laychong-TTHQ
Lý do chủ yếu được đưa ra để lý giải cho các trường hợp kết hôn như thế này, đó là vì kinh tế. Kết hôn với người nước ngoài nhằm mong muốn được đổi đời, để có cuộc sống giàu sang, không phải vất vả nắng mưa trên đồng ruộng. Đây không những là suy nghĩ của các phụ nữ muốn kết hôn, mà ngay cả chính bố mẹ và người thân của họ cũng có suy nghĩ như vậy. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2005 trở lại, việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam Hàn Quốc gia tăng đáng kể. Năm 2005 có 5.822 trường hợp, năm 2006 có 6.100 trường hợp, trong 6 tháng đầu năm 2007 có hơn 3.500 trường hợp. Có một số tỉnh gia tăng nhanh chóng. Như ở tỉnh Vĩnh long (một tỉnh nhỏ của Việt Nam), trong 9 tháng đầu năm 2007, số lượng phụ nữ kết hôn với nam Hàn Quốc tăng gấp 4 lần năm 2005 (năm 2005 có 80 trường hợp, năm 2006 có 299 trường hợp, 9 tháng đầu năm 2007 có 326 trường hợp); ở Cần Thơ, năm 2004 chỉ có 34 trường hợp, trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có 468 trường hợp; tại trung tâm hổ trợ kết hôn của hội liên hiệp phụ nử thành phố Hồ Chí Minh, số phụ nữ đến nhờ tư vấn để kết hôn với người nước ngoài, có 95% là với nam Hàn Quốc. Thống kê chính thức của chính phủ Hàn Quốc cho thấy: năm 2004 số nam giới Hàn Quốc kết hôn với phụ nữ Việt Nam là 560 người; năm 2005 lên 1.500 người và hiện tại có gần 20.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng và định cư tại Hàn Quốc.

 

Cục thống kê Hàn Quốc đã đưa ra con số: chỉ trong vòng 6 năm, tỷ lệ kết hôn với người nước ngoài tăng lên 3 lần, trong đó tỷ lệ lấy vợ Việt Nam tăng 46 lần. Chiếm 1/5 tổng số người Hàn Quốc kết hôn với người nước ngoài, đứng thứ hai sau Trung Quốc. Xu hướng của việc kết hôn trên hiện nay thay đổi theo chiều hướng, nếu như trước đây chủ yếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam, thì nay chủ yếu được đăng ký tại Hàn Quốc. Theo số liệu của Bộ Tư Pháp Việt Nam, thì có đến hơn 90% trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc được đăng ký tại Hàn Quốc. Sở dĩ có sự thay đổi này vì ở Hàn Quốc việc đăng ký kết hôn đơn giản, chỉ cần gửi hồ sơ của cô gái muốn kết hôn sang phía Hàn quốc để người chồng tương lai đăng ký vào sổ hộ tịch mà không phải sang Hàn Quốc làm thủ tục đăng ký kết hôn. Ở Việt Nam, khi đăng ký kết hôn, yêu cầu phải có mặt của hai người nam và nữ. Để tiến hành giải quyết đăng ký kết hôn, các bên phải trải qua vòng phỏng vấn (việc phỏng vấn là bắt buộc). Thông qua phỏng vấn, cán bộ hộ tịch sẽ xác định nam nữ có thực sự tự nguyện kết hôn với nhau không; họ kết hôn với nhau xuất phát từ tình cảm hay vì mục đích vụ lợi. Nếu xác định họ kết hôn với nhau là tự nguyện và không vì mục đích vụ lợi, mới xem xét để đăng ký kết hôn.

 

Phụ nữ Việt Nam trong các trường hợp kết hôn này tập trung chủ yếu ở khu vực miền tây nam bộ, có trình độ học vấn rất thấp, chủ yếu học trung học cơ sở, tiểu học(90% tốt nghiệp đến cấp 2), do vậy khả năng biết và giao tiếp bằng tiếng nước ngoài rất hạn chế. Về phía nam Hàn Quốc, theo chúng tôi biết được, học vấn cũng rất hạn chế, có thu nhập thấp, chủ yếu là làm nông nghiệp và họ thường là những người khó kiếm vợ là phụ nữ Hàn Quốc, vì phụ nữ ở nông thôn có xu hướng ra thành phố và thường đặt ra tiêu chuẩn khắt khe đối với người chồng tương lai của mình. Độ tuổi kết hôn của các cô gái Việt thường từ 18 đến 30, phần lớn là nông thôn, đời sống kinh tế khó khăn. Chênh lệch tuổi giữa cô dâu Việt và chú rể Hàn thường từ 10 đến 20 tuổi.

 

Lý do chủ yếu được đưa ra để lý giải cho các trường hợp kết hôn như thế này, đó là vì kinh tế. Kết hôn với người nước ngoài nhằm mong muốn được đổi đời, để có cuộc sống giàu sang, không phải vất vả nắng mưa trên đồng ruộng. Đây không những là suy nghĩ của các phụ nữ muốn kết hôn, mà ngay cả chính bố mẹ và người thân của họ cũng có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên thực tế không như mong đợi. Mỗi trường hợp kết hôn thông qua môi giới, chú rể tương lai bỏ ra khoảng 14.000 đến 17.000usd cho việc chọn vợ, kết hôn, nhưng hơn 1⁄2 số tiền này rơi vào các công ty môi giới, cò hôn nhân, còn gia đình cô dâu chỉ nhận chưa đến 1000usd (theo tôi biết, ở Hàn Quốc có khoảng 1.500 công ty môi giới hôn nhân, họ sang Việt Nam trực tiếp tìm kiếm các cô gái Việt).Nhu cầu tìm kiếm vợ ở Việt Nam của người nước ngoài cũng góp phần làm tăng nhanh số lựơng kết hôn quốc tế ở Việt Nam Những vấn đề khó khăn mà các cô dâu Việt phải đối mặt khi quyết định kết hôn với người nước ngoài. Theo các thống kê cho thấy, trình độ học vấn của các cô dâu Việt rất thấp, công việc chủ yếu là làm nông nghiệp, do vậy khi kết hôn, khả năng giao tiếp với nhau rất hạn chế, đây là rào cản không nhỏ trong việc xây dựng gia đình.

