Gần đây các vụ lừa đảo tài chính bằng cách sử dụng thông tin cá nhân đang liên tục gia tăng. Đặc biệt như trường hợp người nước ngoài thiếu hiểu biết về tài chính thì càng dễ bị lừa đảo.

Ngoài hình thức lừa đảo “truyền thống” là Voice Phishing (gọi điện thoại lấy thông tin cá nhân) thì hiện nay còn một hình thức khác là Smishing (스미싱).

Lừa đảo qua tin nhắn

Đây là hình thức lừa đảo tài chính mới, khi người dùng ấn vào các tin nhắn giả danh người quen như “thiệp mời”, “mừng thôi nôi”, “coupon miễn phí”, “chuyển phát bưu kiện” thì máy sẽ bị cài các ứng dụng độc hại, lấy đi thông tin cá nhân của chủ nhân máy điện thoại đã nhận tin nhắn.

Một tin nhắn chuyển phát bưu kiện lừa đảo:

Đồng thời nó sẽ gửi tin nhắn đồng loạt đến tất cả những người được lưu trong điện thoại, mở rộng phạm vi thiệt hại.

Ngoài ra, nội dung của tin nhắn có nhiều hình thức rất đa dạng như, giấy triệu tập của cảnh sát, tra cứu tiền vi phạm giao thông, Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe quốc dân tiến hành kiểm tra ung thư miễn phí, tra cứu tiền trong thẻ… Do đó nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì không nên ấn vào các tin này.

Một người bị lừa đảo Smishing chia sẻ: “Tôi nhận được tin nhắn từ người quen “Gửi thiệp mời thôi nôi” nên đã ấn vào phần thiệp mời”. Ngay sau đó điện thoại của cô tự động bị cài đặt chương trình độc hại và thông qua chương trình này trong nháy mắt cô đã thiệt hại 260.000 KRW.

Cách phòng tránh Smishing

Không được ấn vào địa chỉ link hoặc cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.

Nếu bình thường bạn không sử dụng điện thoại để thanh toán tiền thì nên gọi đến tổng đài mạng điện thoại yêu cầu ngừng hoàn toàn các dịch vụ thanh toán.

Nếu sử dụng điện thoại Android, các bạn có thể cài đặt phone keeper – ứng dụng ngăn chặn Smishing do Viện chấn hưng internet Hàn Quốc cung cấp. Ứng dung này sẽ tìm hiểu các ứng dụng độc hại đã phổ biến trước đó, giúp ngăn chặn sự cố tài chính.

Khi gặp thiệt hại về thanh toán nên đến đồn cảnh sát xin biên bản xác nhận sự cố và nộp cho nhà mạng để nhận được sự trợ giúp.

Cách bảo vệ thông tin tài khoản của bạn

Tuyệt đối không cho người khác mượn hoặc sử dụng sổ ngân hàng của mình.

Những người tiếp cận bạn để hỏi mua hoặc mượn sổ ngân hàng đều là kẻ lừa đảo. Việc cho mượn sổ ngân hàng có thể bị phạt theo pháp luật.

Không được cho người khác biết mật khẩu, cũng như không tạo mật khẩu bằng số chứng minh thư, số điện thoại, ngày tháng năm sinh của mình. Đặc biệt chú ý không viết mật khẩu lên sổ tài khoản.

Nếu có người tự xưng là thuộc cơ quan nhà nước như sở cảnh sát hoặc Cơ quan Giám sát tài chính gọi điện thoại đến yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thì 100% đó là lừa đảo.

Do người nước ngoài không nắm rõ tình hình Hàn Quốc nên rất dễ trở thành mục tiêu của tội phạm. Cho dù trong bất kỳ tình huống nào cũng không được tùy tiện cho người khác biết số chứng minh thư cá nhân và số tài khoản ngân hàng, cũng như mật khẩu… Thêm nữa cần chú ý có nhiều cuộc điện thoại lừa đảo với cách thức tương tự như nói rằng giúp tìm việc làm.

BẠN CẦN BIẾT: Cẩn thận với các dịch vụ chuyển tiền tay ba, có thể bị lừa hàng chục triệu KRW

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).