(Thông báo ngày 25/3/2015) – Nội dung tư vấn dưới đây được đăng tải từ năm 2013 trở về trước nên có thể một số câu trả lời không còn phù hợp. BQT TTHQ sẽ cố gắng cập nhật nội dung mới trong thời gian sớm nhất có thể. Các anh chị có thể liên hệ với Các tổng đài tư vấn hỗ trợ cuộc sống ở Hàn Quốc để được tư vấn đầy đủ hơn.

Xem thêm: Các tổng đài tư vấn hỗ trợ cuộc sống ở Hàn Quốc

1. Lưu trú:

HỎI: Làm thế nào để đăng ký và gia hạn thị thực (visa) lưu trú (F-2)?

ĐÁP: – Trong vòng 90 ngày kể từ khi đến Hàn Quốc phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương để đăng ký thẻ lưu trú và gia hạn thời gian lưu trú. Trong vòng 90 ngày không được cấp phép gia hạn lưu trú sẽ bị phạt tiền bằng thời gian lưu trú bất hợp pháp (có thể đăng ký trước khi kết thúc thời hạn lưu trú 2 tháng).

– Hồ sơ đăng ký:

  1. Giấy đăng ký lưu trú người nước ngoài + Hồ sơ đăng ký gia hạn lưu trú (cùng 1 hồ sơ).
  2. Hồ chiếu và 2 ảnh hồ sơ.
  3. Giấy xác nhận hộ tịch (của chồng hoặc vợ là người Hàn Quốc) và chứng minh thư.
  4. Hồ sơ bảo lãnh.
  5. Lệ phí 30.000won (đăng ký chứng minh thư người nước ngoài 10.000won, gia hạn thị thực 20.000won).

HỎI: Người bảo lãnh có bắt buộc phải là người Hàn Quốc không?

ĐÁP: – Người bảo lãnh bắt buộc phải là người Hàn Quốc. Trường hợp vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc nhưng đã tử vong, ly hôn, hoặc ly thân thì bà con của vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc hoặc người thứ ba (trên 20 tuổi và có nghề nghiệp ổn định) có khả năng bảo lãnh.

HỎI: Người mang thị thực F-2 muốn làm việc có phải đăng ký xin giấy phép làm việc không?

ĐÁP: – – Không cần đăng ký vẫn có thể xin được việc.

HỎI: Từ Seoul chuyển về sống ở Ansan có phải làm thủ tục chuyển đổi địa phương cư trú không?

ĐÁP: – – Sau khi đến nơi cư trú mới trong vòng 14 ngày phải mang hộ chiếu và chứng minh thư người nước ngoài đến ủy ban thành phố hoặc quận huyện để đăng ký chuyển đổi nơi cư trú.

HỎI: Không nhập quốc tịch Hàn Quốc nhưng muốn đăng ký giấy thường trú F-5 thì phải làm thế nào?

ĐÁP: – Người mang thị thực F-2 sống chung với chồng hoặc vợ là người có quốc tịch Hàn Quốc sau thời hạn 2 năm được cấp phép đăng ký nhập quốc tịch Hàn Quốc, nhưng nếu muốn giữ quốc tịch cũ thì sẽ được chuyển đổi sang thị thực F-5.

– Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  1. Giấy đăng ký thường trú.
  2. Hộ chiếu và chứng minh thư người nước ngoài.
  3. Giấy chứng nhận quốc tịch và chưng minh thư của chồng hoặc vợ là người Hàn Quốc.
  4. Chứng minh quan hệ tài sản: chứng minh tài sản là tiền trên 30.000.000won (30 triệu won). Tài sản bất động sản, tài sản ở nước ngoài, thu nhập cá nhân của người chồng hoặc vợ.
  5. Giấy bảo lãnh.
  6. Lệ phí 50.000won.

HỎI: Người chồng hoặc vợ là người Hàn Quốc tử vong, ly hôn hoặc ly thân thì được tiếp tục ở lại Hàn Quốc không?

