Trong xã hội truyền thống Hàn Quốc, một gia đình điển hình thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ sống dưới một mái nhà.

Ở thời đó, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao và một gia đình lớn thường được xem như có nhiều phúc lộc, nên mọi nhà thường mong có nhiều con cháu. Nhưng tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng trong những năm 1960, 1970 ở Hàn Quốc đã kéo theo xu hướng khống chế tỉ lệ sinh, số con trung bình của mỗi gia đình giảm mạnh, chỉ còn từ một đến hai con trong những năm 1980.

Do chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến gia đình theo cách đảm bảo sự bình đẳng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế.
Quá trình công nghiệp hoá đất nước cũng đã làm cho đời sống của người Hàn Quốc sôi nổi hơn và phức tạp hơn. Những đôi vợ chống trẻ mới thành hôn bắt đầu sống tách khỏi đại gia đình và bắt đầu sống trong nhà riêng. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều là những gia đình hạt nhân với trung tâm là hai vợ chồng.

kimsamsun

Tên gọi của người Hàn Quốc

Tên của người Hàn Quốc thường gồm ba chữ Hán, được phát âm thành ba âm tiết tiếng Hàn. Chữ đầu tiên là họ, hai chữ còn lại là tên.

Tuy nhiên, truyền thống này không còn giữ nguyên. Tất nhiên, đa số người Hàn vẫn tuân theo tập tục này, nhưng ngày càng có nhiều người đặt tên cho con cái của họ chỉ bằng chữ Hàn, không thể viết sang chữ Hán.

Riêng họ của mỗi người vẫn không thay đổi trong hầu hết các trường hợp. Các thay đổi chủ yếu là với tên gọi. Có khoảng 300 họ khác nhau ở Hàn Quốc, nhưng có một số ít họ phổ biến chiếm đa số trong số dân Hàn Quốc. Những họ phổ biến nhất phải kể đến Kim, Lee, Park hay Pak, An, Jang, Jo hay Cho, Choe hay Choi, Jong hay Cheong, Han, Gang hay Kang, Yu hay Yoo và Yun hay Yoon.

Người phụ nữ Hàn Quốc không đổi họ theo họ chồng sau khi thành hôn, khác với việc khi người Mỹ gọi ” Bà Smith” (Mrs. Smith) thì có nghĩa bà ấy là vợ của một người đàn ông họ Smith. Ở Hàn Quốc, khi một người phụ nữ tự giới thiệu mình là “cô Kim” (Mrs. Kim) thì có nghĩa là Kim là họ khai sinh của cô ấy.
Một số phụ nữ tự nhận họ của mình theo họ của người chồng, nhưng điều này rất ít khi xảy ra. Người Hàn Quốc không thích gọi người khác theo tên chỉ trừ trường hợp là bạn bè thân thiết. Ngay cả anh chị em ruột đối với nhau, người ít tuổi cũng không nên gọi người lớn tuổi bằng tên, mà nên gọi là eonni, có nghĩa là “chị” hoặc oppa, có nghĩa là “anh”.

wedding_resized

Đám cưới của người Hàn Quốc

Đám cưới ở Hàn Quốc thường tổ chức tại nhà cô dâu. Vào ngày song hỷ, từ cây cối, nhà cửa đến trang phục, món ăn và cách đón tiếp hết sức đặc sắc mang đậm ý nghĩa chúc phúc.

Những bạn chưa có người thương khi đi tìm hiểu, sẽ đến những điểm vui chơi để trao duyên và tỏ lời hứa hẹn. Song, kể từ khi yêu đến khi nâng chén hợp cẩn, cần khá nhiều nghi lễ tinh tế.

Trong lễ dạm hỏi, nhà gái mời bà mối ăn tiệc, nhà trai biếu bà mối một đôi giày và quần áo. Người ta viết ngày giờ sinh nhật của chú rể bằng mực hồng, bỏ vào trong phong bì, rồi quấn chỉ hồng điều hoặc xanh vòng quanh, ngoài phong bì bọc vải. Sau đó nhờ một người có con trai đầu lòng thay mặt nhà trai sang trao tận tay nhà gái. Cô dâu giữ gìn tờ giấy đó cho tới cuối đời. Bên nhà gái cũng chọn ngày, viết thư và nhờ một người tốt phước thông báo cho bên nhà trai biết.

Ngày cưới, chú rể mặc áo lụa, cưỡi ngựa đến xin dâu. Cùng đi với anh là đông đảo cha, chú, anh chị. Họ mang theo các đồ mừng đến tặng cô dâu: một bức thư xin cưới, nhiều súc lụa xanh đỏ, hai chiếc áo choàng và một chiếc váy. Ngoài ra, còn có đồ trang sức, chăn gối, các vật biểu trưng cho hạnh phúc lứa đôi như hạt dẻ, hồ tiêu, chỉ xanh đỏ để cầu sinh con trai và cuộc sống yên ấm.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, nhà gái trải chiếu ra trước sân và bày tiệc đãi thông gia.

Lễ cưới, chú rể quỳ trước bàn lễ. Nhà trai đưa cho anh một con ngỗng đẽo bằng gỗ, đặt lên bàn thờ. Sau đó, anh đứng lên thắp hương và vái. Con ngỗng được xem là biểu trưng cho đám cưới hạnh phúc vì loài vật này sống rất chung thủy.

Khách dự lễ cưới tặng đồ mừng cho đôi vợ chồng trẻ. Họ lấy hạt dẻ và táo đút vào túi chú rể, sau này anh sẽ ăn trong phòng tân hôn. Hạt dẻ và táo có ý cầu mong hai người sẽ sinh được nhiều con trai.

Trước khi xa cha mẹ, cô gái bùi ngùi, đi vào bếp và gõ vào nắp ấm ba lần để từ biệt gia đình. Sau những phút bịn rịn, thường là cha chú hoặc anh trai sẽ đi tiễn cô và mang giúp của hồi môn. Chú rể cưỡi ngựa, còn cô dâu ngồi kiệu, những người khác đi bộ. Nhà trai rải rơm ra trước cửa nhà và đốt cháy rơm với ý nghĩa để trừ bỏ những cái gì cũ kỹ và bỏ đậu đỏ vào kiệu cô dâu nhằm đuổi tà. Kiệu hạ xuống giữa sân, chú rể vén rèm và cõng cô dâu đến thẳng phòng cưới.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).