm biển: Chúng tôi không mua, không bán hàng Nhật.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Liên đoàn lao động Hàn Quốc cũng vào cuộc. Tổ chức này đảm bảo quyền lợi của người lao động khi Tham gia phong trào tẩy chay Nhật Bản. Nhân viên siêu thị Lotte Mart, Emart, Homeplus tuyên bố không quảng cáo, giới thiệu hàng Nhật. Nhân viên giao hàng tuyên bố không vận chuyển các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản, tiêu biểu là quần áo thương hiệu UNIQLO.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Một số hành động quá khích

Một người dân ở thành phố Incheon đập nát chiếc xe ôtô Lexus có nguồn gốc từ Nhật. Lưu ý thêm là chủ nhân chiếc xe này tự nguyện đem xe mình đang đi ra đập và rủ mọi người…đập theo cho vui.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Một ai đó mang bút đỏ quệt một đường dài vào xấp quần áo bày bán trong cửa hàng UNIQLO. Hành vi chống đối này bị lên án và cảnh sát đang điều tra để bắt kẻ phá hoại.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Người dân Tham gia đốt cờ 욱일기 – Húc Nhật kỳ của Nhật. Lá cờ này từng lần đầu xuất hiện trong cuộc cải cách Minh Trị (năm 1870), rồi sau đó được sử dụng làm quân kỳ chính thức của quân đội Nhật Bản dưới thời Đế quốc Nhật, thời kỳ Thế chiến II và hiện là lá cờ riêng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Trong thời gian qua, Nhật Bản vẫn treo lá cờ này, khăng khăng rằng đây là lá cờ riêng của Lực lượng phòng vệ được quy định theo pháp luật của nước này.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

XEM THÊM:

One thought on “Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

  1. Thuong viết:

    Bài này viết kì vậy
    . Tôi xem trên tivi Hàn quốc bảo là phần lớn con chip dùng trong điện thoại phần lớn là hàn quốc làm ra và bán cho nhật.. sao bài này trái ngược hết vậy.. Hàn quốc ko nhập khẩu và ko ăn thực phẩm của nhật từ vụ nổ nhà máy hạt nhân. Thực phẩm của nhật bị nhiễm chất phóng xạ ko an toàn. Hàn quốc ko dùng nên nhật bản kiện lên WHO và WTO. Vì sức khỏe của dân Hàn quốc nên tổng thống đã quyết định ko nhập khẩu thực phẩm Nhật bản..

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).