K-Pop vẫn lớn mạnh hơn bao giờ hết. Sức lan tỏa không chỉ ở châu Á mà trên toàn thế giới. Thêm vào đó, các công ty giải trí K-Pop đang có lợi nhuận siêu khủng và các nhóm nhạc đang được biết đến trên toàn cầu.

BTS đã trở thành những ca sĩ Hàn Quốc đầu tiên biểu diễn tại sân khấu lễ trao giải Grammy, giải thưởng âm nhạc đại chúng danh giá hàng đầu thế giới.

Các công ty giải trí K-Pop không ngừng tiếp tục tìm kiếm tài năng mới. Hầu hết các công ty này đang tìm cách mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc và tiến vào các thị trường châu Á khác cũng như Hoa Kỳ.

Sự giàu có và nổi tiếng của những ngôi sao K-Pop luôn là ước mơ của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ánh hào quang của K-Pop như một thứ ma lực cuốn hút bao thế hệ.

Trận chiến cho vị trí hàng đầu

Kể từ bảng xếp hạng TOP 10 công ty giải trí hồi năm 2015, thứ hạng của các công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc đã thay đổi rất nhiều! Hầu hết các công ty giải trí Hàn Quốc được liệt kê trên KOSDAQ (SM Entertainment, YG Entertainment, JYP Entertainment, FNC Entertainment, và CUBE Entertainment). Cả SM và YG Entertainment đều là hai thủ lĩnh thống trị trong thập kỷ qua.

Tuy nhiên, với tất cả các vụ bê bối mà YG phải đối mặt trong năm 2019, chỉ còn JYP và SM hiện đang chiến đấu cho vị trí hàng đầu. Đối với bảng xếp hạng này, đã tính đến bốn yếu tố:

– Đội hình tài năng
– Ưu thế thị trường
– Tiềm năng phát triển
– Truyền thông xã hội

1.Big Hit Entertainment

Big Hit Entertainment được thành lập bởi chủ tịch Bang Shi Hyuk vào tháng 2/2005. Thời gian đầu hoạt động, Big Hit đã có lúc đứng bên mép vực phá sản. Hoạt động của công ty này trì trệ, yên ắng đến nỗi các nghệ sĩ chỉ lên văn phòng để chơi… quần vợt.

Nam ca sĩ K.Will, nghệ sĩ đầu tiên của Big Hit, đã rời công ty sau một năm ký hợp đồng. Những năm sau đó, Big Hit ký thỏa thuận đồng quản lý 2AM cùng JYP, nhưng không có nhiều thành tựu.

GLAM là girlgroup duy nhất của Big Hit từ trước đến nay và vẫn đang là thất bại“cay đắng” đối với Bang Shi Hyuk.

GLAM debut năm 2012 nhưng nhanh chóng tan rã sau 2 năm vì scandal của thành viên Da Hee. Cô bị nam diễn viên Lee Byung Hun kiện ra tòa vì hành vi tống tiền. Ngay sau đó, GLAM tuyên bố tan rã, Da Hee nhận án tù 1 năm.

Kể từ lúc này, Big Hit tuyên bố không đào tạo girlgroup và cũng không tuyển thực tập sinh nữ.

Có thể nói rằng Big Hit không chỉ là bệ phóng giúp BTS tỏa sáng, họ còn là gia đình thân thiết của các chàng trai.

Công ty đã dốc toàn lực đầu tư cho BTS trong gần 10 năm qua. Khi BTS đạt được những thành công đầu tiên, Big Hit cũng không vội vàng lấy lợi nhuận BTS làm ra để cho ra mắt thế hệ mới. Trái lại, họ không ngừng sáng tạo, không ngừng hỗ trợ để giúp con thuyền BTS dong buồm đi xa hơn, chinh phục những giới hạn mới.

2.  JYP Entertainment

JYP Entertainment là một ông lớn trong bộ ba công ty giải trí quyền lực của Hàn Quốc, với những nghệ sĩ hàng đầu từ thập kỉ 90 như G.O.D, Bi (Rain)…

Bản thân chủ tịch Park Jin Young cũng từng là một nghệ sĩ vô cùng nổi tiếng. Không những có truyền thống lâu đời trong lịch sử nền công nghiệp âm nhạc, JYP cũng có đóng góp rất lớn vào thời kì hoàng kim của K-Pop với các nhóm nhạc nổi tiếng như Wonder Girls, 2PM, Miss A…

Ngoài ra JYP còn sở hữu hàng loạt công ty con với cái tên đáng chú ý nhất là J.Tune Entertainment (MBLAQ) và Big Hit Entertainment (HOMME, BTS). Tuy nhiên thời gian sau này, với những lục đục nội bộ của những nhóm nhạc trực thuộc, JYP đang dần lung lay vị trí của mình.

