Hành động thả cá chép vốn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về văn hóa truyền thống, nhưng nếu không được thực hiện đúng thì việc này sẽ gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các đô thị.

Bản thân cá chép phục vụ nhu cầu thả cá dịp cúng ông Táo phần lớn là cá chép đỏ được nuôi; khi được thả ra ngoài sông hồ tự nhiên, chúng khó lòng tồn tại.

Ngoài ra, khi đi thả cá, người dân lại vứt luôn túi nilon, tro vàng mã, đồ thờ cùng xuống sông hồ, vừa mất mĩ quan, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sông ngòi.

Ở Hà Nội, so với những năm trước, người dân đã có ý thức hơn trong việc thả cá và bảo vệ môi trường, bỏ túi nilon đúng nơi quy định.

Một chung cư ở Hà Nội còn có sáng kiến tạo hai chiếc cầu trượt để người dân dễ dàng thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về Trời.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người khi phóng sinh cá, còn “nhân tiện” xả tro vàng mã, ban thờ, khiến các công nhân vệ sinh phải vất vả thu gom, phân loại.

Năm nay, một người dân ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn đã chi 20 triệu VND để mua tới 200kg cá trong ngày ông Công, ông Táo.

Để không bị chích điện hay vây bắt, nhiều người dân chấp nhận bỏ tiền thuê thuyền ra giữa sông phóng sinh cá.

Tuy nhiên, những con cá vừa mới thả xuống đã ngang nhiên bị chích điện, vây bắt ngay trước mặt người dân.

Sự tích ông Công ông Táo

Theo quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, Thần Táo Quân bao gồm “2 ông 1 bà” (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo).

Gắn liền với quan niệm này là sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác gặp được Phạm Lang. Hai bên tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng.

Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đâu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền hết gạo phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường. Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ mời vào nhà cơm nước đầy đủ.

Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi. Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng.

Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo.

Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà. Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng ông Táo

Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, như vậy có thể làm từ trưa ngày 22 tháng Chạp cho tới trưa hôm sau. Bởi theo dân gian thì sau 12 giờ trưa ông Táo đã lên chầu trời sẽ không nhận được đồ cúng nữa.

Khi khấn người ta thường không cầu xin phú quý hay no đủ mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt cho gia đình, tránh các điều không hay.

Mâm cúng ông Công ông Táo thường rất đủ đầy; có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu; cùng cỗ xôi, gà, giò, nem, canh măng miến… và không thể thiếu một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Bộ mã này tùy từng năm theo ngũ hành mà khác nhau; có năm áo – mũ – hia dùng màu vàng, có năm lại màu xanh… Những đồ “vàng mã” này sẽ được đốt đi sau lễ cúng.

Ngoài ra, các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép (hoặc cá vàng) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa các Ông lên trời.

Ngoài ra hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng “cá chép hóa rồng” ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.

Bài giới thiệu về phong tục cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Hàn

매년 음력으로 12월 23일, 베트남 사람들이 부엌신에게 공물을 바치는 날이다. 이 날은 옥황상제가 지상의 부엌들을 돌보게 하기 위해 부엌신을 보냈다고 알려져 있으며, 부엌신은 부엌을 통해 그 가정과 가족에 대한 모든 것을 알고 있다고 사람들은 믿는다.

부엌신: vị thần Bếp núc
옥황상제: Ngọc hoàng thượng đế

옛날로부터 내려오는 부엌신의 전설은 이러하다. 아주 오래 전으로 거슬러 올라가면, 오랜 결혼 생활동안 아이가 없는 한 부부가 있었다. 그러던 어느 날 사소한 일로 다투게 되면서 남편은 홧김에 아내를 쫓아내버렸고, 아내 티니는 남편을 여전히 사랑했지만 그녀는 떠날 수밖에 없었다. 그러다 티니는 팜랑이라는 자상한 남자를 만나 같이 살게 되었다. 그들의 삶은 매우 행복했고 평화로웠지만 티니는 그녀의 첫사랑 쫑 가오를 여전히 잊지 못하였다.

