Theo một kết quả điều tra, các nhà tuyển dụng đã chỉ ra những lỗi mà ứng viên thường mắc phải nhất trong đơn xin việc của họ là: Lỗi chính tả, khoảng cách và lỗi đánh máy.

Cổng thông tin việc làm Hàn Quốc Job Korea đã thực hiện một cuộc khảo sát tương tự vào tháng trước, lấy đối tượng là 2.026 người bao gồm các nhà tuyển dụng nhân sự và người chuẩn bị xin việc.

Mất điểm từ những lỗi nhỏ nhất

Kết quả điều tra, số người trả lời là “Lỗi chính tả, khoảng cách và lỗi đánh máy” chiếm 70.3%; “Nội dung đơn giới thiệu bản thân không khớp với nội dung liệt kê trong sơ yếu lý lịch” chiếm 38.8%; “Lỗi lặp câu” chiếm 34.7%; “Sử dụng thuật ngữ Internet, từ lóng và từ ngữ không phù hợp” chiếm 31.4% câu trả lời.

Đáng chú ý, những sai lầm này có thể tác động lớn đến việc thông qua vòng xét tuyển hồ sơ của các ứng viên xin việc. Một khảo sát trên 262 nhà tuyển dụng nhân sự cho thấy, có đến 86,2% trả lời rằng sai sót trong hồ sơ xin việc có ảnh hưởng đến việc xét loại. Trong đó, 58.4% cho biết họ sẽ chỉ trừ điểm và cho qua, 19,8% còn lại cho biết họ sẽ “loại thẳng” những hồ sơ đó.

Trong trường hợp sai lỗi nghiêm trọng trong hồ sơ xin việc dẫn đến bị loại, các nhà tuyển dụng đưa ra lí do ứng cứ viên “Không đạt tiêu chuẩn” chiếm 42,3%. Ngoài ra, “Điền sai tên công ty và mô tả sai hoạt động công ty” chiếm 24.7%; “Mô tả không chính xác về lĩnh vực ứng tuyển” chiếm 7%; “Thiếu sót nội dung trong sơ yếu lý lịch” chiếm 5.3%. Tỷ lệ ứng viên mắc sai sót trong hồ sơ xin việc nhưng trúng tuyển vòng cuối cùng chỉ đạt 29.5%.

Một số lỗi chính tả các ứng viên hay mắc phải:

Kim, phụ trách quản lý nhân sự của một công ty Hàn Quốc vừa cho đăng tải một bài tuyển dụng vị trí mới. Trong số các hồ sơ ứng tuyển gửi về, có kha khá các trường hợp “nổi bật” mà Kim chia sẻ lại sau đây.

  1. “저희 부모님은 저를 끔찍히 아끼셨으며…”.
  • Tạm dịch câu sai: “Bố mẹ rấc thương yêu tôi”;
  • Câu này có trạng từ viết sai chính tả. Dùng đúng phải là “끔찍이”.

⇢ Viết lại: “저희 부모님은 저를 끔찍이 아끼셨으며…”. (Bố mẹ rất thương yêu tôi)

  • Tạm dịch câu sai: “Một ngày nọ, tôi đi vào túi của bố tôi”.
  • Câu này nếu viết đúng phải cách ra giữa 2 cụm chủ ngữ “아버지가” (tức “bố tôi”) và cụm từ chỉ nơi chốn “방에” (có nghĩa “vào phòng”).

⇢ Viết lại: “어느날 아버지가 방에 들어 가셨습니다”. (Một ngày nọ, bố đi vào phòng)

  • Tạm dịch câu sai: Tui rất mún được vào làm việc tại công ty X.
  • Lỗi đánh máy chủ thể 저는(mang nghĩa là “tôi”) và đuôi câu -습니다 dùng sai chính tả.

⇢ Viết lại: “저는 X화사에 꼭 입사하고 싶습니다“. (Tôi rất muốn được vào làm việc tại công ty X)

Từ vựng tiếng Hàn dành cho sinh viên đi làm thêm

Đơn xin việc hoàn hảo?

Theo khảo sát được thực hiện lấy đối tượng là 263 công ty vào tháng 8 vừa qua, các công ty này chỉ dành không quá 6.3 phút và 6.7 phút để xem xét lần lượt sơ yếu lý lịch và đơn giới thiệu bản thân của các ứng viên ứng tuyển vào công ty họ.

Để có thể tạo ấn tượng tốt trong một thời gian ngắn như vậy, các ứng viên được khuyên nên sử dụng ảnh lý lịch đem lại cảm giác tươm tất, gọn gàng.

Mặc dù hình thức “tuyển dụng mù” (Blind hiring) đã được mở rộng trong những năm gần đây, nhưng ở Hàn Quốc, cứ 10 công ty thì vẫn có đến 8 nơi yêu cầu ảnh thẻ trong đơn xin việc. Trong số các công ty đó, 62.6% cho biết từng loại các ứng viên ở vòng xét tuyển hồ sơ chỉ vì ảnh lý lịch của họ.

Những câu hỏi phỏng vấn cơ bản và cách trả lời

Ngoài ra, các yếu tố khác quan trọng không kém ở vòng xét tuyển hồ sơ còn bao gồm:

  • Kinh nghiệm làm việc;
  • Sự phù hợp với yếu tố nhân tài mà công ty hướng đến;
  • Các chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển đã đạt được
  • Yếu tố kinh nghiệm xã hội như hoạt động ngoại khoá và công việc bán thời gian từng làm qua.

Tổng hợp từ Money Today

author-avatar

About Nhật Vy

Đến với tiếng Hàn như một cái duyên, đọc essay văn học đương đại Hàn Quốc như một sở thích. Quan tâm sâu sắc đến xã hội Hàn Quốc nói chung và lĩnh vực Gia đình đa văn hoá Hàn-Việt nói riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).