Chính phủ Hàn Quốc cho biết trong năm 2012, sẽ đệ trình lên Quốc hội việc sửa đổi Luật quốc tịch, mà cụ thể là nội dung: những người nước ngoài như người lao động, người kết hôn với người Hàn Quốc, các kiều bào muốn nhập quốc tịch Hàn Quốc thì trước đó phải nhận được quyền định cư lâu dài.

Ông Lee Chang Se, đại diện của Bộ Tư Pháp, ngày 20, tại Trung tâm văn hóa giáo dục luật sư phường Seocho, Seoul đã phát biểu về bản kế hoạch sửa đổi luật nhập quốc tịch với nội dung “Thảo luận công khai về tư cách định cư lâu dài”. Theo bản kế hoạch, nếu như trước đây, người nước ngoài chỉ cần sinh sống trên 5 năm tại Hàn Quốc là có khả năng xin nhận quốc tịch nhưng sắp tới, trong 5 năm tại Hàn Quốc họ phải có trên 3 năm cư trú với tư cách định cư lâu dài (영주자격) mới có khả năng xin quốc tịch. Ngay cả phụ nữ lấy chồng Hàn cũng tăng tiêu chuẩn cư trú cơ bản từ 2 năm lên 3 năm và trong đó phải có ít nhất một năm được công nhận là người định cư lâu dài mới được đổi quốc tịch. Trường hợp ngoại lệ được xin quốc tịch mà không cần xin quyền định cư lâu dài chỉ áp dụng cho những người nước ngoài có công trạng đặc biệt đối với đất nước Hàn Quốc.

Bên cạnh đó Trưởng phòng chính sách nước ngoài Bộ tư pháp Kim Jong Min cũng cho biết thêm: lao động phổ thông khi vào làm việc tại Hàn Quốc thường có thời hạn cư trú 4 năm 10 tháng. Sau khi kết thúc thời hạn này, họ vẫn có thể tái nhập cảnh và định cư lâu dài. Tuy nhiên, việc nhập quốc tịch của những người lao động chưa đủ tự lập về kinh tế, năng lực hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc còn hạn chế, điều đó sẽ làm nảy sinh các vấn đề xã hội mới. Do đó, chính phủ Hàn Quốc cũng cần chuẩn bị đề ra những phương án và giải pháp mới để giải quyết các vấn đề này.

Dự tính trong năm nay sẽ có khoảng 53.000 lao động hết hạn cư trú và năm sau cũng dự kiến có khoảng 180.000 người. Trong đó năm nay đã có 11.000 lao động được cấp phép tái nhập cảnh. Có rất nhiều chuyên gia đã phê phán chính sách này sẽ chỉ hạn chế việc nhập quốc tịch của người lao động. Trong cuộc họp, luật sư Yun Ji Yeong cũng bày tỏ ý kiến: Nếu áp dụng chế độ này thì người lao động sẽ không thể nhập quốc tịch và thời gian nhập quốc tịch của phụ nữ di trú kết hôn sẽ chỉ kéo dài và trình tự thêm phức tạp. Giáo sư Lee Cheol Woo của Trường đại học Yeosei cũng nghi ngờ sự thay đổi chính sách này có giúp ích gì cho quá trình hòa hợp thống nhất xã hội hay không. Giáo sư Chue Hyeon của Trường Đại học Jeju cũng không đồng tình áp dụng chính sách này với phụ nữ di trú kết hôn và yêu cầu giảm nhẹ những điều kiện xin quyền định cư lâu dài. Bên cạnh đó, cũng cần có giải pháp ngăn chặn việc tầng lớp từ trung lưu trở lên có thể lạm dụng chế độ định cư lâu dài làm phương tiện trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Những lao động có tiền sử tội phạm sẽ không được nhập cảnh Hàn Quốc

Ngày mùng 2 vừa qua, Bộ tư pháp cho biết sẽ tích cực kiểm tra Tiểu sử tiền án tiền sự và Tình trạng sức khỏe của người lao động nước ngoài. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 08, Bộ tư pháp sẽ yêu cầu gửi cả hồ sơ chứng minh Tiền án tiền sự nước ngoài đối với những lao động phổ thông xin visa E-9, E-10, H-2. Chính sách này nhằm mục đích ngăn chặn số lượng tội phạm người nước ngoài đang ngày càng tăng cao một cách có tổ chức.

Đối với những đối tượng kết hôn nước ngoài, chỉ những đối tượng xuất thân tại các quốc gia có nhiều hiện tượng kết hôn giả, kết hôn ngụy trang, hay giả danh giảng viên giáo dục trẻ vị thành niên…sẽ phải đệ trình hồ sơ chứng minh Tiền án tiền sự. Bên cạnh đó, như trước đây, khi đăng ký quyền cư trú lâu dài, người nước ngoài không cần chứng minh tiền án, tiền sự. Nhưng sắp tới, Bộ tư pháp sẽ kiểm tra tiền án tiền sự của tất cả người xin visa thông thường, trừ những trường hợp ngoại lệ như: nhà đầu tư lớn, nhân tài hay người đặc biệt có công (với Hàn Quốc).

