Hàn Quốc đang tiến gần hơn đến một xã hội không tiền mặt khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang dùng ví điện tử khi mua hàng ở cả hai hình thức online và offline.

Theo một báo cáo về Hiện trạng sử dụng Dịch vụ Thanh toán Điện tử năm 2017, giá trị giao dịch thanh toán trên điện thoại lên tới 2.12 triệu KRW mỗi ngày, tăng 147.4% chỉ sau một năm. Tổng giao dịch qua các dịch vụ thanh toán điện thoại đạt ngưỡng 67.2 tỉ KRW, tăng 158.4% so với năm 2016.

Các ông lớn trong ngành thanh toán điện thoại và ví điện tử

Nắm bắt cơ hội về sự tăng trưởng đầy hứa hẹn trong thị trường thanh toán điện thoại và ví điện tử, các hãng công nghệ, công ty thẻ tín dụng và thậm chí là cả chính phủ cũng lần lượt triển khai các dịch vụ thanh toán điện thoại của riêng mình.

Khó có thể phủ nhận rằng Samsung Pay hiện đang là một trong những hệ thống thanh toán điện thoại đi đầu trong thị trường Hàn Quốc. Samsung Pay được ông lớn Samsung đưa ra thị trường vào năm 2015.

Đây là dịch vụ thanh toán điện thoại và ví điện tử sử dụng công nghệ NFC (kết nối phạm vi tầm ngắn) và MST (truyền dữ liệu an toàn qua từ tính), cho phép người dùng thực hiện thanh toán qua một chiếc điện thoại tương thích đã kết nối sẵn với thẻ trả trước hoặc thẻ tín dụng.

Tổng giá trị giao dịch của Samsung Pay vượt 40 tỉ KRW tính tới cuối tháng 4 năm 2019. Theo số liệu công bố hồi đầu năm, dịch vụ của Samsung Pay chiếm tới 80% thị phần thanh toán tiện lợi offline năm 2018 tại Hàn Quốc.

Là một trong số các nhà tiên phong về lĩnh vực thanh toán điện thoại ở Hàn Quốc, Kakao, nhà sáng lập và điều hành ứng dụng tin nhắn số 1 KakaoTalk, đã giới thiệu Kakao Pay vào năm 2014, cho phép người sử dụng có thể thực hiện các giao dịch trên mạng và thanh toán điện thoại dùng công nghệ NFC và mã QR.

Sau Kakao Pay, Kakao đã mở rộng hoạt động của hãng ra các dịch vụ tài chính khác như thẻ debit cùng ngân hàng riêng (Kakao Bank) và dịch vụ đầu tư (Kakao Investment).

Kakao cũng bổ sung thêm nhiều tính năng như khả năng chuyển khoản, gửi invoice và hoàn thiện giao dịch online trên điện thoại, với mục đích trở thành một “nền tảng tài chính tích hợp.”

Kakao Pay đã đạt mốc 10 triệu người sử dụng chỉ sau 20 tháng xuất hiện và tính tới tháng 10/2018, các giao dịch thông qua dịch vụ này vượt 2.3 tỉ KRW mỗi tháng.

Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người dùng và khối lượng giao dịch, Kakao Pay đã nhận được số tiền đầu tư 200 triệu đô-la từ hãng đầu tư Ant Financial của Alibaba vào năm 2017.

Naver, công cụ tìm kiếm và cổng web hàng đầu của Hàn Quốc cũng tung ra Naver Pay vào năm 2015. Naver Pay là dịch vụ thanh toán điện thoại cho phép thực hiện thanh toán trên cả ứng dụng và thanh toán online tại các trang thương mại điện tử, tương tự như PayPal.

Tính tới tháng 10/2018, tổng số người dùng Naver Pay vượt mốc 26 triệu người và thị trường ước tính mức giao dịch trung bình mỗi tháng qua dịch vụ này lên tới 900 tỉ KRW.

Naver Pay là dịch vụ thanh toán điện thoại lớn thứ hai của hãng sau Line Pay, một loại ví điện tử tích hợp trong nền tảng tin nhắn Line, ứng dụng tin nhắn hàng đầu tại Nhật Bản. Line Pay cho phép người sử dụng yêu cầu và gửi tiền cho bạn bè trong danh sách liên lạc, đồng thời thực hiện thanh toán điện thoại tại cửa hàng.

Từ khi ra mắt vào năm 2014, dịch vụ đã được mở rộng thêm các tính năng khác như chuyển tiền offline khi mua hàng và thực hiện các giao dịch trên ATM như gửi tiền và rút tiền. Cũng như Kakao Pay, Naver Pay có mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình.

Sự nổi lên của dịch vụ thanh toán dùng mã QR

Thị trường thanh toán mã QR dù vẫn còn non trẻ nhưng ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Hàn Quốc với dịch vụ Kakao QR Pay thiết lập tại 190.000 cửa hàng đối tác và tổng giao dịch lên tới 3 tỉ KRW tính tới tháng 12 năm 2018.

Vào cuối năm 2018, ba công ty thẻ tín dụng của Hàn Quốc gồm BC Card, Shinhan Card và Lotte Card đã tiết lộ kế hoạch thương mại hóa một giải pháp gọi là Joint PR Pay, tương thích với 8 triệu cửa hàng chi nhánh tại Hàn Quốc.

Sự khác biệt của giải pháp này đó là các yêu cầu thanh toán sẽ được tích lũy và chi trả vào một ngày mỗi tháng, tương tự như cơ chế hoạt động của thẻ tín dụng.

Chính phủ Hàn Quốc cũng giới thiệu một hệ thống thanh toán điện thoại vào hồi tháng 3 có tên Zero Pay. Được đề xướng bởi thành phố Seoul và Bộ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và Công ty khởi nghiệp, hợp tác cùng các ngân hàng và công ty tài chính địa phương, Zero Pay là một hệ thống thanh toán điện thoại cho phép người sử dụng thực hiện thanh toán nhờ quét mã QR của người bán hàng.

Zero Pay có thể được truy cập qua các ứng dụng điện thoại của ngân hàng lớn như KB Kookmin Bank và Woori Bank, cũng như Bank Paym một ứng dụng đa chức năng liên kết với 19 ngân hàng địa phương.

XEM THÊM: Hàn Quốc thử nghiệm thanh toán nhận diện khuôn mặt

Môi trường thuận lợi

Trong khi thị trường thanh toán điện tử tại Hàn Quốc đang nóng lên thì Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) tại quốc gia này đã ra quyết định mở cửa mạng lưới thanh toán liên ngân hàng đóng đối với các công ty tài chính phi ngân hàng, hứa hẹn một môi trường phát triển ngày càng thuận lợi.

Quyết định này của Ủy ban cho phép các ngân hàng và công ty fintech nội địa có thể truy cập tự do hệ thống thanh toán được thiết lập bởi các ngân hàng khác và giúp họ có thể dễ dàng đưa ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính có tính cải tiến hơn nữa.

FSC cũng lên kế hoạch xây dựng một hệ thống ngân hàng mở vào cuối năm nay và xem xét lại Đạo luật giao dịch tài chính điện tử.

Hướng dẫn hoàn thuế tại sân bay Incheon cực nhanh

Tổng hợp từ Fintech News

author-avatar

About Huong Tran

Làm việc tự do, sống và hưởng thụ từng ngày ý nghĩa trên mảnh đất vừa xa lạ vừa thân quen Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).