ĐÁP: – Rơi vào những trường hợp dưới đây thì vẫn tiếp tục được ở lại Hàn Quốc:

  1. Đã đăng ký kết hôn và đã đến Hàn Quốc, hiện đang sống chung với vợ hoặc chồng là người có quốc tịch Hàn Quốc nhưng vì bệnh tật hoặc tai nạn dẫn đến tử vong.
  2. Người chồng hoặc vợ là người có quốc tịch Hàn Quốc bị cáo buộc bạo hành gia đình dẫn đến ly hôn.
  3. Đã có con cái nhưng do lỗi của người chồng hoặc vợ là người có quốc tịch Hàn Quốc dẫn đến ly hôn hoặc ly thân.

2. Nhập tịch:

HỎI: Những điều kiện để người nhập cảnh vào Hàn Quốc theo diện kết hôn được nhập tịch Hàn Quốc?

ĐÁP: – Người kết hôn với người có quốc tịch Hàn Quốc và đã sống tại Hàn Quốc trên 2 năm, hoặc đã kết hôn với người có quốc tịch Hàn Quốc trên 3 năm và đã sống tại Hàn Quốc trên 1 năm.

– Hồ sơ đăng ký gồm:

  1. Giấy đăng ký nhập tịch.
  2. Bản sao hộ chiếu, 1 bản sao chứng minh thư người nước ngoài.
  3. 1 bản chứng minh chứng từ xuất nhập cảnh.
  4. Giấy chứng nhận quốc tịch Hàn Quốc và chứng minh thư của người vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc.
  5. Chứng minh quan hệ tài sản.
  6. Giấy bảo lãnh.
  7. Lệ phí 100.000won + 3 ảnh hồ sơ.

HỎI: Không kết hôn nhưng sống chung như vợ chồng với người có quốc tịch Hàn Quốc có được nhập tịch không?

ĐÁP: – Đăng ký kết hôn với người có quốc tịch Hàn Quốc trong khi còn sống chung có thể đăng ký nhập quốc tịch. Trường hợp sống chung với nhau và cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc trong vòng 5 năm liên tục sẽ được đăng ký nhập tịch.

HỎI: Vì lý do chăm sóc sức khoẻ sau khi sinh nở phải về nước rồi trở lại Hàn Quốc, như vậy, việc đăng ký nhập tịch về thời gian trở về nước và thời gian cư trú tại Hàn Quốc được tính như thế nào?

ĐÁP: – Trường hợp đã nhận được giấy tái nhập cảnh và sẽ trở lại Hàn Quốc lâu dài, do đó thời gian cư trú được tính bao gồm cả thời gian về nước.

HỎI: Giấy đăng ký nhập hộ tịch được chấp nhận thì hiển nhiên được nhận chứng minh thư quốc tịch Hàn Quốc phải không?

ĐÁP: – Không phải như vậy. Phải thông qua những bước dưới đây thì mới được cấp chứng minh thư quốc tịch Hàn Quốc:

  1. Kể từ ngày giấy đăng ký nhập quốc tịch Hàn Quốc được chấp nhận 1 tháng: Ủy ban nơi thường trú.
  2. Hủy bỏ quốc tịch ngoại quốc trong thời gian 6 tháng: Đại sứ quán.
  3. Xin cấp chứng minh thư quốc tịch Hàn Quốc: Ủy ban phường nơi cư trú.
  4. Nộp chứng minh thư người nước ngoài: Phòng quản lý xuất nhập cảnh liên quan (giấy chấp thuận cho nhập tịch, chứng minh quốc tịch, chứng minh thư Hàn Quốc, chứng minh thư người nước ngoài).

HỎI: Giấy chấp thuận nhập tịch đã nhận được 6 tháng nhưng vẫn chưa hủy quốc tịch gốc thì sẽ bị huỷ bỏ tiến trình nhập tịch, trong trường hợp đó có thể xin nhập quốc tịch lại được không?

ĐÁP: – Trong vòng 1 năm sau khi tiến trình nhập tịch bị hủy bỏ, nếu bỏ quốc tịch gốc và báo cáo với cơ quan pháp vụ thì có thể xin tiến hành nhập tịch trở lại.

– Hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy đăng ký xin nhập tịch.
  2. Giấy chứng nhận chứng minh quốc tịch.
  3. Hồ sơ chứng minh đã hủy bỏ quốc tịch gốc.
  4. Lệ phí 100.000won.