Bộ tư pháp cũng cho biết, những trường hợp kiểm tra tiền án tiền sự bị phát hiện có phạm tội giết người, cướp của hay đã từng bị phạt tù đều sẽ không được nhận visa. Lao động nước ngoài còn bị kiểm tra tình trạng sức khỏe gắt gao. Với những lao động phổ thông, khi xin visa sẽ còn phải nộp bản xác nhận tình trạng sức khỏe viết bằng tay và sau khi nhập cảnh sẽ phải đến khám và nộp lại bản kiểm tra sức khỏe tại một bệnh viện Hàn Quốc do Bộ tư pháp chỉ định. Nếu trong quá trình kiểm tra, giấy xác nhận sức khỏe sai bị phát hiện sai khác so với tình trạng sức khỏe hoặc người lao động bị mắc các bệnh có khả năng lây nhiễm sẽ lập tức bị trục xuất khỏi Hàn Quốc. <Báo Công đoàn 2012. 7.2>

Tư vấn

Hỏi: Tôi là A đến từ Campuchia. Giám đốc đang cầm hộ chiếu và thẻ người nước ngoài của tôi. Tôi có đòi lại nhưng ông ta không đưa. Hộ chiếu và thẻ người nước ngoài của tôi liệu giám đốc giữ như thế có được hay không? Và nếu muốn nhận lại thì phải làm thế nào ?

Đáp: Việc tịch thu thẻ chứng minh của người lao động là hành động vi phạm luật quản lý xuất nhập cảnh. Theo khoản 2 điều 33 của Luật quản lý xuất nhập cảnh có ghi rõ: Ngăn cấm việc đưa vào hợp đồng lao động để bắt ép cung cấp hộ chiếu hay giấy chứng minh của người lao động hoặc lấy đó làm phương tiện thế chấp nợ. Bạn cần thông báo cho chủ tuyển dụng biết hành vi vi phạm này và đòi lại hộ chiếu, thẻ chứng minh. Nếu sau khi yêu cầu, chủ tuyển dụng vẫn chưa trả lại cho bạn thì bạn cần báo cáo với văn phòng Cục quản lý xuất nhập cảnh để nhờ can thiệp.

XEM THÊM: Hướng dẫn về chương trình hội nhập xã hội Hàn Quốc

7 thoughts on “Thông tin mới về vấn đề nhập quốc tịch Hàn Quốc

  1. Hue viết:

    Cho mk hỏi. 2 Ck Ck đánh nhau. Ng vợ báo cs. Nhưng điều tra ra thì là nh vk đánh trc. Có lên toà. Vậy mk hỏi ng vk có đc ra giấy qt ko ạ ?

  2. phuocloc viết:

    Tôi từng có tiền án, và giờ đã xóa án tích. Vậy tôi có thể nhập quốc tịch Hàn Quốc được không?

  3. vo thi an viết:

    Ket hon voi nguoi han bhp khoang 3 thang thi bi truc xuat ve nuoc.gio muon ket hon lai voi nguoi han thi trong thoi gian bao lau thi dc ah

  4. Dương Thị Tuyết Nhi viết:

    Cho minh hoi nhung nguoi lay chong Han Quoc bi truc xuat ve Viet Nam thi bao lau co the sang lai duoc ah
    co the di lao dong pho thong duoc khong ah

  5. Dương Thị Hoa Hồng viết:

    Chào…?Cho tôi hỏi ?( xin cho tôi kể một đoạn về em tôi)
    Năm 2002 em gái tôi kết hôn với người Hàn Quốc đến đầu năm 2003 đã sinh 1 bé gái đầu lòng tròn 1 tuổi đã mang trong bung đứa con thứ hai thì cuối năm 2004 em tôi được về việt nam thăm gia đình Hai tháng,và trở lại Hàn Quốc 1 tháng thì em tôi đã sinh đứa bé thứ 2 , trong khi hơn 3 năm chung sống đã bị ngược đãi nhiều lần và đã hết hạn visa mà chồng không gia hạn thêm nữa, đến 2008 em gái tôi có bất đồng chuyện gia đình, nên đã bõ ra ngoài đi làm được nữa tháng và đã trở về vì nhớ thương hai đứa con giá thơ dại của mình nhưng trong thời gian chung sống đã bị chồng ngược đãi tiếp tục và đã không chịu được nên đã báo với công an khu vực mà cũng không nhận được sự can thiệp nào cả và mấy tháng sau đã bõ nhà ra ngoài tim việc làm hi vọng còn có ngày gặp lại hai đứa con của mình, muốn dẩn con đi lại sợ khổ cho con nên đành để lại,mà ra đi trong nước mắt, một năm sau em tôi có trở về thăm mà họ đã dạn nhà trường mẩu giáo không cho mẹ nhìn thấy con, tháng 9 năm 2009 em gái tôi đã bị bắt về Việt Nam vì là người bất hộ pháp
    Vậy cho tôi hỏi trường hộp của em gái tôi bây giời muốn sang lại để thăm con thì phải làm sao ah ?

  6. Nguyển thị kim anh viết:

    Bất hợp pháp khi bị bắt thi bao lâu mới được tái nhập cảnh qua hàn quốc ạ.

    1. Thông tin Hàn Quốc viết:

      Lao động bất hợp pháp nếu tự nguyện về nước thì thời hạn tái nhập cảnh là khoảng 1~2 năm, nếu bị bắt về nước thì thời hạn tái nhập cảnh từ 1~5 năm, tùy vào thời gian cư trú bất hợp pháp, hoặc có thể bị cấm vĩnh viễn nếu đã từng phạm tội trong thời gian cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).