3.  SM Entertainment

SM Entertainment được thành lập vào năm 1995 bởi Lee Soo Man. Công ty đã phát triển nhiều ngôi sao nổi tiếng K-Pop với lượng người hâm mộ toàn cầu to lớn.

SM được biết đến là người đã dẫn dắt hiện tượng K-Pop toàn cầu và khía cạnh âm nhạc của “Làn sóng Hàn Quốc – Hallyu”. Đại diện của ngành công nghiệp giải trí ở châu Á, công ty điều hành kinh doanh giải trí toàn diện của riêng mình bao gồm phát triển nghệ sĩ, hãng thu âm, đào tạo năng khiếu nghệ thuật, sản xuất âm nhạc, xuất bản âm nhạc, quản lý sự kiện và tổ chức các buổi hòa nhạc.

Sau hơn hai thập kỉ hoạt động, SM Entertainment được xem là “anh cả” trong các công ty giải trí Hàn Quốc. Danh hiệu này không chỉ đến từ doanh thu “khủng” họ thu về mỗi năm mà còn bởi đây là cái nôi tạo nên vô số nghệ sĩ, nhóm nhạc danh tiếng, góp phần định hình bộ mặt K-Pop ngày nay.

Di sản của SM từ khi thành lập đến hiện tại khiến họ là “mái nhà” trong mơ của vô số thực tập sinh nuôi mộng làm thần tượng. Có bệ đỡ“khủng”, các idol của SM được cho là“ngậm thìa vàng”, cầm chắc tấm vé thành công.

4.  YG Entertainment

Xuất thân là một thành viên của nhóm nhạc thần tượng thế hệ đầu của Hàn Quốc Seo Taiji and Boys, sau khi nhóm tan rã năm 1996, Yang Hyun Suk đứng ra thành lập YG Entertainment. Khi đó Yang mới 26 tuổi, chuyển từ sự nghiệp biểu diễn sang kinh doanh giải trí trong một ngành công nghiệp còn nhiều cơ hội.

Nổi tiếng là cầu toàn và làm việc chăm chỉ, trong suốt 23 năm cống hiến cho YG, với vai trò chủ tịch, Yang Hyun Suk đã gây dựng một đế chế âm nhạc vững mạnh, với phong độ ổn định.

YG Entertainment không phải chỉ dựa vào mỗi Big Bang mà nên cơ nghiệp. Góp phần có thể kể đến các nhóm nhạc nữ như 2NE1 hay BLACKPINK, các nhóm nhạc nam đàn em của Big Bang như WINNER hay iKON hay các nghệ sĩ solo như: Se7en, Psy.

Chính Psy đã khuấy đảo toàn cầu với MV “Gangnam Style” năm nào, và tính đến nay, cũng khó có nghệ sĩ Hàn Quốc nào tái lập được những gì Psy từng làm.

5. Stone Music Entertainment 

Stone Music Entertainment, thường được biết đến dưới tên CJ E&M Music, là một công ty giải trí thuộc tập đoàn CJ E&M của tập đoàn CJ Group. Ngoài các thương hiệu khác nhau, CJ E&M cũng có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với công ty sản xuất Studio Dragon và JS Pictures.

Kang Daniel và Yoon Jisung của MMO Entertainment và Eric Nam của B2M Entertainment hiện nay là những công ty con của Stone Music Entertainment.

6.  FNC Entertainment

FNC Entertainment cũng là công ty con trực thuộc CJ E&M Music, tuy nhiên với thành công hiện tại, FNC xứng đáng được xưng tên một cách riêng biệt trong danh sách những công ty quản lí lớn mạnh nhất. 

Xét về danh tiếng, FNC chưa được liệt vào top 3“ông lớn” nhưng nếu tính về thị phần trong lĩnh vực tiêu thụ các sản phẩm âm nhạc thì JYP thậm chí còn không thể sánh ngang bằng. Những nghệ sĩ tiêu biểu của FNC như FT Island, CNBlue, AOA….