HỎI: Có con rồi việc nhập quốc tịch có dễ hơn không?

ĐÁP: – Không dễ hơn. Mặc dù đã có con và chứng minh hôn thú nhưng phải liên tục sống ở Hàn Quốc thì được đăng ký nhập quốc tịch. Tuy nhiên, trường hợp đã sinh con thì thời gian tiến hành thủ tục phải nhanh hơn.

HỎI: Chưa nhập tịch nhưng nhập cảnh Hàn Quốc theo diện kết hôn mà người chồng hoặc vợ có quốc tịch Hàn Quốc bị tử vong hoặc bị mất tích thì có khả năng nhập tịch không?

ĐÁP: – Người chồng hoặc vợ có quốc tịch Hàn Quốc bị tử vong hoặc mất tích nhưng nguyên nhân không phải là do người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc, trong thời gian sống chung với nhau đã có con và đang nuôi dưỡng thì có thể xin đăng ký nhập tịch.

3. Bạo hành gia đình:

HỎI: Bị người chồng Hàn Quốc bạo hành đối xử thường xuyên có nơi nào tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ không?

– Xin hãy điện thoại đến văn phòng bảo hộ nữ di trú theo số 1577-1366, hoặc 129.

HỎI: Bị người chồng Hàn Quốc bạo hành đối xử thường xuyên dẫn đến ly hôn. Vậy sau khi ly hôn có khả năng gia hạn thời gian lưu trú và nhập quốc tịch hay không?

ĐÁP: – Có khả năng. Phải có chứng cứ chứng minh được sự thật một cách hợp lý. Xin liên hệ đến văn phòng tư vấn cho nữ ngoại quốc gần nhất để được giúp đỡ.

HỎI: Vợ chồng đánh nhau dẫn đến ra toà ly hôn trong khi thời gian cư trú hợp pháp đã sắp hết thì việc đăng ký gia hạn thời gian lưu trú có được không?

ĐÁP: – Trong khi đang thụ lý hồ sơ thì có thể đăng ký gia hạn lưu trú mỗi lần 3 tháng cho đến khi tòa ra phán quyết cuối cùng.

– Hồ sơ bao gồm: Hộ chiếu, chứng minh thư người nước ngoài, giấy đăng ký gia hạn thời gian lưu trú, giấy của tòa án, giấy bảo lãnh, lệ phí 20.000won.

HỎI: Nhập cảnh vào Hàn Quốc theo diện kết hôn nhưng đời sống gia đình bất hòa nên hai bên đồng ý li hôn thì có khả năng nhập quốc tịch không?

– Nếu tình nguyện ly hôn thì không thể đăng ký nhập quốc tịch.

4. Các tiện ích phúc lợi xã hội của nhà nước:

HỎI: Người nước ngoài không có bảo hiểm y tế nên không được phẫu thuật, vậy có thể nhận được sự giúp đỡ từ những nơi nào?

ĐÁP: – Người lao động nước ngoài không có bảo hiểm sức khoẻ (nhập cảnh sau 90 ngày) cũng như con cái của họ, phụ nữ nhập cảnh theo diện kết hôn cũng như con cái của họ được khám và phẫu thuật trị liệu (ngoài những nội dung nêu trên đều không được giải quyết).

(Tham khảo số điện thoại các cơ quan y tế dành cho người nước ngoài.)

HỎI: Người chồng Hàn Quốc tử vong (hoặc ly hôn) thì việc nuôi nấng con cái là một gánh nặng, vậy có thể nhận được sự giúp đỡ từ những cơ quan nào?

ĐÁP: – Khảo sát thu nhập và tài sản rồi căn cứ theo luật bảo hộ mức sinh hoạt tối thiểu của nhân dân sẽ nhận được sự giúp đỡ.

(Liên lạc xin trợ giúp tại phòng phúc lợi xã hội của địa phương nơi cư trú.)

HỎI: Muốn gửi con đi nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo thì có thể nhận được sự giúp đỡ nào không?

ĐÁP: – Khảo sát thu nhập và tài sản rồi căn cứ theo mức sống cơ bản mà nhận được chi phí giáo dục.

(Liên lạc xin trợ giúp tại phòng phúc lợi xã hội của địa phương nơi cư trú.)