 

Kết hôn chủ yếu thông qua môi giới, nhiều trường hợp chỉ biết nhau qua hình ảnh, vì thế họ chưa thực sự hiểu biết về nhau, để thông cảm, chia sẽ với nhau trong đời sống gia đình. Sau khi kết hôn, luật pháp thừa nhận họ là vợ chồng, nhưng thực sự họ như là những người xa lạ của nhau. Để chung sống tốt đẹp được với nhau, một vấn đề nữa cũng rất cần quan tâm, đó là phong tục tập quán của nhau, nhưng thường cô dâu, chú rể mù tịt về vấn đề này. Đây là vấn đề khó khăn để cô dâu có thể hoà nhập tốt vào gia đình nhà chồng. Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, khoảng 60% số phụ nữ Việt kết hôn với nam Hàn Quốc có cuộc sống hạnh phúc, tuy nhiên, phía Hàn Quốc đưa ra con số là 50% mà thôi, còn lại là những người có cuộc sống khhông ổn định, gặp khó khăn về kinh tế, bị chồng hất hủi, đánh đập(có khoảng 14% số cô dâu việt thường xuyên bị chồng hành hạ). Như vậy, vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với nam Hàn Quốc là vấn đề cần thiết phải có sự quan tâm, can thiệp từ nhà nước, từ xã hội. Chúng ta cần có những cuộc hôn nhân lành mạnh, như vậy mới có thể xây dựng được những gia đình hạnh phúc, điều đó mới đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội – vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt, thì xã hội mới tốt. Cần loại bỏ những cuộc hôn nhân không lành mạnh.

 

Để làm được những việc đó, cần thực hiện các giải pháp sau Thứ nhất: Chính phủ Việt Nam và chính phủ Hàn Quốc cần có sự phối hơp, thông tin, đặc biệt là sớm ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, pháp lý về hôn nhân gia đình.

 

Thứ hai: Về phía Việt Nam, cần qui định chặt chẻ hơn về điều kiện kết hôn với người nước ngoài, theo đó nên qui định rõ về chênh lệch độ tuổi giữa cô dâu và chú rể; biết và giao tiếp được bằng một ngoại ngữ nên xem là một điều kiện bắt buộc; và trước khi kết hôn, cần bắt buộc các cô dâu tương lai phải trải qua một khoá học về Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam và Hàn quốc, văn hoá, phong tục, tập quán cũng như cách chăm sóc gia đình ở Hàn Quốc. Thứ ba: Cần hỗ trợ cho các cô dâu và chú rể tương lai thông tin kịp thời, chính xác về nhau: như tuổi, trình độ, nghề nghiệp, tình hình tài chính…tránh tình trạng kết hôn rồi, nhưng lại không biết gì về nhau, nhiều trường hợp kết hôn xong, mới nhận thấy mình bị lừa, tìm cách bỏ trốn (thông tin chú rể 30 tuổi, nhưng sự thực là 40, 50 tuổi, làm kỹ sư, nhưng sự thật là làm nông nghiệp),… Thứ bốn: Cần có chính sách thích hợp trong việc giải quyết việc làm cho người dân. Taọ việc làm, nâng cao trình độ nhận thức của người dân, điều này góp phần hạn chế các trường hợp kết hôn chỉ vì tiền, kết hôn thông qua môi giới.

 

Thứ năm: Nhà nước cần có các biện pháp quản lý, xử lý đối với các trường hợp môi giới hôn nhân. Hiện nay nhà nước Việt Nam nghiêm cấm môi giới hôn nhân vì mục đích lợi nhuận, nhưng thực tế hoạt động môi giới diễn ra ngày càng nhiều, đa số các trường hợp kết hôn với người nước ngoài thông qua môi giới. Theo tôi, nên thừa nhận hoạt động môi giới, không nên cấm đoán, trên cơ sở đó có những qui định hợp lý, để quản lý, nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp, theo chiều hướng mà nhà nước hướng đến. Thứ sáu: Cần có thông tin, tuyên truyền hiệu quả, chính xác giúp cho các cô dâu tương lai biết được khó khăn, thử thách khi làm dâu ở nước ngoài, để họ có ý thức một cách đúng đắn việc kết hôn của mình.

2 thoughts on “Thực trạng kết hôn quốc tế và giải pháp

  1. Nguyễn thị thu hà viết:

    Em muốn hỏi là co dâu Việt nam kết hon với người Hàn quốc có quy định gì về tuổi tác ko ạ ?

  2. phương viết:

    Chị ơi cho em xin số đt của công ty môi giới hôn nhân bên hàn được không chị? Nếu công ty ở soul thì càng tốt ạ.cảm ơn chị nhiều.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).