Huấn Dân Chính Âm, hay còn gọi là Âm chuẩn dạy cho người dân, do vua Sejong (Thế Tông) ban hành vào tháng 9 năm 1446 Âm lịch, cuốn sách về sự ra đời và cách sử dụng chữ cái tiếng Hàn Hangeul.

Vua Sejong (Thế Tông) là đời vua thứ tư của vương triều Joseon trên bán đảo Triều Tiên. Năm 1443, bất chấp sự phản đối kịch liệt của các phe phái trong triều đình, vua Sejong vẫn cho tiến hành sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul.

Đến năm 1446, vua công bố nguyên lý và mục đích của việc làm ra chữ viết Hangeul đã được nêu ra một cách chi tiết qua cuốn Huấn dân Chính âm Giải lệ (문민정음 해례).

Bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul

Trong cuốn sách này, vua Sejong đã giải thích rõ lý do vì sao đã sử dụng chữ Hán của người Trung Quốc rồi mà vẫn cần phát minh ra chữ viết riêng của dân tộc. Trích lục này có đoạn:

Tiếng nói của nước ta khác với tiếng nói của Trung Quốc nên chữ viết không giống nhau. Vì thế mà bàn dân thiên hạ nói được nhưng lại không hiểu hết được con chữ. Ta thấy mà đau xót trong lòng. Ta làm ra 28 con chữ cho tất thảy mọi người dễ làm quen, dễ sử dụng trong đời sống thường nhật.

Hán – Hàn & Hán – Việt: Giống mà khác

Vụ tranh chấp quốc bảo "Huấn dân chính âm" chưa có hồi kết giữa chính quyền và người dân

Điều này đã thể hiện rõ quan điểm của vua Sejong trong việc sáng tạo ra chữ viết Hangeul đơn giản và dễ học hơn chữ Hán của Trung Quốc để tất cả mọi người trong xã hội đều có thể học đọc, học viết một cách dễ dàng.

Chữ viết Hangeul của Hàn Quốc là một trong số rất ít thứ chữ viết trên thế giới mà người ta có thể nêu rõ tên người sáng tạo, thời gian và nguyên lý ra đời. Cũng vì lưu ký được nội dung này mà cuốn Huấn dân Chính âm đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản ký lục thế giới.

Tuy nhiên ít ai biết được rằng, tài liệu quý giá này tuy được công nhận là di sản quốc gia số 70 nhưng lại không thuộc sở hữu của chính quyền Hàn Quốc.

Một người dân Hàn Quốc tên là Bae Ik Ki đã tìm thấy bản viết tay cuốn Huấn dân Chính âm tại thành phố Sangju, tỉnh Gyeongbuk năm 2008.

Vụ tranh chấp quốc bảo "Huấn dân chính âm" chưa có hồi kết giữa chính quyền và người dân

Năm 2017, trong dịp tranh cử huyện trưởng huyện Sangcheong, ông Bae Ik Ki đã chụp một bức ảnh cuốn Huấn dân chính âm trong tình trạng những tờ giấy bị cháy xém phần viền.

Người dân quanh vùng kể lại: Năm 2015 nhà ông Bae Ik Ki đã bị cháy Ông ta đã chạy vào căn nhà đang cháy để lấy một thứ gì đó rồi sau đó chạy lên núi.

Vụ tranh chấp quốc bảo "Huấn dân chính âm" chưa có hồi kết giữa chính quyền và người dân

Ông Bae chỉ chia sẻ tấm ảnh này và từ chối công khai bản gốc cuốn Huấn dân Chính âm. Mặc dù bị Cục Di sản Văn hóa Quốc gia định cưỡng chế yêu cầu phải hoàn trả lại cuốn sách cho Nhà nước nhưng ông Bae khẳng định: Đây là tài sản của ông, do ông mua lại từ một hiệu đồ cổ và bản thân có quyền sở hữu cuốn sách này.

Theo ông Bae, giá trị của tài liệu này vào khoảng 1 nghìn tỉ KRW. Theo thông lệ, nếu nhặt được tiền thì cũng được chia 1/5 số tiền. Tôi chỉ cần 1/10 giá trị của cuốn sách này thôi.

Theo ý đó, ông Bae muốn chính phủ Hàn Quốc phải trả cho ông 100 tỉ KRW (~82 triệu USD, 2 ngàn tỉ VND)

Nhặt được tiền ở Hàn Quốc có thể bị đi tù

Vụ tranh chấp quốc bảo "Huấn dân chính âm" chưa có hồi kết giữa chính quyền và người dân

Về lý thuyết, Cục Di sản Văn hóa Quốc gia Hàn Quốc sẽ có thể tiến hành quy trình cưỡng chế thu hồi bản viết tay cuốn Huấn dân Chính âm. Nhưng ông Bae Ik Ki nhất quyết không chịu tiết lộ nơi giữ cuốn sách này nên chính quyền Hàn Quốc vẫn chưa biết cách nào để thu hồi cuốn sách.

Nguồn tham khảo: Jungang Ilbo

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).