7.  Cube Entertainment

Cube Entertainment được thành lập bởi Hong Seung Sung, cựu chủ tịch của JYP Entertainment. Vì lý do này nên nhiều người nghĩ nó là công ty con của JYP Ent., nhưng thật ra nó là một công ty độc lập.

Nếu so sánh về quy mô và dàn nghệ sĩ tên tuổi thì Cube chưa hẳn là cái tên“nguy hiểm”. Tuy nhiên, với những thành công vang dội trong vòng chưa đầy một thập niên thì Cube cũng nhận được sự quan tâm và tôn trọng nhất định từ khán giả.

Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu công ty có thêm những chiến lược mới đúng đắn hơn, hợp lý hóa hơn thì việc bước chân vào TOP 3 quyền lực không có gì là khó khăn.

Những nghệ sĩ tiêu biểu của Cube: Bi Rain, 4minute, Beast, BTOB, Apink (công ty con ACube). 

8.  Starship Entertainment

Starship Entertainment được thành lập bởi Kim Shi Dae, từng là quản lý của nhóm nhạc Cool và nhân viên của Big Hit Entertainment. Sau này ông bán 70% thị phần cho Loen Entertainment, biến Starship trở thành công ty con của LOEN.

Ngoài ra, Starship Ent. có một nhánh độc lập là Starship X, chuyên quản lí các nghệ sĩ theo dòng nhạc hip-hop như Mad Clown, Junggigo, Joo Young.

Với Starship – một công ty có mức đầu tư và mật độ quảng cáo không được rộng rãi thì tên tuổi của“gà cưng” cũng rất khiêm tốn. Sistar là một trong những nhóm nhạc bật được dậy và có những cú hích khiến K-Pop “rung chuyển” bởi những bản hit đình đám.

Ngoài ra công ty còn có K.Will, Boyfriend cũng đang hoạt động rất tốt và có lượng fan hâm mộ đông đảo.

9.  Woollim Entertainment

Woollim Entertainment từng được biết đến là công ty của Epik High, nhưng sau khi nhóm nhạc Hip Hop huyền thoại này rời đi thì danh tiếng công ty cũng suy giảm đáng kể.

Mọi chuyện chỉ thay đổi khi INFINITE debut dưới trướng Woollim vào năm 2010. Sau thời gian đầu khó khăn vì công ty không đủ tiềm lực hỗ trợ, INFINITE đã có sự bứt phá ngoạn mục với ca khúc“Be Mine”, từ đó trở thành tên tuổi đáng gờm của K-Pop gen 2, được coi là đối thủ của những nhóm nhạc danh tiếng như B2ST, SHINee…

Thành công của INFINITE giúp Woollim dần trở thành công ty giải trí có tiếng và được sát nhập vào SM C&C (công ty con của SM Entertainment) khiến tiềm lực ngày một tăng cao.

10.  Pledis Entertainment

Pledis Entertainment được sáng lập vào năm 2007, đó cũng là khoảng thời gian các ông lớn Big3 đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Tuy khởi sinh trong thời điểm khắc nghiệt, thế nhưng Pledis cũng dần len lỏi có chỗ đứng nhờ bản lĩnh và tài năng của hai thành viên sáng lập tương đối có tiếng trong giới giải trí xứ Kim Chi là Han Sung Soo và Park Kahi.

Han Sung Soo trước khi tham gia thành lập Pledis thì ông từng có quãng thời gian dài giữ vai trò quản lí tại SM Entertainment thế nên chắc chắn ông cũng đã có không nhiều cũng ít một số kinh nghiệm cho việc đào tạo idol.

Riêng với Park Kahi, cô nàng khởi nghiệp là một vũ công trong một nhóm nhảy. Với đam mê, tài năng, Kahi dần phát triển bản thân và từng có nhiều cơ hội làm việc với sao lớn lúc bấy giờ như BoA, Lexy, Chae Yeon, Eun Ji Won… Kahi và Sung Soo đã song kiếm hợp bích để phát triển cùng nhau tạo nên cái tên Pledis Entertainment.

Ngoài ra còn có thể điểm tên các công ty: DSP Media, Fantagio Music, KQ Entertainment…

XEM THÊM: 7 Nghệ sĩ nổi tiếng Hàn Quốc từng theo học những chuyên ngành không thể ngờ tới!

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).