홧김: Cơn giận
아내를 쫓아내버리다: Đuổi vợ
자상하다: Hiền lành, chu đáo

쫑 가오 역시 아내가 떠난 뒤로부터 회한에 빠져있었고 결국 그는 아내를 찾아 나서기로 결정하였다. 그는 멀리 떠나왔지만 아내를 찾을 수 없었다. 그의 식량은 다 떨어져갔고 밥을 먹기 위해 구걸해야 했다. 그러던 어느 날, 굶주림과 목마름에 그는 음식을 얻고자 한 집의 문을 두드렸다. 마침내 한 여인이 문을 열어주었고, 그녀는 바로 그가 찾아다닌 아내 티니였다. 그가 그의 전 아내를 알아보았을 때 그는 충격을 받을 수밖에 없었다. 티니는 그 동안 달라진 쫑 가오의 모습에 감동을 받았고, 그를 안으로 초대해 식사를 차려주었다. 하지만 갑작스럽게 문을 두드리는 소리가 났고, 그 소리는 팜 랑이 돌아오는 소리였다. 티니는 팜랑이 그녀에게 전 남편이 있다는 것을 알게 될까 두려움에 빠졌다. 그녀는 쫑 가오를 볏짚 더미 밑에 숨겼다.

구결하다: Đi xin ăn
굶주림과 목마름: Đói khát
집의 문을 두드리다: Gõ cửa một căn nhà
볏짚 더미 밑에 숨기다: Giấu vào đống rơm

하지만 불행하게도, 팜 랑은 그의 땅을 비옥하게 해줄 회분이 필요했기 때문에 볏짚을 태울 수밖에 없었고 쫑 가오가 있다는 사실을 모른 채 불을 지폈다. 불길은 순식간에 번져나갔고, 볏짚 더미 밑에 숨어있던 쫑 가오는 티니의 정조를 지키기 위해 죽어야 하는 운명을 받아들였다. 티니는 번지는 불길을 보며 쫑 가오를 불길로부터 구하지도 그녀의 남편에게 쫑 가오에 대해 말을 하지도 못했다. 마침내 그녀는 스스로 불길 속으로 뛰어들었다. 팜랑은 그의 아내가 왜 자살하는지 이유를 몰랐고, 슬픔에 가득 찬 그 또한 그의 아내를 따라 불길 속으로 뛰어들어 사랑하는 아내와 함께 죽었다.

볏짚을 태우다: Đốt đống rơm

불길 속으로 뛰어들다: Nhảy vào đống lửa

상계에서는 옥황상제가 이 슬픈 이야기를 알게 되었고, 그는 그들의 깊은 헌신과 사랑에 감동하여 그들이 영원히 함께 살 수 있도록 하였다. 그의 힘으로 그들을 아궁이 근처의 세 개의 노석으로 만들었고, 그들은 부엌신이 되었다. 그 이후로, 모든 가사를 보살피는 것은 세 명의 부엌신들의 책임이 되었다. 그렇게 매년 음력의 마지막 달의 23일에 조왕신들은 집주인에 의해 배웅되어져 잉어를 타고 상계로 올라가 옥황상제에게 각 가정의 대소사들을 보고한다. 만약 각 가정들이 선행을 했다면 옥황상제는 그들에게 행운과 재산, 건강을 보상으로 준다. 그와는 반대로 그들이 악행을 저질렀다면 옥황상제는 새 해에 그들에게 벌을 준다. 보고가 끝난 뒤 부엌신들은 음력의 새해 전날에 돌아온다.

헌신과 사랑: Sự hy sinh và tình yêu
가사를 보살피다: Cai quản công việc nhà
잉어를 타다: cưỡi cá chép
행운과 재산, 건강: May mắn, tiền tài, sức khoẻ
악행을 저질렀다: Làm điều ác
벌을 준다: Phạt

따라서 각 가정에서는 매년 음력 12월 23일마다 조왕신이 상계로 돌아가는 것을 기리기 위해 공물을 바친다. 공물은 달콤하고 끈적거리는 케이크, 초, 과일, 꽃이 든 병, 와인, 봉헌 서류들, 종이 세 장과 세 마리의 살아있는 잉어들을 포함하는데, 여기서 세 마리의 살아있는 잉어들은 조왕신이 더 빨리 갈 수 있도록 도와주는 이동수단으로서 여겨진다. 향을 태우고 기도가 끝나면, 그들은 봉헌서류들을 태운 뒤 세 마리의 살아있는 잉어들을 호수나 강에 풀어준다. 여기서 알 수 있듯이 사람들은 분명 부엌신이 옥황상제에게 그들에 관해 좋은 것들을 말해주길 바란다. 그러면 옥황상제는 새 해에 그들에게 재산과 건강 그리고 축복을 내려줄 것이다.

공물을 바친다: Dâng đồ cúng lễ
세 마리의 살아있는 잉어: Ba con cá chép sống

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).