17 thoughts on “Tư vấn nhập cảnh theo diện kết hôn dành cho người Việt Nam

  1. Cho e hoi bi bat ve nuoc 10nam co qua lai han quoc duoc khong vay

  2. Hồ thị khánh chi viết:

    Em chưa sinh con thì có thể nhập quốc tịch không ak

  3. Luc diệp viết:

    C cho e hỏi là ngày trước e sag theo dien visa f6 . Jo e đã lam chuyển sag f1 e muốn vê Việt Nam! Thí tiêng han qua theo diện visa E9 có đc không ạ

  4. Nguyễn thị ngọc đào viết:

    C oi e đang hoc tieng han de xin cap visa,nhưng gio e co thai 1tháng,vay chồng e bao lanh e di han quốc co de k c,thu tuc nhu the nao a?

  5. thuy viết:

    e bi viem gan b cung nhe .vay e lay ck han quoc co duoc cap tong lanh su quan cap visa k chi.

  6. le kim tuong viết:

    em ten le kim tuong. nho a chi tu van giup e.
    truoc day khi xin visa benh lanh su quan han quoc o vn co yeu cau e viec mot ban cam ket, neu gia dinh chong doi su tot voi e me e ra ngoai song bat hop phap thi gia dinh e hoan toan chiu moi trach nhiem, nhung khi sang day song gia dinh chong da khong doi su tot voi e, ho thuong xuyen lon tieng la man e, chong e cung la man. va nhiu lan ham doa se duoi e ve vn, ho thong dong voi nhau giau ca ho chieu va giay chung minh cua e. va hien tai e da ra ngoai song, v ay ban cam ket do co lam kho gia dinh e khong, va e co the lam lai ho chieu cua e khong.

  7. Lương Thị Lan Hương viết:

    Trước khi hai vk ck em ly hôn em có nhập quốc tịch hàn đã thi và đỗ quốc tịch hàn chỉ còn chờ ngày ra giấy nhập quốc tịch nhưng do gia đình ck bức ép mẹ ck tự ý ly hôn mà ko cho em biết , lúc em biết thì mọi chuyện đã rồi gườ em muốn nhập quốc tịch đc ko ạh ? Con em 7 tuổi rồi ạh

  8. tran sinh viết:

    Người có quốc tịch hàn quốc được hơn 2 năm.sau đó ly dị có bị cắt quốc tịch không ?

  9. 전장미 viết:

    Ad ơi. Giờ f6 결혼이민 còn f2 거주

  10. Dạ cho em hỏi chút ạ ,Em có một người bạn anh ý sang bên Hàn cũng nhiều năm nhưng lại lưu vong anh ấy mới bị bắt về Việt Nam! được mấy tháng rồi và gặp được một chị người Việt Nam! có quốc tịch HQ , Bây giờ hai người đó đăng ký kết hon với nhau cho em hỏi Anh đấy có quay lại HQ được không ạ

  11. leeyoori viết:

    Cai nay nhieu cái ko đúng Ah như cái việc mà tính tg về nc đó nếu nhập qt thì nó trừ tg mình về nc chứ ko tính cả tg về vn như bài này viết dau

  12. e da li di chong cách day gan 2nam ko co quyền lợi j hét vay cho e hoi co nhập q.tich han dc ko vi e co 2dua con o han cung dc 8 nam roi a

  13. thu hiền viết:

    .E thấy luật qtiH đã thay đổi rôi mà add cập nhập luật qtichj mới nhat dc ko a,như. Khi báo có giấy ra qtich hàn ko cần hủy qtich goc van lam cmt và ho chieu han quoc bt vay như the jo cat qtic goc có bị hủy qtichj ko

  14. ngốc yêu anh viết:

    Hiện nay nhập quốc tịch có cần fải thi nữa không ạ.Hay chỉ cần chứng minh tài sài của mình có 3triệu won là đc nhập quốc tịch ạ

    1. leeyoori viết:

      Phải thi mà khó lắm nhé kkk ko phai 3trieu won nhe mà là 30trieu won

  15. hoa gio viết:

    Bj viem gan b nhe k anh huong toi gan .vayket hon voi ng hq co dc dj k?

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).